Rất nhiều mẹ sau sinh bị ám ảnh bởi nỗi lo thiếu sữa và luôn thắc mắc: Những món ăn lợi sữa tốt cho mẹ? Sau sinh nên ăn gì lợi sữa? Dưới đây là top 10 món ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh không thể bỏ qua.
Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng sữa của mẹ sau sinh
Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ ảnh hưởng tới chất lượng sữa
Cũng giống như khi mang thai, sau khi sinh các bà mẹ nên duy trì chế độ ăn uống hoàn hảo vì chất lượng sữa của mẹ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
Nếu các bà mẹ ăn uống thất thường sẽ gây tổn thương tỳ vị, nhiệt tích lại nhũ hoa, gây sưng đau vú, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiết sữa. Ngoài ra, khi ăn đồ ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ bị tích nhiệt làm dày phần da vú, làm sữa khó lưu thông.
Dinh dưỡng của mẹ quá kém có thể dẫn tới lượng sữa và lượng chất béo trong sữa cũng ít hơn người có dinh dưỡng đầy đủ.
Thuốc là một yếu tố gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ
Việc dùng thuốc khi cho con bú cũng rất cần phải cẩn trọng, tránh những ảnh hưởng xấu đến dinh dưỡng nguồn sữa mẹ. Các minh chứng cũng đã chỉ ra rằng, trong khi cho con bú, vì điều kiện sức khỏe bạn vẫn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn để trị bệnh.
Thuốc kháng sinh gây mất sữa mẹ
Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc lựa chọn loại thuốc, để hạn chế tới mức thấp nhất những nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt đến bé yêu.
Tinh thần của bà mẹ rất quan trọng
Nếu bà mẹ bị stress, lo lắng, thiếu niềm tin thì sẽ hạn chế hoạt động của phản xạ tống sữa mặc dù sữa vẫn có trong vú. Một số các thí nghiệm cho thấy rằng nếu bà mẹ tin rằng sữa mình không đủ cho bú thì các mạch sữa cũng bị tắc lại cho dù lượng sữa trong vú vẫn dồi dào. Vì vậy hãy tránh xa những phản ứng quá mức của tâm lý để cơ thể được điều hòa bình thường.
Yếu tố nước ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ
Nhiều bà mẹ thường quan niệm rằng việc uống nhiều nước sẽ có tác dụng làm tăng lượng sữa. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn đúng, tuy nhiên bạn vẫn nên uống đủ lượng nước cần thiết để tránh hiện tượng khử nước trong cơ thể. Bạn hãy uống nước bất cứ khi nào bạn cảm thấy khát, ngoài nước lọc bạn cũng có thể uống thêm sữa, nước ép trái cây.
Cafein không tốt cho chất lượng sữa
Cafein luôn được xem là loại đồ uống không có lợi cho sức khỏe. Và đối với phụ nữ sau khi sinh cũng không phải là một ngoại lệ, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thu nạp một lượng lớn cafein (nhiều hơn 3 cốc mỗi ngày) có thể chính là “thủ phạm” khiến cho trẻ trở nên cáu bẳn và khó ngủ.
Thực phẩm gây dị ứng với cơ thể mẹ
Đôi khi việc thu nạp thực phẩm của mẹ chính là nguyên nhân gây nên dị ứng ở trẻ bú mẹ. Các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như những đồ ăn có chứa nhiều loại gia vị, hải sản hay các loại thực phẩm chế biến từ bơ sữa. Khi bị dị ứng bé thường có những biểu hiện như tiêu chảy, mẩn ngứa, đầy hơi, da khô. Trong trường hợp này bạn cần kiểm tra lại những loại thực phẩm đã ăn để tìm ra nguyên nhân.
Thuốc lá cần tuyệt đối tránh khi cho con bú
Trong giai đoạn mang thai cũng như sau khi sinh bạn nên từ bỏ và tránh xa thuốc lá bởi trong thuốc lá có chứa chất nicotine, gây nên những tác động tiêu cực đến việc sản sinh ra lượng sữa mẹ. Nguy hiểm hơn việc hút thuốc hay là “nạn nhân” (người hít phải khói thuốc lá) của thuốc lá sẽ khiến bé mắc phải những căn bệnh liên quan đến hô hấp mãn tính hay gây nhiễm trùng tai.
