Top các điểm du lịch nổi tiếng Hà Nam

Mời bạn tham khảo các tour đang HOT giá RẺ

Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình.Diện tích đất tự nhiên 86.193 ha; có thành phố Phủ Lý và 5 huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm. Dân cư: Theo điều tra dân số 01/04/2009 Hà Nam có 785.057 người.

Các điểm tham quan ở Hà Nam

Bát Cảnh Sơn Hà Nam

Bát Cảnh Sơn là khu di tích ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Đây là một danh thắng nổi tiếng không chỉ với cảnh đẹp mà còn là địa điểm du lịch tâm linh thiêng liêng với các ngôi đền, chùa trang nghiêm như: Đền Tiên Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Bà, chùa Cả,…

Khu du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam

Khu du lịch Tam Chúc thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam khoảng 12km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km và cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km. Quần thể chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000ha và được công nhận là ngôi chùa có diện tích lớn nhất trên Thế Giới tính đến thời điểm hiện tại.

Chùa Bà Đanh Hà Nam

Chùa Bà Đanh — Núi Ngọc thuộc địa phận thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách núi Ngọc khoảng 100m. Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn tự, ngoài thờ Phật còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (bao gồm Pháp Vân – mẹ Mây, Pháp Vũ – mẹ mưa, Pháp Lôi – mẹ Sấm, Pháp Điện – mẹ Chớp). Chùa gồm nhiều công trình như: nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà rung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Trên các cột và vì kèo chạm khắc tinh vi theo đề tài “Ngũ phúc”, “Tứ linh”, “Tùng mã”, “Mai điểu”…

Đền Trúc Hà Nam

Đền Trúc nằm trong khu danh thắng Đền Trúc – Ngũ Ðộng Thi Sơn, ở thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng. Đền Trúc thờ vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Khu danh thắng này rộng khoảng 10 ha, có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có núi non trùng điệp, rừng trúc nên thơ.

Chùa Long Đọi Sơn Hà Nam

Chùa Long Đọi Sơn: thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Long Đọi Sơn ngôi chùa rêu phong cổ kính. Trải qua gần 1.000 năm tuổi, ngôi chùa cổ còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá. Trong đó, quý giá nhất là tấm bia Sùng Thiện Diên Linh – bia cổ gần 900 năm tuổi, đặt trước Tòa Tam bảo – ấn tích Phật giáo huy hoàng thời Lý, đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Đình Đá Tiên Phong Hà Nam

Đình đá Tiên Phong thuộc thôn An Mông, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên. Đình thờ Nguyệt Nga công chúa – nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đình có kiến trúc độc đáo và được chạm khắc nghệ thuật công phu. Nhờ vậy mà mang vẻ đẹp mềm mại, sống động và độc đáo. Đây là một trong số ít ngôi đình được làm bằng đá còn giữ được đến ngày nay.

Đền Vũ Điện Hà Nam

Đền Vũ Điện (Đền Bà Vũ)thuộc xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ngôi đền có kiến trúc thiết kế vô cùng độc đáo với 2 tầng mái vươn cao, nổi trội như một bông hoa sen đang nở rộ.

Đền Trần Thương Hà Nam

Đền Trần Thương ở huyện Lý Nhân, thờ Quốc công Tiết Chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các Bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII.. Đền được xây dựng năm 1783 với diện tích 1,4 ha, kiến trúc của đền mang đậm nét nghệ thuật cổ truyền dân tộc. Hàng năm ở đây có lễ tưởng niệm và liên hệ mật thiết với lễ hội ở Côn Sơn – Kiếp Bạc, Bảo Lộc – Nam Định

Đền Lảnh Giang Hà Nam

Đền Lảnh Giang còn có tên gọi là Lảnh Giang linh từ, ở thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên. Theo thần phả, ngôi đền này thờ Tam vị danh thần đời Hùng Vương thứ 18 và Tiên Dung công chúa, Chử Đồng Tử. Tam vị danh thần là 3 con rắn, con của nàng Quý người trang Hoa Giám (nay là xã Yên Lạc) có công giúp vua Hùng Duệ Vương chống lại Thục Phán, được phong là Nhạc Phủ Ngư thượng đẳng thần, sau được gia phong là Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng thái thượng đẳng thần.

