Người bị nhân xơ tuyến giáp kiêng ăn gì và ăn gì là một câu hỏi được quan tâm rất nhiều. Bởi vì chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh lý về tuyến giáp. Vậy bị nhân xơ tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để tốt cho sức khỏe? Mời các bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của GHV KSol nhé.
XEM THÊM:
1. Tìm hiểu đôi nét về bệnh nhân xơ tuyến giáp
Nhân xơ tuyến giáp là bệnh lý hình thành do sự thay đổi cấu trúc cũng như chức năng hoạt động của tuyến giáp. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng này là ở vùng phía trước cổ của người bệnh bị to lên một cách bất thường dẫn đến mất cân đối. Bệnh lý này chủ yếu gặp ở nữ giới, chiếm từ 4 – 7% dân số, tỷ lệ nữ bị mắc bệnh nhiều gấp 5 lần so với nam giới.
Nhân xơ tuyến giáp là bệnh lý hình thành do sự thay đổi cấu trúc cũng như chức năng hoạt động của tuyến giáp
Nhân xơ tuyến giáp thường được chia làm 2 loại đó là: Đơn nhân và đa nhân. Khi bị nhân xơ tuyến giáp người bệnh có thể dễ dàng nhìn thấy hoặc sờ thấy các nhân kích thước lớn, nằm phía trước cổ. Còn đối với các nhân nhỏ có đường kính dưới 1cm thì sẽ rất khó phát hiện khi khám bằng tay và phải nhờ đến phương pháp siêu âm.
Hiện nay thì vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân chính gây ra bệnh lý nhân xơ tuyến giáp này. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia nội tiết, một số yếu tố có thể liên quan đến sự hình thành bệnh phải kể đến như:
- Mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto (còn gọi là suy tuyến giáp trạng)
- Sự thiếu hụt iốt
- Nhiễm phóng xạ
- Do chế độ ăn uống
- Yếu tố di truyền
Phần lớn nhân xơ tuyến giáp thì đều là lành tính và thường không cần điều trị Tây y nếu như kích thước nhân nhỏ và vừa. Người bệnh có thể chung sống với bệnh nếu nhân giáp không phát triển theo thời gian và cũng chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên nếu kích thước của nhân xơ ngày càng phát triển lớn hơn sau đó chèn ép các cơ quan lân cận như khí quản, thực quản gây ra tình trạng khó thở, khó nuốt, đau đớn thì bệnh nhân cần phải điều trị sớm để tránh trường hợp hình thành các khối u ác tính.
2. Bệnh nhân bị nhân xơ tuyến giáp kiêng ăn gì?
Theo ý kiến của chuyên gia thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò khá quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý tuyến giáp. Vậy người bị nhân xơ tuyến giáp kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe? Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh cần tránh:
2.1. Các thực phẩm từ đậu nành
Theo các chuyên gia, một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như là sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở quá trình tạo hormones của tuyến giáp. Nguyên nhân là do đậu nành làm giảm hấp thu i-ốt từ đó khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Do đó, nếu mắc bệnh mất cân bằng hormone hay rối loạn tuyến giáp thì nên ăn ít hoặc không nên ăn đậu nành hoặc đậu phụ.
2.2. Các loại rau họ cải
Nguyên nhân là bởi vì các loại rau họ cải như cải xoăn, cải bruxen hay củ cải có chứa nhiều goitrogenic – chất kìm hãm hoạt động của tuyến giáp. Chính vì thế, người bị nhân xơ tuyến giáp nên hạn chế bổ sung loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn của mình.
2.3. Các thức ăn đóng hộp hay chế biến sẵn
Trong các loại thực phẩm được chế biến sẵn thường có chứa rất nhiều các chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Không những vậy trong các thực phẩm chế biến sẵn còn chứa hàm lượng chất béo tương đối cao. Các chất này sẽ làm cản trở việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp và thậm chí còn làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị suy giáp.
2.4. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như thận, tim, gan có chứa rất nhiều acid lipoic và nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều acid béo này thì có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Bên canh đó acid lipoic còn có thể có gây tương tác với nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng dẫn đến giảm giảm sinh khả dụng của các loại thuốc đó.