Rượu ảnh hưởng xấu tới chất lượng sữa
Uống rượu sẽ khiến các cơ vận động của trẻ chậm phát triển, là nguyên nhân làm cho bé khó tăng cân. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng nếu bạn thật sự không thể bỏ được rượu, thì mỗi ngày bạn chỉ nên hạn chế sử dụng 1 ly nhỏ và cần đặc biệt lưu ý không cho bé bú sau 2 giờ bạn uống rượu. Nhưng tốt nhất, bạn nên bỏ rượu trong thời kỳ cho con bú vì nó ảnh hướng rất nhiều tới chất lượng sữa và tác động lên cả con bạn.
Gia vị nặng mùi mẹ cần phải tránh
Vì sữa mẹ chịu ảnh hưởng mùi từ các thực phẩm mà mẹ tiêu thụ cho nên mẹ tránh ăn các món ăn các loại gia vị nặng mùi như hành,tỏi… Mùi của sữa thay đổi có thể khiến bé không muốn bú.
Những dưỡng chất cần cung cấp giúp lợi sữa cho sản phụ sau sinh
Nếu mẹ quan tâm đến chất lượng sữa mẹ thì cần nắm rõ các chất: chất béo, protein, carbohydrate, chất kích thích miễn dịch, vitamin và khoáng chất, men và hormone được cho là 6 thành phần chính của sữa mẹ.
Chất béo
Chất béo là thành phần quan trọng và chủ yếu nhất của sữa mẹ. Chất béo trong sữa mẹ giàu các thành phần omega-3, DHA, AA giúp trẻ phát triển trí não toàn diện. Trong chất béo này cũng chứa men tiêu hóa mỡ lipase giúp tiêu hóa dễ hơn, hạn chế đầy hơi, chướng bụng.
Đặc biệt, hàm lượng trong sữa mẹ có thể tự điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ. Trong sữa đầu, để giúp trẻ giải tỏa cơn khát, sữa mẹ đa phần là nước và chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo. Càng về sữa cuối hàm lượng chất béo càng tăng để cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ. Trẻ càng lớn thì hàm lượng chất béo trong sữa mẹ càng giảm.
Protein
Ngoài chất béo thì một thành phần sữa mẹ không thể bỏ qua nữa chính là protein. Protein trong sữa mẹ tồn tại ở dạng huyết thanh rất mềm mại, dễ hấp thu, dễ tiêu hóa và rất giàu yếu tố tăng trưởng, giúp trẻ phát triển trí não và thể chất toàn diện.
Trong protein này cũng chứa lysozyme có công dụng kháng khuẩn, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường. Ngoài ra, protein gây buồn ngủ trong sữa mẹ cũng là lý do khiến trẻ ngủ quên trong và sau khi bú.
Cacbohydrat
Lactose và Oligosaccharide được coi là 2 cacbohydrat quan trọng và chủ yếu nhất của sữa mẹ. Vai trò chính của chúng là hỗ trợ sự phát triển của não bộ, đồng thời giúp trẻ có được một hệ đường ruột khỏe mạnh, tiêu hóa và hấp thu tốt.
Thành phần kích thích miễn dịch
Thành phần sữa mẹ này là yếu tố chính giúp trẻ khỏe mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
Mỗi cữ bú có thể giúp bé có được hàng triệu bạch cầu sống từ sữa mẹ và các globin miễn dịch. Khi bé bị các vi trùng hay vi khuẩn tấn công, các chất này sẽ đóng vai trò như một chiếc khiên chống lại chúng, bảo vệ trẻ lớn lên khỏe mạnh.
Vitamin và khoáng chất
Sữa mẹ nhiều sắt, canxi và selen, tất cả đều dễ hấp thu. Chúng không chỉ cho trẻ một bộ xương và răng chắc khỏe, một hệ miễn dịch khỏe mạnh mà còn hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển trí não.
Men và hormone
Bao gồm men tiêu hóa lipase, amylase, hormone prolactin, thyroid, oxytocin có vai trò tăng sức khỏe của đường ruột, cân bằng sinh hóa.
Các loại men và hormone này có ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ, khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn uống chúng sẽ thay đổi theo, việc này giúp bé dần dần làm quen với những thực phẩm khác nhau trong cuộc sống.