Kẽm Trống Hà Nam

Thắng cảnh Kẽm Trống có sông, núi, đồng ruộng, có cây cối bao quanh và còn được con người tạo dựng thêm những cảnh quan đẹp để có 1 tổng thể khu thắng cảnh tuyệt đẹp như hiện nay.

Ao Dong — Hang Luồn Hà Nam

Ao Dong – Hang Luồn thuộc thôn Bút Phong, xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, đây là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn và thú vị. Sự kết hợp hài hòa của núi non cây cỏ, hang động rời xanh, nước biếc, âm thanh của những chú chim rừng đã tạo nên bức tranh thiên nhiên thật hùng vĩ

Nhà Bá Kiến Hà Nam

Nhà Bá Kiến tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam. Ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của Bá Kiến, ở trên 1 khu đất rộng gần 900m2, trải qua hơn 100 năm mà ngôi nhà 3 gian với cột gỗ lim cùng cột kê đá tảng đẽo gọt công phu vẫn đứng vững, mái ngói và hoa văn chạm khắc còn nguyên vẹn.

Các lễ hội truyền thống của Hà Nam

Lễ hội tịch điền Hà Nam

Lễ hội tịch điền diễn ra tại Đọi Sơn, Duy Tiên, đây là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên nghi thức lễ tịch điền này được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và sau nhiều năm thất truyền. Lễ hội được khôi phục từ 7 tháng Giêng ( AL) năm 2009.

Lễ hội Đề Trúc Hà Nam

Lễ hội đền Trúc (còn gọi là hội Quyển Sơn) diễn ra từ ngày 1 tháng giêng đến 1 tháng hai âm lịch. Không gian lễ hội từ xưa mở rộng từ đình Trung đến đền Trúc, chùa Thi và ven núi Cấm t từ sáng sớm, đoàn rước kiệu từ đền đã về tới cửa đình làm lễ dâng thương. Sau đó, các đội tế trong trang phục tế đủ màu làm lễ tạ ơn Trời Phật. Sau nghi lễ cáo trời đất, thành hoàng chừng 3 tiếng đồng hồ thì đến các trò chơi như thi kéo co, đấu vật, chọi gà, chơi cờ bỏi… Song nét đặc sắc nhất của lễ hội đền Trúc phải kể đến là múa hát dậm và đua thuyền. Lễ hội Đền Trúc là một hoạt động đầy sức sống của dân gian, ca ngợi chiến công của Lý Thường Kiệt, ca ngợi quê hương đầy ắp không khí lịch sử, truyền thống văn hóa

Lễ hội Chùa Đọi Sơn Hà Nam

Lễ Hội chùa Đọi Sơn ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, thờ Phật, thờ Lê Đại Hành, Nguyên phi Ỷ Lan, và Lê Thánh Tông; hội tổ chức vào 21 tháng 3 âm lịch. Từ sáng sớm, đoàn rước kiệu đã hành lễ từ chân núi lên chùa làm lễ, dâng hương tưởng niệm Lý Nhân Tông, người có công mở mang xây dựng chùa. Sau phần lễ dâng hương là các đội tế nam quan, tế nữ quan tạ ơn Trời Phật. Về phần hội, vào ngày lễ hội chùa Đọi Sơn, có nhiều trò vui được tổ chức như nấu cơm thi, thi dệt vải, bơi thuyền, hát chèo, hát đối, hát giao duyên, hội chọi gà, tổ tôm điếm, múa tứ linh, dấu vật, đánh cờ người.

Lễ hội Đền Trần Thương Hà Nam

Lễ hội đền Trần Thương ở xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, lễ hội tổ chức vào 18 đến 20 tháng 8 âm lịch, đây là lễ hội lớn của vùng. Cũng như những nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương khác, đền Trần Thương tổ chức lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Dân gian có câu: Tháng Tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ là để nói về hai lễ hội lớn về hai vị thánh: Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Đức thánh Mẫu (Liễu Hạnh).

