Các Vị Tiên Tri và Sự Mặc Khải

Lưu ý: Các sinh hoạt cho phần thông thạo giáo lý sau đây có thể được thực hiện trong vài buổi học hoặc trong một buổi học duy nhất.

Thông Hiểu Giáo Lý (35 phút)

Phân đoạn 1 (10 phút)

Viết câu hỏi sau đây lên trên bảng: Một số khía cạnh nào của Giáo Hội làm cho Giáo Hội độc nhất vô nhị? Mời học viên trả lời. Trong khi họ trả lời, hãy viết câu trả lời của họ lên trên bảng. Giải thích rằng một khía cạnh làm cho Giáo Hội chúng ta khác với các giáo hội khác là niềm tin của chúng ta nơi các vị tiên tri tại thế và sự mặc khải vẫn còn tiếp tục.

Hãy nêu ra rằng Kinh Tân Ước chứa đựng ba đoạn giáo lý thông thạo để giúp chúng ta hiểu rõ hơn đề tài về các vị tiên tri và sự mặc khải. Viết các tài liệu tham khảo sau đây lên trên bảng và cho học viên thời gian để đọc và đánh dấu hoặc ghi chép đặc biệt mỗi đoạnđể cho thấy đó là một đoạn giáo lý thông thạo: Giăng 15:16; Ê Phê Sô 2:19–20; Ê Phê Sô 4:11–14.

Mời học viên giở đến đề tài giáo lý 5, “Các Vị Tiên Tri và Sự Mặc Khải” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý. Yêu cầu vài học viên lần lượt đọc to năm đoạn thánh thư. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm những lời phát biểu về giáo lý mà được ba đoạn giáo lý thông thạo ở trên bảng hỗ trợ.

Mời học sinh báo cáo điều họ đã tìm thấy. Các anh chị em có thể muốn mời họ đánh dấu hoặc gạch dưới những lời phát biểu sau đây về giáo lý:

  • Một vị tiên tri là một người đã được Thượng Đế kêu gọi để nói thay cho Ngài.

  • Các vị tiên tri làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và giảng dạy phúc âm của Ngài. Họ cho biết về ý muốn và thiên tính đích thực của Thượng Đế. Họ lên án tội lỗi, cảnh cáo về những hậu quả của tội lỗi, và giúp chúng ta tránh bị lừa gạt.

  • Trong thời gian giáo vụ trên trần thế của Ngài và một lần nữa trong thời kỳ chúng ta, Chúa đã tổ chức Giáo Hội của Ngài trên nền tảng của các vị tiên tri và các sứ đồ.

Phân đoạn 2 (5 phút)

Viết giáo lý sau đây lên trên bảng: Một vị tiên tri là một người đã được Thượng Đế kêu gọi để nói thay cho Ngài. Yêu cầu học viên yên lặng đọc Giăng 15:16, tìm kiếm các từ hoặc cụm từ giảng dạy về giáo lý này.

Mời học viên báo cáo điều họ tìm thấy. Các anh chị em có thể đề nghị họ tô đậm cụm từ “Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn ta, bèn là ta đã chọn và lập các ngươi.”

  • Đoạn này dạy chúng ta điều gì về cách một người nào đó trở thành một vị tiên tri?

  • Các em nghĩ tại sao là quan trọng để hiểu rằng các vị tiên tri được chọn và kêu gọi bởi Thượng Đế chứ không phải bởi con người?

Giải thích rằng từ lập (sắc phong) có nghĩa là chính thức truyền giao thẩm quyền chức tư tế của Thượng Đế bằng phép đặt tay lên đầu.

  • Các em nghĩ tại sao là điều quan trọng đối với một người nào đó phải được sắc phong một cách hợp thức để nói thay cho Thượng Đế?

Phân đoạn 3 (10 phút)

Viết những câu phát biểu sau đây về giáo lý lên trên bảng: Các vị tiên tri làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và giảng dạy phúc âm của Ngài. Họ cho biết về ý muốn và thiên tính đích thực của Thượng Đế. Họ lên án tội lỗi, cảnh cáo về những hậu quả của tội lỗi, và giúp chúng ta tránh bị lừa gạt.

Mời một học viên đọc to Ê Phê Sô 4:11-14 . Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm các từ hoặc cụm từ hỗ trợ những câu phát biểu về giáo lý được viết ở trên bảng.

Yêu cầu học viênbáo cáo điều họ tìm thấy.

Nêu ra rằng câu 12 dạy về ba lý do quan trọng mà Thượng Đế kêu gọi các vị tiên tri. Các anh chị em có thể muốn mời học viên tô đậm ba lý do này.

Chia lớp học ra thành ba nhóm, và chỉ định mỗi nhóm một trong những câu hỏi sau đây để thảo luận trong nhóm của họ. (Khuyến khích học viên tham khảo các câu phát biểu về giáo lý cho Ê Phê Sô 4:11–14 đã được viết ở trên bảng. Nhắc họ nhớ rằng chúng ta tán trợ các thành viên trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ với tư cách là các vị tiên tri).

  1. Các vị tiên tri giúp làm cho Các Thánh Hữu được hoàn hảo bằng một số cách nào?

  2. Một số ví dụ về “công việc của chức dịch” (câu 12) mà các vị tiên tri thực hiện là gì?

  3. Các vị tiên tri gây dựng hoặc củng cố Giáo Hội bằng cách nào?

Mời học viên đọc Ê Phê Sô 4:13–14, cùng tìm kiếm một số phước lành có được nhờ vào việc có được các vị tiên tri tại thế trong Giáo Hội.