Top 10 món ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh và cách chế biến
Móng giò hầm đu đủ
Chân giò có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho các mẹ sau sinh. Nhờ lượng chất dinh dưỡng dồi dào bao gồm chất béo, chất đạm, Canxi, Sắt, Photpho, Vitamin A, B,… Kết hợp móng giò hầm đu đủ lợi sữa giúp làm giảm lượng chất béo trong chân giò tạo ra món ăn ngon miệng và giàu dưỡng chất.
Chân giò hầm đu đủ là thức ăn giúp lợi sữa
Chuẩn bị:
- 2 chân giò
- 1 quả đu đủ xanh
- 3 nhánh hành
- 1 thìa canh bột canh
- 1/2 thìa cà phê tiêu xay
- 1 thìa nước tương
Cách nấu:
- Cạo sạch chân giò, rửa rồi cho vào nồi luộc trong 1 phút, lóc hết da cho đỡ béo. Chặt làm 3 đoạn rồi ướp chút bột canh. Đu đủ nạo vỏ, cắt khúc rồi mới rửa để bớt nhựa.
- Cho xướng vào nồi, xào qua cho thấm đậm vị bột canh sau 2 phút thì cho nước vào đun sôi, khi đó mới cho đu đủ vào.
- Đu đủ xanh có tác dụng làm cho xương hoặc thịt nhanh mềm nên chỉ cần đun trong 20p là có xương bở, đu đủ mềm, nêm hết các gia vị khi cho đu đủ vào nhé. Nhớ vớt bọt và sau đó nhỏ lửa, đó là nguyên tắc.
- Cho hành và rau mùi khi ăn. Món này rất tốt cho các mẹ đang cho con bú, tạo sữa rất tốt. Các mẹ hãy cố mà ăn vì tương lai con em chúng ta!
Canh rau ngót thịt bò
Rau ngót có vị ngọt thanh, có khả năng giải độc, lợi tiểu, là món ăn tốt dành cho tất cả mọi người. Riêng với mẹ sau sinh, ăn canh rau ngót còn giúp mẹ tăng lượng sữa cho con bú. Thịt bò giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt chứa hàm lượng sắt cao. Đây là nguồn cung cấp sắt, bổ máu cho mẹ sau sinh tuyệt vời.
Canh rau ngót thịt bò thức ăn lợi sữa mẹ
Chuẩn bị:
- 200g thịt bò
- 1 mớ rau ngót
- Tỏi, gia vị
Cách nấu:
- Thịt bò mua về rửa sạch rồi thái lát mỏng. Ướp thịt bò với ít ít gia vị và xíu dầu ăn, hành tím.
- Rau ngót nhặt kĩ, rửa sạch, rồi đem vò sơ.
- Đun nồi nóng cho tỏi băm vào phi thơm, cho thịt bò vào xào sơ qua vài lượt. Cho nước dùng vào đun sôi. Nước sôi cho rau ngót vào. Nêm gia vị cho vừa ăn. Nồi canh vừa sôi lại, tắt bếp.
Chân giò hầm lạc (móng heo)
Ăn gì lợi sữa ? Món chân giò hầm lạc tuy đơn giản nhưng sẽ đem lại cảm giác vô cùng thú vị. Hơn nữa đây là món ăn rất bổ dưỡng với các mẹ đang cho con bú vì theo kinh nghiệm dân gian, chân giò hầm lạc rất lợi sữa.
chân giò hầm đậu phộng thức ăn lợi sữa cho bà đẻ
Chuẩn bị:
- Chân giò : 1 cái (500 gr)
- Lạc : 100 gr
- Hành hoa
- Rau mùi
Sơ chế:
- Chân giò rửa sạch, đem hơ qua lửa cho cháy hết những chiếc lông còn sót (không hơ cho sém vàng, mà chỉ cần hơi se mặt là được).
- Rửa sạch 1 lần nữa, đem bóp với muối và nước cốt chanh để móng giò sạch và đỡ hôi.
- Rửa lại lần nữa rồi chặt móng heo thành những miếng nhỏ vừa ăn, ướp móng heo với một ít hạt nêm, gia vị.
- Lạc đem rửa sạch, cho vào nồi luộc qua cho ra bớt nước chát, sau đó gạn bỏ nước luộc.