Lễ hội Vật Võ Liễu Đôi Hà Nam

Hội vật võ Liễu Đôi tổ chức hàng năm vào ngày mùng 5 tháng Giêng tại làng Liễu Đôi, Liêm Túc, Thanh Liêm để ghi nhớ công lao của chàng trai họ Đoàn giỏi võ, sức khỏe phi thường đã có công đánh giặc cứu nước, được nhân dân tôn là thánh họ Đoàn. Đây là lễ hội có sức thu hút lớn đối với người dân địa phương và vùng lân cận tham gia đấu vật.

Lễ Hội Đèn Lảnh Giang Hà Nam

Đền Lảnh Giang ở thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên. Một năm ở đây có hai kỳ lễ hội vào tháng 6 và tháng 8 âm lịch: Lễ hội tháng 6 diễn ra từ ngày 18 đến 25/6 âm lịch và kỳ lễ hội tháng 8 diễn ra vào ngày 25 tháng 8 âm lịch. Phương ngôn có câu Trăm cảnh, nghìn cảnh không bằng bến Lảnh đền Mây là để nói đến sức hấp dẫn của một di tích mà vị trí, cảnh quan, sự tích và lễ hội đều đáp ứng nhu cầu tâm linh của người về hành lễ. Lễ hội nhằm biểu dương, tôn vinh công lao phò tá Vua Hùng Duệ Vương đánh tan quân Thục, giữ yên bờ cõi Văn Lang của ba vị thủy thần và tri ân công đức của vợ chồng công chúa Tiên Dung – Chử Đồng Tử. Mặt khác, với sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu, các vị thủy thần được thờ tại đền Lảnh Giang đã được hội nhập vào hệ thống thần điện của tín ngưỡng này với tư cách là các vị Quan lớn, mà cụ thể ở đây là Quan Lớn Đệ Tam.

Đặc sản ở Hà Nam

Bánh cuốn Phủ Lý Hà Nam

Bánh cuốn Phủ Lý có nét riêng không ở nơi đâu có được. Bánh không có nhân ăn kèm với chả nướng và rau sống đặc biệt là có rau chuối.

Bún cá rô đồng Hà Nam

Bún cá Rô Đồng là đặc sản Phủ Lý Hà Nam đậm hương vị đồng quê, món ăn cuốn hút người ăn nhờ sự kết hợp bởi vị béo giòn của cá rô chiên với vị tươi ngọt tự nhiên của rau cải, cà chua, thơm… Sự cầu kỳ của món ăn thể hiện khi các đầu bếp chọn cá rô đồng “chính hiệu” của vùng quê chiêm trũng chứ không phải cá rô phi, cá rô lai được bán đại trà trong các chợ.

Cá Kho làng Vũ Đại Hà Nam

Món cá kho làng Vũ Đại được chế biến công phu từ cá trắm đen với hơn 10 loại gia vị khác nhau đã rất nổi tiếng và trở thành đặc sản của vùng đất Hà Nam. Thưởng thức món cá này, bạn sẽ cảm nhận được độ đậm đà thấm đều trong từng thớ thịt cá, thơm ngon đến khó cưỡng

Chuối Ngự Đại Hoàng Hà Nam

Chuối ngự Đại Hoàng: Chuối ngự Đại Hoàng có hương vị ngon thơm, vị ngọt đậm đà và mùi thơm nồng nàn khó tả, đặc biệt còn có vẻ ngoài rất đẹp. Loại chuối tiến vua này được xem là một phần cuộc sống của người dân bên bờ sông Châu trù phú, hương thơm cuốn hút và lưu luyến kẻ đến người đi.

Rượu Làng Vọc Hà Nam

Rượu làng Vọc: Rượu làng Vọc xưa nay ngon nổi tiếng nhờ những bí quyết nấu rượu gia truyền của người dân nơi.

