Người ta không mua thứ bạn làm ra, người ta mua lý do bạn làm ra nó. Simon Sinek đề xuất ý tưởng này tại Ted Talk với tiêu đề: “How Great Leaders inspire Action.” – Tạm dịch: “Các nhà lãnh đạo giỏi truyền cảm hứng như thế nào?”.
Những nhà lãnh đạo giỏi, tổ chức, doanh nghiệp thành công đã trả lời ba câu hỏi cơ bản và theo thứ tự: Why? How? What? – Tại sao? Cách nào? Cái gì?.
“Tại sao” không phải là “lợi nhuận”, đó là một kết quả. “Tại sao” có nghĩa là “mục đích của bạn là gì? Lý do của bạn là gì? Niềm tin của bạn là gì?”.
Trong bài phát biểu của mình, Simon Sinek đã nhắc đến Apple và lý do vì sao họ lại đột phá thành công đến thế trong khi họ cũng như các công ty khác? Họ có cùng khả năng tiếp cận tài năng như nhau, đại lý như nhau, cố vấn như nhau, phương tiện như nhau.
Lý do? Apple đã thực hiện thuyết Vòng tròn hoàng kim (Golden Circle):
– “Why”: “Everything we do, we believe in challenging the status quo. We believe in thinking differently” – Tạm dịch: “Tất cả những gì chúng tôi làm, chúng tôi đều muốn thách thức hiện trạng, chúng tôi tin vào tư duy khác biệt.”
– “How”: Tài năng thiết kế và kỹ thuật công nghệ. Họ sẽ thách thức hiện trạng bằng cách sử dụng thiết kế tuyệt vời và ưu tiên trải nghiệm người dùng đơn giản.
– “What”: iPhones, iPads, iMacs, and MacBooks.
Simon Sinek đã tóm tắt “Vòng tròn hoàng kim” của Apple như sau: Tất cả những gì chúng tôi làm, chúng tôi đều muốn thách thức sự bình thường, chúng tôi tin vào tư duy khác biệt. Cái cách mà chúng tôi thách thức sự bình thường chính là tạo ra những sản phẩm với thiết kế đẹp, dễ dàng sử dụng và giao diện thân thiện. Chúng tôi chỉ vô tình tạo nên những máy tính tuyệt vời.
Mọi người không mua thứ ta làm, họ mua lý do chúng ta làm. Nếu bạn không biết lý do bạn làm một điều gì đó, và mọi người hỏi tại sao bạn làm điều đó thì làm sao bạn có thể khiến mọi người bầu cho bạn, hay mua thứ gì đó từ bạn, hay quan trọng hơn là để “trung thành” và muốn trở thành một phần trong công việc mà bạn làm.
Một lần nữa, mục tiêu không phải là bán cho những người cần thứ bạn có, mục tiêu là bán cho những người tin điều bạn tin.
Mục tiêu không phải là thuê những người công nhân cần việc, mà thuê những người tin vào điều bạn tin tưởng. Nếu bạn thuê một người vì họ có thể làm việc, họ sẽ làm việc vì tiền của bạn. Nhưng nếu bạn thuê những người tin vào điều bạn tin tưởng, họ làm việc cho bạn với tâm huyết, mồ hôi và nước mắt.
Nếu bây giờ bạn hỏi mọi người tại sao sản phẩm của họ hay công ty của họ thất bại? Và mọi người luôn nói những điều thuộc về 3 lý do: Ngân sách, nhân lực và thị trường bất ổn.
Không có ví dụ nào hay hơn về điều này, trở về đầu thế kỉ 20, việc theo đuổi giấc mơ bay lượn cũng như cơn sốt “Dot com” hiện nay, mọi người đều có thử. Và Samuel Pierpont Langley có những thứ mà ta cho là công thức của thành công. Ông được cấp 50.000$ từ Bộ quốc phòng để chế tạo (phát minh) máy bay, tiền bạc không phải là vấn đề, ông ta có ghế tại Harvard và làm việc tại Smithsonian, ông ta biết mọi tài kiệt thời bấy giờ, ông ta thuê những người giỏi nhất có thể thuê được bằng tiền. Điều kiện thị trường cũng rất tuyệt vời, tờ New York Times theo ông ta khắp mọi nơi và mọi người đều trông chờ ở Langley. Vậy tại sao chúng ta chưa bao giờ nghe về Samuel Pierpont Langley?