Cách nấu:
- Móng giò đem xào săn với một ít nước mắm, sau đó đổ nước ngập mặt móng giò.
- Cho lạc vào nồi đun cho đến khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ.
- Để ninh liu riu cho lạc và móng giò chín nhừ.
- Khi móng giò và lạc đã chín nhừ thì rắc thêm rau mùi, hành hoa thái nhỏ vào.
- Nêm nếm thêm hạt nêm, gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp. Cho móng giò hầm lạc ra bát rồi ăn nóng nhé!
Cháo cá chép
Cá chép có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như cá chép om dưa chua, cá chép hấp dưa, cháo cá chép. Nhưng có một món ăn rất ngon và lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh đó là cháo cá chép
Thịt cá chép chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, protid, lipid, canxi, sắt, photpho, acid amin và các vitamin nhóm B nên chúng rất tốt cho các mẹ sau sinh, giúp các mẹ sau sinh thông sữa, kích thích khả năng tiết sữa, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Cháo cá chép món ăn lợi sữa không thể bỏ qua
Chuẩn bị:
- Cá chép 1 con
- Gạo nếp
- Hành, rau răm
- Gia vị
Cách nấu:
- Rau răm, hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
- Cá mua về làm sạch, cho vào nồi nước luộc chín rồi vớt ra.
- Cho vào nồi nước luộc cá 1 ít muối và nửa bát gạo nếp, nửa bát gạo tẻ để hầm cháo.
- Trong khi hầm cháo thì gỡ xương cá ra lấy nguyên phần thịt cá, phi thơm hành mỡ cho phần thịt cá vào xào đều cùng với 1 ít bột canh và hạt tiêu đến khi cá săn lại, ngấm gia vị thì tắt bếp.
- Múc cháo ra tô, cho phần thịt cá đã xào ở trên vào cùng hành lá và rau răm, rắc chút tiêu và nêm nếm lại vừa ăn là được.
Cháo đậu xanh nấu thịt lợn nạc
Cháo đậu xanh nấu thịt lợn nạc là món ăn phổ biến trong dân gian để bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ bầu sau sinh. Trong thịt lợn nạc giàu đạm, protein nên rất tốt cho sức khỏe của thai phụ mới sinh, còn đậu xanh cũng có tác dụng tương tự đậu đỏ trong việc bổ sung phytoestrogen giúp tăng cường sự phát triển tuyến vú và kích thích tiết sữa.
Cháo đậu xanh lợi sữa cho mẹ bầu
Chuẩn bị:
- Gạo nếp: 100 gram
- Gạo tẻ: 30 gram
- Đậu xanh: 50 gram
- Xương ống hoặc xương non: 200 gram
- Thịt lợn nạc: 100 gram
- Hành lá, tía tô, giá đỗ, hành khô
- Gia vị: Dầu ăn, tiêu bột, nước mắm
Sơ chế:
- Trộn đều gạo tẻ và gạo nếp rồi đem vo sạch, sau đó cho vào rổ để ráo nước. Ngâm gạo khoảng 30 phút cho gạo nở ra.
- Đậu xanh bạn đem ngâm khoảng 1 tiếng rồi đãi sạch và vớt ra rổ để ráo nước.
- Xương ống bạn rửa sạch, tiếp đến cho vào nồi luộc sơ qua để loại bỏ mùi hôi và bụi bẩn.
- Rửa sạch xương một lần nữa rồi chặt thành từng khúc vừa ăn.
- Cho xương vào chảo, thêm dầu ăn cùng chút gia vị vào xào sơ qua
- Hành lá và tía tô bạn nhặt, rửa sạch rồi băm nhỏ.
Cách nấu:
- Đổ nước vào nồi xương, rồi đun sôi.
- Khi nước sôi, bạn cho gạo và đậu xanh vào rồi hạ nhỏ lửa. Bạn nhớ vớt hết bọt trong khi đun nhé.
- Trong khi chờ cháo chín, bạn đem thịt heo đi rửa sạch, sau đó, băm nhuyễn và ướp cùng nước mắm, hạt nêm tầm 30 phút.
- Bóc vỏ hành khô rồi băm nhỏ, cho vào chảo, thêm dầu ăn rồi đặt lên bếp phi thơm.