Yêu cầu học viên báo cáo điều họ tìm thấy.

  • Làm thế nào các vị tiên tri giúp chúng ta với tư cách là tín hữu của Giáo Hội được “hiệp một trong đức tin” (câu 13)? Tại sao điều này là quan trọng?

  • Làm thế nào các vị tiên tri giúp chúng ta tránh “bị day động và dời đổi theo chiều gió của đạo lạc.” (câu 14)?

  • Một số ví dụ nào về việc các vị tiên tri của chúng ta đã giúp bảo vệ chúng ta tránh khỏi giáo lý sai lạc?

Hãy cân nhắc việc mời học viên trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ tay ghi chép trong lớp học của họ:

  • Làm thế nào một bài nói chuyện, bài giảng dạy, hoặc chứng ngôn của một vị tiên tri đã giúp các em tăng trưởng trong sự hiểu biết về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài hoặc tránh bị lừa gạt?

Sau khi đã đủ thời gian, mời các học viên nào cảm thấy thoải mái làm như vậy để chia sẻ với lớp học điều họ đã viết.

Phân đoạn 4 (10 phút)

Viết lên trên bảng câu phát biểu sau đây về giáo lý đã được dạy trong Ê Phê Sô 2:19–20 : Trong thời gian giáo vụ trên trần thế của Ngài và một lần nữa trong thời kỳ chúng ta, Chúa đã tổ chức Giáo Hội của Ngài trên nền tảng của các vị tiên tri và các sứ đồ.

Giải thích rằng Sứ Đồ Phao Lô đã viết thư gửi cho những người Ê Phê Sô với ước muốn củng cố, bảo vệ, và đoàn kết phần thuộc linh của các tín hữu Giáo Hội ở đó, một số người trong số họ đã bị suy yếu trong đức tin.

Mời một học viên đọc to Ê Phê Sô 2:19–20 . Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm các từ hoặc cụm từ hỗ trợ câu phát biểu về giáo lý được viết ở trên bảng.

Yêu cầu học viên báo cáo điều họ tìm thấy.

  • Các em nghĩ việc biết rằng Đấng Ky Tô đã tổ chức Giáo Hội của Ngài trên nền tảng của các vị tiên tri và sứ đồ có thể đã củng cố Các Thánh Hữu ở Ê Phê Sô như thế nào?

  • Các em nghĩ tại sao là điều quan trọng rằng Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô cũng được tổ chức trên nền tảng của các vị tiên tri và sứ đồ?

Chia các học viên ra thành từng cặp hoặc nhóm nhỏ và yêu cầu họ thảo luận câu hỏi sau đây;

  • Nhiều người tin rằng tôn giáo được tổ chức là không cần thiết, nhưng đúng hơn đó là phát minh của con người. Làm thế nào các em có thể sử dụng lẽ thật được giảng dạy trong Ê Phê Sô 2:19–20 để giúp một người nào đó hiểu được tầm quan trọng của việc thuộc vào và tham gia Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô?

Sau khi đã đủ thời gian rồi, hãy mời học viên báo cáo cho lớp học biết điều mà họ đã thảo luận.

Mời một học viên đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: Yêu cầu lớp học lắng nghe điều Anh Cả Christofferson đã nói về mục đích của Giáo Hội. (Các anh chị em có thể muốn đưa cho mỗi học viên một bản sao lời phát biểu này).

Hình

“Tôi nhận biết rằng có những người tự coi mình là sùng đạo hay thánh thiện vậy mà từ chối tham gia vào một giáo hội hay ngay cả sự cần thiết để có một tổ chức như vậy. Việc thực hành tôn giáo là chỉ cho cá nhân của họ mà thôi. Tuy nhiên, Giáo Hội là sự sáng tạo của Đấng mà nếp sống thuộc linh của chúng ta được tập trung vào—Chúa Giê Su Ky Tô. …

“… Trong thời trung thế, Chúa Giê Su đã tổ chức công việc của Ngài theo một cách để phúc âm có thể được thiết lập cùng lúc ở nhiều quốc gia và giữa nhiều dân tộc khác nhau. Tổ chức đó, Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô được lập trên nền tảng ‘của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Giê Su Ky Tô là đá góc nhà’ [Ê Phê Sô 2:20]. Giáo Hội này gồm có thêm các chức sắc như các thầy bảy mươi, các anh cả, các vị giám trợ, các thầy tư tế, thấy giảng và thầy trợ tế. …

“Sau sự bội giáo và sự tan rã của Giáo Hội, Ngài đã thiết lập trong khi ở trên thế gian, Chúa đã tái lập Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô một lần nữa qua Tiên Tri Joseph Smith. Mục đích thời xưa vẫn còn; đó là để thuyết giảng tin lành của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô và thực hiện các giáo lễ của sự cứu rỗi—nói cách khác, để mang mọi người đến với Đấng Ky Tô” (“Tại Sao Giáo Hội Là Cần Thiết,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2015, 108).

  • Theo như Anh Cả Christofferson, mục đích của Giáo Hội thời xưa và thời nay là gì?

Rate this post

Viết một bình luận