Mắm Cáy Bình Lục Hà Nam

Mắm cáy Bình Lục: Mắm có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ vị, có vị mằn mặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng…

Các làng nghề truyền thống ở Hà Nam

Làng Kho cá Vũ Đại ( làng Đại Hoàng ) Hà Nam

Làng Vũ Đại ở  xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, làng Vũ Đại hay còn gọi là làng Đại Hoàng có truyền thống kho cá từ rất lâu đời. Để có được một niêu cá kho ngon, nức mùi thơm, phải trải qua rất nhiều công đoạn. Cá để kho phải là cá trắm đen, nuôi bằng ốc, có trọng lượng trên 4 kg. Cá trắm sau khi được làm sạch, bỏ đầu và đuôi, chỉ lấy khúc giữa, cắt thành từng khúc vừa ăn, để ráo nước rồi đem ướp với những gia vị truyền thống. Một điều tạo nên sự khác biệt nữa của món cá kho làng Vũ Đại là dùng niêu đất để kho. Thời gian đỏ lửa kho cá đảm bảo từ 13 – 14 tiếng. Củi kho cá phải là củi nhãn, bởi nhiệt lớn, cháy ổn định, giúp thơm cá. Cá kho thành phẩm phải đảm bảo nhừ hết xương, gia vị thấm đều, thịt cá chắc, thơm ngon và không còn nước. Hiện nay, cá kho làng Vũ Đại đã trở thành một nghề và là thương hiệu nổi tiếng được nhiều người biết đến. đặc sản cá kho truyền thống của làng Vũ Đại đã góp phần làm phong phú tinh hoa ẩm thực Việt Nam. 

Làng Nghề Dệt Lụa Tơ Tằm Nha Xá Hà Nam

Làng lụa Nha Xá nằm bên tả ngạn sông Hồng thuộc xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, ngay bên dưới chân cầu Yên Lệnh. Nha Xá làng quê đậm chất đồng bằng bắc Bộ, vẫn giữ được nghề dệt và nhuộm bằng phương pháp truyền thống từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm

Làng Thêu Ren Thanh Hà Hà Nam

Nghề thêu ở Thanh Hà xuất hiện cách đây hơn một thế kỷ với các tác phẩm thêu ren vô cùng tinh xảo và khéo léo. Đối với mỗi người thợ Thanh Hà, mỗi mũi thêu đều đem đến cho họ nguồn cảm hứng vô tận.

Làng Trống Đọi Tam Hà Nam

Nghề làm trống và sản phẩm trống Đọi Tam luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bởi, sản phẩm trống của làng nghề Đọi Tam là một sản phẩm đặc biệt với nhiều công năng sử dụng khác nhau như: Trống thờ, trống trong đời sống nghệ thuật dân gian.

Làng Mây Tre Đan Ngọc Động Hà Nam

Làng nghề Ngọc Động tỉnh Hà Nam có truyền thống sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nguyên liệu từ mây, giang và tre,… từ lâu đời.