Cách đó vài trăm dặm, ở Dayton Ohio, Orvillie và Wibur Wright, họ không có gì trong cái gọi là công thức thành công. Họ không có tiền, không có ai trong đội ngũ anh em nhà Wright có trình độ đại học và tờ NY Times cũng không biết gì về họ.
Anh em nhà Wright được thúc đẩy bởi một niềm tin, họ tin rằng họ có thể chế tạo được máy bay, nó sẽ hoàn toàn thay đổi cả thế giới. Samuel Pierpont Langley thì khác, ông ta muốn trở nên giàu có và nổi tiếng, ông ta chỉ theo đuổi kết quả và sự giàu có. Và kết quả, những người tin vào giấc mơ của anh em nhà Wright đã làm việc với họ bằng cả tâm huyết còn kẻ khác chỉ làm vì tiền công. Người ta kể rằng cứ mỗi lần anh em nhà Wright ra ngoài, họ đều đem theo 5 bộ, vì đó là số lần họ sẽ bay thử trước khi trở về ăn tối. Và cuối cùng ngày 17 tháng 12 năm 1903, anh em nhà Wright đã bay thành công.
Bằng chứng xa hơn về việc Langley có động lực sai lầm chính là ngày mà anh em nhà Wright bay thành công, ông ta đã từ bỏ. Ông ta có thể nói rằng: “Đó là một phát minh rất tuyệt vời, tôi sẽ giúp cải tiến công nghệ này hơn nữa”, nhưng hắn không làm. Ông ta không phải là người đầu tiên, ông ta không nổi tiếng, ông ta từ bỏ.
Mọi người không mua thứ ta làm, họ mua lý do chúng ta làm. Nếu bạn nói về những điều bạn tin tưởng, bạn sẽ thu hút được những người cũng tin vào điều đó. Vậy tại sao thu hút được những người tin vào điều bạn tiêu lại quan trọng?
Có một thứ gọi là định luật lan tỏa đột phá, 2.5% dân số đầu tiên là những nhà cách tân, 13.5% dân số tiếp theo là những người thích nghi sớm, 34% tiếp theo là đám đông đi trước, rồi đến đám đi muộn và lạc hậu. Đám đông đi trước sẽ không thử những gì người khác chưa thử, và những nhà cách tân, những người thích nghi sớm cảm thấy thoải mái khi đưa ra các quyết định tiên phong, được dẫn dắt bởi niềm tin của họ vào thế giới, chứ không phải là những sản phẩm hiện thời. Đây là những người xếp hàng đợi 6 giờ đồng hồ để mua iPhone khi nó bán ra đợt đầu mặc dù có thể dễ dàng mua vào tuần tiếp theo, họ là những người đầu tiên bỏ ra 40.000$ để mua TV màn hình phẳng khi nó lần đầu tiên ra mắt mặc dù công nghệ nó còn chưa hoàn thiện. Định luật lan tỏa đột phá nói rằng: Nếu bạn muốn thành công vượt trội hoặc được chấp nhận rộng rãi nếu bạn đạt được điểm đột phá (giữa những người thích nghi sớm và đám đông đi trước), thâm nhập 15-18% thị phần, và hệ thống sẽ bùng phát. Nhân tiện, nhóm những nhà cách tân và những người thích nghi sớm, họ không làm điều đó vì những công nghệ tuyệt vời, họ làm điều đó vì bản thân, họ muốn là những người đầu tiên và cách mọi người nhịn họ thế nào.
Người lãnh đạo truyền cảm hứng cho chúng ta. Dù đó là cá nhân hay tổ chức, chúng ta đi theo người lãnh đạo, không phải vì bị bắt buộc mà vì ta muốn thế. Chúng ta đi theo người lãnh đạo, không phải vì họ, mà là vì chúng ta. Và đó là những người bắt đầu với “Why”, là người có được khả năng truyền cảm hứng cho những người xung quanh, hay tìm thấy những người truyền cảm hứng cho họ.
Sưu tầm