CETECH- TỔNG QUAN HỆ THỐNG MEP TRONG PHẦN MỀM REVIT – Cetechjsc.vn

Công ty tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ- Cetech nắm bắt được xu hướng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, Cetech nghiên cứu và đưa ứng dụng phần mềm Revit vào thiết kế hệ thống cơ điện. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong thiết kế hệ thống cơ điện Cetech sử dụng phần mềm Revit mep trong thiết kế giúp chủ đầu tư kiểm soát những “xung đột”, tăng tính thẩm mỹ và dự trù chính xác khối lượng trong quá trình thi công công trình. Trong lĩnh vực xây dựng, phần MEP đóng vai trò quan trọng, nhà máy bởi phần điện chiếm 45-65% khối lượng công trình, có những nơi lên đến 75 – 80%. Để hiểu rõ hơn nữa về MEP, tầm quan trọng của MEP trong xây dựng công trình, bạn hãy tham khảo tổng quan hệ thống cơ điện nước (MEP) trong phần mềm Revit sau đây nhé. 

Revit Mep là gì?

– Phần mềm  Revit MEP dành cho việc lập mô hình thông tin xây dựng là một thiết kế và hệ thống dẫn chứng bằng tài liệu hổ trợ thiết kế, những bản vẽ và những bản liệt kê (schedules) theo yêu cầu dự án xây dựng.

– Hiện nay, việc áp dụng tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình kĩ thuật số cho công việc thiết kế, thi công thực hiện dự án đang ngày càng trở nên vượt trội. Từ kiến trúc, kết cấu, điện nước đều được mô hình hóa bởi phần mềm dùng mô hình BIM.

– Revit MEP là một trong những phần mềm ưu việt dành cho việc lập mô hình thông tin xây dựng. Revit hội tụ những điểm mạnh mà đúng là chỉ có máy tính mới làm được: Tất cả dữ liệu đều thống nhất ở dạng 3D theo mô hình BIM.

– Phần Mềm Revit MEP dành cho việc lập mô hình thông tin xây dựng là một thiết kế và hệ thống dẫn chứng bằng tài liệu hổ trợ thiết kế, những bản vẽ và những bản liệt kê (schedules) theo yêu cầu dự án xây dựng.

– Việc lập mô hình xây dựng ( Building Ifnormation Modeling -BIM ) phân phối thuộc tính về thiết kế dự án, phạm vi, chi tiết thiết kế thi công, và những giai đoạn thực hiện. trong mô hình Revit MEP, mỗi tờ bản vẽ, phối cảnh 2D và 3D, bản liệt kê, Revit MEP sẽ thu nhập thông tin về dự án xây dựng và sắp xếp thông tin này ngang qua tất cả các nội dung trình bầy khác của dự án.

– Khi thay đổi thông số, Revit MEP sẽ tự động sắp xếp những thay đổi dc thực hiện ở bất cứ nơi nào- trong các phối cảnh mô hình, những tờ bản vẽ, những bản liệt kê, những mặt cắt và sơ đồ.

– Revit MEP về phương thức hoạt động và giao diện giống những phần mềm Revit khác. Điểm khác nhau cơ bản đó là lĩnh vực thiết kế. Revit Building nghiêng về lĩnh vực thiết kế xây dựng cơ bản, hiệu chỉnh và bổ sung các phần tử cần thiết trong dự án, trang trí nội thất và xuất phim.

– Revit MEP thiên về những lĩnh vực mà revit còn bỏ trống nhưng không thể thiếu được trong 1 công trình xây dựng.

 

 

MEP (Mechanical and Electrical Plumbing) bao gồm 4 hạng mục:

  • Hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thông gió (hay còn được gọi tắt là HVAC)
  • Hệ thống Electrical (gồm điện nặng và điện nhẹ): hệ thống điện như dây điện, tủ điện, đèn,…
  • Hệ thống Piping: là hệ thống lưu chuyển môi chất, như hệ cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy,…

Về phần mềm Revit, người dùng có thể dùng các tệp mẫu tạo dự án sau:

  • Electrical-Default_Metric.rte  để thiết kế hệ thống điện
  • System-Default_Metric.rte để thiết kế hệ cơ, điện, nước nói chung
  • Plumbing-Default_Metric.rte để thiết kế hệ thống cấp thoát nước
  • Mechanical-Default_Metric.rte để thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió

Tổng quan hệ thống cơ điện 

1. Hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thông gió HVAC

Hệ thống HVAC bao gồm các thiết bị sau:

  • Thiết bị AHU: sử dụng để xử lý không khí công suất lớn, AHU được đặt trong phòng máy, gió nóng từ các phòng sẽ được dẫn về AHU qua hệ thống đường ống, khi đó, chúng được trao đổi nhiệt với nước lạnh trong thiết bị. Cuối cùng, gió lạnh sẽ được thổi trở lại không gian phòng. AHU có thể cung cấp gió lạnh cho nhiều tầng trong một tòa nhà.
  • Thiết bị FCU được sử dụng để làm lạnh công suất nhỏ, thiết bị này thường được lắp ngay trong phòng. Gió nóng sẽ được hút vào thiết bị và trao đổi với nước lạnh để tạo gió lạnh cho không gian phòng.