- Cho tiếp thịt băm đã ướp vào xào cho thịt săn lại, thêm chút tiêu rồi tắt bếp.
- Khi cháo chín mềm thì bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra tô, thêm thịt, tía tô, hành lá lên trên rồi thưởng thức.
Canh đu đủ xanh nấu sườn non
Ăn gì lợi sữa ? các bà đẻ nên ăn canh sường non nấu đu đủ. Theo dân gian, đu đủ là một món ăn lợi sữa, thường dùng trong trường hợp sản phụ sau sinh giảm tiết sữa. Đu đủ cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin, do đó, phụ nữ sau sinh ăn đu đủ sẽ hấp thụ vitamin vào sữa khiến nguồn sữa mẹ mát hơn, khi trẻ bú vào cơ thể sẽ dễ hấp thu các kháng thể và dưỡng chất hơn. Món canh sườn đu đủ dưới đây vừa dễ ăn lại vừa không kém phần lợi sữa.
Canh sườn đu đủ món ăn giúp mẹ lợi sữa
Chuẩn bị:
- 3 dẻ sườn non
- 1 quả đu đủ xanh
- Hành lá, rau mùi
- Gia vị: hành khô, gừng, hạt nêm, bột canh.
Cách nấu:
- Sườn non chặt miếng vừa ăn, rửa sạch với nước có pha chút muối, sau đó chần sơ qua nước sôi.
- Hành khô bóc vỏ, đập dập, phi thơm, sau đó cho sườn vào đảo đều cho săn lại, nêm với chút bột canh.
- Tiếp tục cho nước lọc vào nồi nấu sườn, thêm một nhánh gừng và đun sôi.
- Sau khi nước sôi, nên đun với lửa nhỏ liu riu ít nhất 25 phút thì sườn mới mềm, dùng thìa lớn vớt hết lớp bọt bên trên để nước canh được trong hơn.
- Đu đủ xanh gọt vỏ, dùng dao cạo hết phần hạt li ti phía bên trong, rửa sạch, thái miếng vừa ăn (dày khoảng 2cm), hoặc có thể tỉa thành những hình thù đẹp mắt.
- Sau khi đã đun sườn chín mềm, cho đu đủ vào đun cùng thêm chừng 5 – 7 phút cho đến khi đu đủ chín mềm.
- Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ. Khi đu đủ chín thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho hành lá, rau mùi vào rồi tắt bếp, múc canh ra bát.
Thịt bò hầm cà chua
Trong thịt bò có chứa vitamin B12, giàu chất đạm, bổ sung dưỡng chất giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh cũng như tác động đến cơ thể làm tăng tiết sữa. Trong khi đó, cà chua giàu vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch của mẹ sau sinh. Canh thịt bò nấu với cà chua giúp các mẹ bổ máu, tốt cho bà mẹ mất nhiều máu sau sinh. Ngoài ra, món ăn này cũng giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn trong những tháng đầu đời.
Canh thịt bò cà chua món ăn giúp mẹ nhiều sữa
Chuẩn bị:
- 2 quả cà chua cùng 200g thịt bò tươi
- Hành tây, và các gia vị tẩm ướp như gừng, hạt tiêu, muối, hạt nêm,…
Cách nấu:
- Thịt bò rửa sạch, tháu lát vừa ăn.
- Cà chua rửa sạch, bổ cau.
- Xào cà chua, hành tây, thịt bò sau đó thêm nước vừa đủ, đun với lửa vừa.
- Trong quá trình đun cần hớt bớt bọt để nước trong hơn.
- Khi thịt gần chín, nêm nếm gia vị và đủ rồi tắt bếp.
Thịt dê hầm đương quy
Theo nghiên cứu khoa học, thịt dê chứa 20,7% protid; 4,3% lipid; 11mg calci; 129mg phospho; 2mg sắt; có vitamin B1, B2, PP và cung cấp 125 calo/100gr thịt.
Ăn gì lợi sữa – Thịt dê hầm đương quy là món ăn tăng tiết sữa nổi tiếng dành cho bà mẹ sau sinh. Bởi thịt dê là thực phẩm giàu chất đạm, ít chất béo lại cung cấp chất sắt dưới dạng Hem nên rất dễ hấp thu cho nhưng người thiếu máu, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh.