Bát Cảnh Sơn là khu di tích ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Đây là một danh thắng nổi tiếng không chỉ với cảnh đẹp mà còn là địa điểm du lịch tâm linh thiêng liêng với các ngôi đền, chùa trang nghiêm như: Đền Tiên Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Bà, chùa Cả,…Khu du lịch Tam Chúc thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam khoảng 12km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km và cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km. Quần thể chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000ha và được công nhận là ngôi chùa có diện tích lớn nhất trên Thế Giới tính đến thời điểm hiện tại.Chùa Bà Đanh — Núi Ngọc thuộc địa phận thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách núi Ngọc khoảng 100m. Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn tự, ngoài thờ Phật còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (bao gồm Pháp Vân – mẹ Mây, Pháp Vũ – mẹ mưa, Pháp Lôi – mẹ Sấm, Pháp Điện – mẹ Chớp). Chùa gồm nhiều công trình như: nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà rung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Trên các cột và vì kèo chạm khắc tinh vi theo đề tài “Ngũ phúc”, “Tứ linh”, “Tùng mã”, “Mai điểu”…Đền Trúc nằm trong khu danh thắng Đền Trúc – Ngũ Ðộng Thi Sơn, ở thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng. Đền Trúc thờ vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Khu danh thắng này rộng khoảng 10 ha, có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có núi non trùng điệp, rừng trúc nên thơ.Chùa Long Đọi Sơn: thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Long Đọi Sơn ngôi chùa rêu phong cổ kính. Trải qua gần 1.000 năm tuổi, ngôi chùa cổ còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá. Trong đó, quý giá nhất là tấm bia Sùng Thiện Diên Linh – bia cổ gần 900 năm tuổi, đặt trước Tòa Tam bảo – ấn tích Phật giáo huy hoàng thời Lý, đã được công nhận là bảo vật quốc gia.Đình đá Tiên Phong thuộc thôn An Mông, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên. Đình thờ Nguyệt Nga công chúa – nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đình có kiến trúc độc đáo và được chạm khắc nghệ thuật công phu. Nhờ vậy mà mang vẻ đẹp mềm mại, sống động và độc đáo. Đây là một trong số ít ngôi đình được làm bằng đá còn giữ được đến ngày nay.Đền Vũ Điện (Đền Bà Vũ)thuộc xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ngôi đền có kiến trúc thiết kế vô cùng độc đáo với 2 tầng mái vươn cao, nổi trội như một bông hoa sen đang nở rộ.Đền Trần Thương ở huyện Lý Nhân, thờ Quốc công Tiết Chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các Bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII.. Đền được xây dựng năm 1783 với diện tích 1,4 ha, kiến trúc của đền mang đậm nét nghệ thuật cổ truyền dân tộc. Hàng năm ở đây có lễ tưởng niệm và liên hệ mật thiết với lễ hội ở Côn Sơn – Kiếp Bạc, Bảo Lộc – Nam ĐịnhĐền Lảnh Giang còn có tên gọi là Lảnh Giang linh từ, ở thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên. Theo thần phả, ngôi đền này thờ Tam vị danh thần đời Hùng Vương thứ 18 và Tiên Dung công chúa, Chử Đồng Tử. Tam vị danh thần là 3 con rắn, con của nàng Quý người trang Hoa Giám (nay là xã Yên Lạc) có công giúp vua Hùng Duệ Vương chống lại Thục Phán, được phong là Nhạc Phủ Ngư thượng đẳng thần, sau được gia phong là Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng thái thượng đẳng thần.Thắng cảnh Kẽm Trống có sông, núi, đồng ruộng, có cây cối bao quanh và còn được con người tạo dựng thêm những cảnh quan đẹp để có 1 tổng thể khu thắng cảnh tuyệt đẹp như hiện nay.Ao Dong – Hang Luồn thuộc thôn Bút Phong, xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, đây là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn và thú vị. Sự kết hợp hài hòa của núi non cây cỏ, hang động rời xanh, nước biếc, âm thanh của những chú chim rừng đã tạo nên bức tranh thiên nhiên thật hùng vĩNhà Bá Kiến tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam. Ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của Bá Kiến, ở trên 1 khu đất rộng gần 900m2, trải qua hơn 100 năm mà ngôi nhà 3 gian với cột gỗ lim cùng cột kê đá tảng đẽo gọt công phu vẫn đứng vững, mái ngói và hoa văn chạm khắc còn nguyên vẹn.Lễ hội tịch điền diễn ra tại Đọi Sơn, Duy Tiên, đây là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên nghi thức lễ tịch điền này được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và sau nhiều năm thất truyền. Lễ hội được khôi phục từ 7 tháng Giêng ( AL) năm 2009.Lễ hội đền Trúc (còn gọi là hội Quyển Sơn) diễn ra từ ngày 1 tháng giêng đến 1 tháng hai âm lịch. Không gian lễ hội từ xưa mở rộng từ đình Trung đến đền Trúc, chùa Thi và ven núi Cấm t từ sáng sớm, đoàn rước kiệu từ đền đã về tới cửa đình làm lễ dâng thương. Sau đó, các đội tế trong trang phục tế đủ màu làm lễ tạ ơn Trời Phật. Sau nghi lễ cáo trời đất, thành hoàng chừng 3 tiếng đồng hồ thì đến các trò chơi như thi kéo co, đấu vật, chọi gà, chơi cờ bỏi… Song nét đặc sắc nhất của lễ hội đền Trúc phải kể đến là múa hát dậm và đua thuyền. Lễ hội Đền Trúc là một hoạt động đầy sức sống của dân gian, ca ngợi chiến công của Lý Thường Kiệt, ca ngợi quê hương đầy ắp không khí lịch sử, truyền thống văn hóaLễ Hội chùa Đọi Sơn ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, thờ Phật, thờ Lê Đại Hành, Nguyên phi Ỷ Lan, và Lê Thánh Tông; hội tổ chức vào 21 tháng 3 âm lịch. Từ sáng sớm, đoàn rước kiệu đã hành lễ từ chân núi lên chùa làm lễ, dâng hương tưởng niệm Lý Nhân Tông, người có công mở mang xây dựng chùa. Sau phần lễ dâng hương là các đội tế nam quan, tế nữ quan tạ ơn Trời Phật. Về phần hội, vào ngày lễ hội chùa Đọi Sơn, có nhiều trò vui được tổ chức như nấu cơm thi, thi dệt vải, bơi thuyền, hát chèo, hát đối, hát giao duyên, hội chọi gà, tổ tôm điếm, múa tứ linh, dấu vật, đánh cờ người.Lễ hội đền Trần Thương ở xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, lễ hội tổ chức vào 18 đến 20 tháng 8 âm lịch, đây là lễ hội lớn của vùng. Cũng như những nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương khác, đền Trần Thương tổ chức lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Dân gian có câu: Tháng Tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ là để nói về hai lễ hội lớn về hai vị thánh: Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Đức thánh Mẫu (Liễu Hạnh).Hội vật võ Liễu Đôi tổ chức hàng năm vào ngày mùng 5 tháng Giêng tại làng Liễu Đôi, Liêm Túc, Thanh Liêm để ghi nhớ công lao của chàng trai họ Đoàn giỏi võ, sức khỏe phi thường đã có công đánh giặc cứu nước, được nhân dân tôn là thánh họ Đoàn. Đây là lễ hội có sức thu hút lớn đối với người dân địa phương và vùng lân cận tham gia đấu vật.