Hệ thống Chiller là hệ thống điều hòa không khí phức tạp, có sử dụng nước làm môi chất lạnh trung gian. Chiller được chia ra làm Chiller giải nhiệt gió và Chiller giải nhiệt nước.

 

 Hệ thống Chiller

Quy trình là việc của Chiller giải nhiệt gió bắt đầu khi hệ thống này được đặt trên sân thượng, tạo ra nước lạnh, sau đó nó được cung cấp tới các AHU, FCU để phân phối gió lạnh tới các không gian.

Khác với Chiller giải nhiệt gió được đặt trên sân thượng, Chiller giải nhiệt nước lại được đặt trong phòng máy kín, nước lạnh được bơm tới các AHU, FCU để phân phối gió lạnh tới các không gian.

Hệ thống VRF được đặt trên tầng mái hoặc trong phòng kỹ thuật tầng hầm, các dàn trao đổi nhiệt đặt trong các phòng điều hòa, hệ thống đường ống nước lạnh phân phối cho các dàn trao đổi nhiệt được đi trong hộp kỹ thuật và trên trần giả. Nhờ sự bố trí, sắp xếp hợp lý này mà việc lắp đặt hệ thống điều hòa trung tâm VRF không làm ảnh hưởng đến kiến trúc của công trình.

  • Điều hòa cục bộ là máy lạnh 2 cục gắn tường,  chúng thường dùng cho hộ gia đình hoặc văn phòng nhỏ.

Trong phần mềm Revit, có các định nghĩa sau: 

  • Ống gió Duct: ống có dạng hình chữ nhật, hình tròn, oval và được làm bằng vật liệu tôn kẽm, sắt, thép, nhựa…
  • Phụ kiện Duct Fitting bao gồm:
  • Elbow: giúp chuyển hướng ống gió.
  • Reducer: giúp thay đổi kích thước ống gió.
  • Transition: giúp thay đổi hình dạng ống, ví dụ từ hình chữ nhật sang hình tròn.
  • Tap, Boot: giúp tạo ống nhánh trên hệ thống ống chính.
  • Air Terminal: miệng gió, gồm
  • Diffuser: miệng gió khuếch tán.
  • Grille: miệng gió thường
  • Linear: miệng gió dài
  • Louvre: miệng gió gắn tường
  • Jetfan: hỗ trợ thổi gió
  • Thiết bị Duct Accessories được gắn thêm như lọc gió (Filter), điều chỉnh lưu lượng (Damper) như van VDC (van 1 chiều), thiết bị chống ồn (Sound Attenuator), van FD (van chống cháy lan),

2. Hệ thống cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy (hay còn được gọi là Piping)

  • Hệ thống Mechanical: đường ống dẫn gas, ống nước lạnh, nước ngưng
  • Hệ thống Plumbing: đường ống cấp và thoát nước sinh hoạt, nước mưa, ống thông hơi
  • Hệ thống Fire Fighting: đường ống chữa cháy.

Trong phần mềm Revit có các định nghĩa sau:

  • Pipe: được định nghĩa đường kính, độ dày, vật liệu, cao độ vẽ, độ dốc khi vẽ.
  • Pipe Fitting: phụ kiện nối, gồm:
  • Elbow: chuyển hướng ống, với góc chuyển là 30, 45, 60, 90 độ
  • Reducer: thay đổi kích thước ống
  • Tee: rẽ thành 2 ống nhánh
  • Pipe Accessories: thiết bị gắn trên ống, gồm: Valve, Thermal Expansion, Straner
  • Cross: rẽ thành 3 ống nhánh (thường dùng trong hệ thống Fire Fighting)
  • Pipe Connection: thiết bị kết nối ống, gồm: nối ren, hàn, khớp, mặt bích.

3. Hệ thống Electrical

  • Hệ thống phân phối: gồm tủ điện, máy biến thế, bảng điện, dây điện kết nối với ổ cắm hoặc thiết bị khác.
  • Hệ thống chiếu sáng: thiết bị đèn
  • Hệ thống điện nhẹ: mạng, điện thoại, truyền hình, báo cháy…


Trong phần mềm Revit, có các định nghĩa:

  • Electrical Equipment: gồm tủ điện, máy biến thế, bảng điện…
  • Electrical Appliances: thiết bị tiêu thụ điện, gồm máy điều hòa, quạt, bơm…
  • Electrical Devices: thiết bị như công tắc, ổ cắm, cảm biến…
  • Electrical Fixture: thiết bị đèn
  • Cable tray: máng cáp điện
  • Wire: dây dẫn

Rate this post

Viết một bình luận