Vì thế, để cơ thể phục hồi nhanh chóng sau sinh, tăng tiết sữa, các bà đẻ nên bổ sung ngay thịt dê hầm đương quy vào thực đơn sau sinh của mình nhé.
Thịt dê hầm đương quy món ăn lợi sữa
Chuẩn bị:
- 100 gram đương quy
- 200 gram thịt dê
- Gừng tươi 5 lát
- Hành hoa 3 nhánh
Cách nấu:
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, thêm nước xâm xấp và ninh nhỏ lửa
- Đun cho tới khi thịt dê chín nhừ thì bắt đầu nêm nếm gia vị cho vừa miêng.
Mỗi ngày mẹ nên ăn món này 4-5 lần, kết hợp uống nước hầm rất tốt cho những sản phụ sau sinh mất máu, suy kiệt, kém ăn, cơ thể gầy yếu, ít sữa. Tuy nhiên, lưu ý với mẹ táo bón không nên dùng.
Xôi nếp
Gạo nếp là một trong các loại ngũ cốc cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể. Ngoài ra, sau khi sinh người mẹ mất nhiều máu nên cần được bù đắp các chất dinh dưỡng để hồi phục sức khoẻ và tạo sữa nuôi con. Chất amilopectin (thành phần tạo độ dẻo của cơm nếp) lại no lâu, làm cho người mẹ tiết sữa đều đặn hơn.
Xôi nếp là món ăn lợi sữa sau sinh
Chuẩn bị:
- Gạo nếp
- Ruốc / sườn nướng / chim quay…
Cách nấu:
- Ngâm gạo từ 5 đến 8 giờ
- Cho nước lạnh vào 1/3 nồi. Không đổ quá nhiều vì phần xôi bên dưới có thể sẽ bị nhão. Sau đó nhấc nồi lên bếp rồi đun sôi. Thêm một vài lá dứa vào để xôi có mùi thơm.
- Trong lúc chờ đợi nước sôi hãy dùng tay bốc từng nắm gạo nếp và rải nhẹ nhàng theo lớp vào xửng hấp. Làm lần lượt như vậy cho đến khi nào hết gạo nếp.
- Bạn không nên cho quá nhiều gạo nếp so với dung tích cho phép của nồi hấp. Cũng không nên nén gạo nếp quá chặt làm bịt hết các lỗ để thông hơi. Làm vậy sẽ khiến cho phần xôi bên dưới bị nhão, phần trên lại bị khô vì không nhận được hơi.
- Xoáy 5 lỗ sâu xuống lớp gạo nếp. Đó là cách giúp hơi nước trong nồi có thể tỏa đều mọi nơi, đảm bảo hạt gạo nếu có thể chín đều.
- Bạn hãy đợi nồi nước sôi xong mới nhấc xửng hấp đặt lên nồi. Sau đó hạ lửa nhỏ vừa, đậy vung lại và cho chiếc khăn ẩm lên trên vung để giữ ẩm.
- Cứ khoảng 10 phút là bạn lại dùng đũa xới đều gạo nếp để tất cả chín đều hơn. Thời gian hông nếp tầm khoảng 35 đến 45 phút là gạo nếu sẽ chín và chuyển thành xôi. Món xôi muốn đạt chuẩn thì phải có hạt nếp nở căng tròn, bóng như bôi mỡ, dẻo vừa phải, dậy mùi thơm quyến rũ.
- Ăn kèm ruốc, sườn nướng, chim quay… sẽ ngon và dễ ăn hơn
Canh rong biển nấu đậu hũ
Công dụng của rong biển đối với phụ nữ sau sinh đã được Hàn Quốc khai thác và sử dụng từ nhiều thập kỷ qua. Hiện nay, việc bổ sung rong biển cho phụ nữ sau sinh đã dần phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Rong biển được biết đến là thực phẩm giúp mẹ sau sinh đặc biệt lợi sữa, giúp sữa mau về sau khi sinh. Hàm lượng canxi, vitamin A, B2, C, E trong rong biển cao gấp nhiều lần so với các loại rau quả khác.
Canh rong biển nấu đậu hủ non thức ăn lợi sữa cho sản phụ
Chuẩn bị:
- 30g rong biển khô dạng sợi (chú ý không mua loại cán ra dùng để cuốn kimbap).