Đền Lảnh Giang ở thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên. Một năm ở đây có hai kỳ lễ hội vào tháng 6 và tháng 8 âm lịch: Lễ hội tháng 6 diễn ra từ ngày 18 đến 25/6 âm lịch và kỳ lễ hội tháng 8 diễn ra vào ngày 25 tháng 8 âm lịch. Phương ngôn có câu Trăm cảnh, nghìn cảnh không bằng bến Lảnh đền Mây là để nói đến sức hấp dẫn của một di tích mà vị trí, cảnh quan, sự tích và lễ hội đều đáp ứng nhu cầu tâm linh của người về hành lễ. Lễ hội nhằm biểu dương, tôn vinh công lao phò tá Vua Hùng Duệ Vương đánh tan quân Thục, giữ yên bờ cõi Văn Lang của ba vị thủy thần và tri ân công đức của vợ chồng công chúa Tiên Dung – Chử Đồng Tử. Mặt khác, với sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu, các vị thủy thần được thờ tại đền Lảnh Giang đã được hội nhập vào hệ thống thần điện của tín ngưỡng này với tư cách là các vị Quan lớn, mà cụ thể ở đây là Quan Lớn Đệ Tam.Bánh cuốn Phủ Lý có nét riêng không ở nơi đâu có được. Bánh không có nhân ăn kèm với chả nướng và rau sống đặc biệt là có rau chuối.Bún cá Rô Đồng là đặc sản Phủ Lý Hà Nam đậm hương vị đồng quê, món ăn cuốn hút người ăn nhờ sự kết hợp bởi vị béo giòn của cá rô chiên với vị tươi ngọt tự nhiên của rau cải, cà chua, thơm… Sự cầu kỳ của món ăn thể hiện khi các đầu bếp chọn cá rô đồng “chính hiệu” của vùng quê chiêm trũng chứ không phải cá rô phi, cá rô lai được bán đại trà trong các chợ.Món cá kho làng Vũ Đại được chế biến công phu từ cá trắm đen với hơn 10 loại gia vị khác nhau đã rất nổi tiếng và trở thành đặc sản của vùng đất Hà Nam. Thưởng thức món cá này, bạn sẽ cảm nhận được độ đậm đà thấm đều trong từng thớ thịt cá, thơm ngon đến khó cưỡngChuối ngự Đại Hoàng: Chuối ngự Đại Hoàng có hương vị ngon thơm, vị ngọt đậm đà và mùi thơm nồng nàn khó tả, đặc biệt còn có vẻ ngoài rất đẹp. Loại chuối tiến vua này được xem là một phần cuộc sống của người dân bên bờ sông Châu trù phú, hương thơm cuốn hút và lưu luyến kẻ đến người đi.Rượu làng Vọc: Rượu làng Vọc xưa nay ngon nổi tiếng nhờ những bí quyết nấu rượu gia truyền của người dân nơi.Mắm cáy Bình Lục: Mắm có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ vị, có vị mằn mặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng…Làng Vũ Đại ở xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, làng Vũ Đại hay còn gọi là làng Đại Hoàng có truyền thống kho cá từ rất lâu đời. Để có được một niêu cá kho ngon, nức mùi thơm, phải trải qua rất nhiều công đoạn. Cá để kho phải là cá trắm đen, nuôi bằng ốc, có trọng lượng trên 4 kg. Cá trắm sau khi được làm sạch, bỏ đầu và đuôi, chỉ lấy khúc giữa, cắt thành từng khúc vừa ăn, để ráo nước rồi đem ướp với những gia vị truyền thống. Một điều tạo nên sự khác biệt nữa của món cá kho làng Vũ Đại là dùng niêu đất để kho. Thời gian đỏ lửa kho cá đảm bảo từ 13 – 14 tiếng. Củi kho cá phải là củi nhãn, bởi nhiệt lớn, cháy ổn định, giúp thơm cá. Cá kho thành phẩm phải đảm bảo nhừ hết xương, gia vị thấm đều, thịt cá chắc, thơm ngon và không còn nước. Hiện nay, cá kho làng Vũ Đại đã trở thành một nghề và là thương hiệu nổi tiếng được nhiều người biết đến. đặc sản cá kho truyền thống của làng Vũ Đại đã góp phần làm phong phú tinh hoa ẩm thực Việt Nam.Làng lụa Nha Xá nằm bên tả ngạn sông Hồng thuộc xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, ngay bên dưới chân cầu Yên Lệnh. Nha Xá làng quê đậm chất đồng bằng bắc Bộ, vẫn giữ được nghề dệt và nhuộm bằng phương pháp truyền thống từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệmNghề thêu ở Thanh Hà xuất hiện cách đây hơn một thế kỷ với các tác phẩm thêu ren vô cùng tinh xảo và khéo léo. Đối với mỗi người thợ Thanh Hà, mỗi mũi thêu đều đem đến cho họ nguồn cảm hứng vô tận.Nghề làm trống và sản phẩm trống Đọi Tam luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bởi, sản phẩm trống của làng nghề Đọi Tam là một sản phẩm đặc biệt với nhiều công năng sử dụng khác nhau như: Trống thờ, trống trong đời sống nghệ thuật dân gian.Làng nghề Ngọc Động tỉnh Hà Nam có truyền thống sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nguyên liệu từ mây, giang và tre,… từ lâu đời.

Rate this post

Viết một bình luận