- 100 gam đậu phụ non (bạn có thể mua đậu phụ non trong siêu thị hoặc thay thế bằng đậu phụ thường nhưng ăn không béo và ngon bằng đậu phụ non).
- 100 gam nấm thủy tiên hoặc nấm kim châm.
- Nước tương, xì dầu, cà rốt, gừng tươi
Cách nấu:
- Ngâm rong biển trong nước lạnh tầm 30 phút cho nở, sau đó rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn.
- Đậu hũ xắt miếng nhỏ vừa ăn, có thể xắt thành hình chữ nhật hoặc hình vuông tùy ý.
- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, tỉa hoa hoặc thái miếng mỏng.
- Gừng tươi thải mỏng hình sợi, nấm bỏ gốc tách miếng ngâm trong nước sạch tầm 10 phút thì vớt ra để ráo.
- Cho nước vào nồi, khi sôi bỏ rong biển vào, khuấy đều, đun sôi trở lại tầm 5 phút rồi cho thêm nấm và cà rốt vào, cho tiếp đậu hũ và gừng vào sau cùng.
- Nêm thêm xì dầu, hạt nêm cho vừa khẩu vị đun sôi lại là được, bắc ra ăn nóng.
Những thực phẩm nên kiêng cho mẹ sau sinh
Bạn không nên chỉ tập trung vào những thực phẩm cho mẹ sau sinh mà bỏ qua những món mình nên kiêng để có cái nhìn toàn diện hơn về việc bà đẻ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì.
Tỏi
Tỏi là gia vị ưa thích của nhiều người lớn nhưng mùi vị hăng nồng của tỏi không dễ chịu với bé nên đây vẫn là món bạn nên tránh trong thực đơn cho phụ nữ sau sinh. Nếu bạn ăn nhiều tỏi, sữa mẹ có thể cũng bị ảnh hưởng bởi mùi vị quá nồng này và trẻ sẽ lười bú hơn.
Cà phê
Cà phê giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và nhiều năng lượng hơn nhưng lại có thể gây ảnh hưởng không tốt lên giấc ngủ của bé. Caffeine trong cà phê có thể khiến bé mất ngủ và khó chịu đấy.
Chocolate
Chocolate cũng chứa caffeine nên sẽ có ảnh hưởng tương tự như cà phê lên giấc ngủ của bé. Nếu bé có dấu hiệu mất ngủ và quấy khóc khi bạn ăn chocolate thì bạn hãy tạm ngưng món này một thời gian.
Rượu bia
Những đồ uống có cồn như rượu bia có thể ảnh hưởng tới quá trình cho con bú. Do đó, nó luôn nằm ngoài danh sách thực phẩm cho mẹ sau sinh. Cồn có thể khiến bé thiếu tỉnh táo, mệt mỏi và tăng cân bất thường. Hơn nữa, rượu bia cũng có thể làm giảm đáng kể lượng sữa của bạn.
Kiêng uống rượu bia sau sinh
Đậu phộng
Đậu phộng là thực phẩm rất dễ gây các phản ứng dị ứng và những phản ứng này thường rất nghiêm trọng như nổi mề đay, khó thở, tiêu chảy… Vậy nên bạn hãy cẩn thận tránh những món có đậu phộng khi đang trong thời gian cho con bú để phòng trường hợp bé bị dị ứng đậu phộng nhé.
Đồ ăn cay
Ăn quá cay không hề tốt cho sức khỏe, ngay cả khi bạn chưa có con và không quan tâm sau sinh nên ăn gì và kiêng gì. Ăn thực phẩm cay không những có thể kích ứng hệ tiêu hóa của bạn mà còn có thể gây tác động xấu đến ruột và chất lượng máu của bé.
Dầu mỡ
Khi mới sinh và đang cho con bú, bạn nên tránh xa những món ăn nhiều dầu mỡ vì những món này sẽ khiến bạn bị tích mỡ xấu. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng của bạn mà còn tác động không tốt lên chất lượng sữa. Bạn hãy cố gắng ưu tiên những món luộc và tránh những món chiên xào nhé.
Các thông tin trên đây ít nhiều giúp mẹ sau sinh có thêm nhiều kiến thức hơn về chế độ ăn lợi sữa. Hãy áp dụng thử ngay mẹ nhé.