Nội tạng động vật là 1 trong các loại thực phẩm mà người bị nhân xơ tuyến giáp không nên sử dụng trong bữa ăn của mình
2.5. Nhóm thực phẩm gluten
Gluten là một protein được tìm thấy rất nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen hay lúa mạch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hợp chất gây ảnh hưởng rất lớn tới hệ tiêu hóa và cụ thể là ở đường ruột. Các sản phẩm có giàu gluten phải kể đến như là bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, làm các món ăn chay…
Gluten có thể gây ra phản ứng miễn dịch tự động, từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp. Các nhà khoa học đã cũng chứng minh rằng một chế độ ăn không có chứa gluten có thể giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tuyến giáp.
2.6. Thức ăn có chứa nhiều chất xơ và đường
Tuy rằng chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu nạp quá nhiều chất xơ thì sẽ cản trở sự hấp thu thuốc vào cơ thể. Do đó, người bệnh bị nhân xơ tuyến giáp cần hạn chế ăn thực phẩm giàu chất xơ tuy nhiên cũng không nên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi khẩu phần ăn vì đây là thực phẩm rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa.
Bên cạnh đó thì đường và các chất tạo ngọt cũng là nhóm thực phẩm mà người bệnh bị các bệnh lý về tuyến giáp nên hạn chế ăn. Nguyên nhân là do khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng sẽ ảnh hưởng tới việc chuyển hóa đường thành năng lượng từ đó gây tăng cân và ảnh hưởng hoạt động của tuyến giáp.
2.7. Một số các loại thực phẩm khác
Bên cạnh những thực phẩm kể trên có nhiều loại thực phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ của thuốc điều trị tuyến giáp. Nhũng thực phẩm này có thể làm cơ thể hấp thu quá nhanh hay quá chậm các loại thuốc đó. Chính vì vậy, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi ăn để quá trình sử dụng thuốc đạt được hiệu quả cao nhất.
- Bệnh nhân bị nhân xơ tuyến giáp không nên uống thuốc điều trị suy giáp cùng với các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa hay uống cùng với thuốc canxi bởi vì điều này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Chính vì vậy người bệnh nên uống sữa vào khoảng thời gian cách xa thời điểm sử dụng thuốc điều trị tuyến giáp.
- Rượu bia, cà phê hay các thức uống có chứa caffeine cũng làm giảm tác dụng của các loại thuốc tuyến giáp vì gây kích thích hệ tiêu hóa, từ đó làm giảm khả năng hấp thụ của thuốc. .
3. Người bệnh bị nhân xơ tuyến giáp nên ăn gì?
Dưới đây là những thực phẩm mà người bị nhân xơ tuyến giáp nên bổ sung trong thực đơn của mình:
3.1. Những loại rau lá xanh
Rau bina, rau diếp và các loại rau có màu xanh được được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bệnh nhân mắc các bệnh lý về tuyến giáp sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Bởi vì các loại rau này rất giàu magie và khoáng chất mà đây lại là những chất rất tốt cho quá trình trao đổi chất của tuyến giáp. Khi có thể không nhận đủ magie trong khẩu phần ăn của mình thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ hay những thay đổi trong nhịp tim.
Người bệnh bị nhân xơ tuyến giáp nên ăn những loại rau màu xanh lá
3.2. Các loại hạt
Bên cạnh các loại rau có màu xanh đậm thì các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân hay hạt bí là cũng là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magie và rất tốt cho tuyến giáp. Không chỉ có vậy, các loại hạt sẽ giúp cung cấp cho cơ thể protein từ thực vật, kẽm, đồng, vitamin E và vitamin B, từ đó giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.
3.3. Hải sản
Để có được một tuyến giáp thật khỏe mạnh thì các loại hải sản như tôm, cá, cua… cũng sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo trong chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tuyến giáp. Nguyên nhân là do trong hải sản chứa nhiều các vi chất rất tốt cho tuyến giáp phải kể đến như là I-ốt, kẽm, vitamin B, omega -3,…
3.4. Các vitamin có tác dụng chống oxy hóa và vitamin B
Vitamin A, C và E vốn được biết đến là các chất chống oxy hóa rất hiệu quả có tác dụng giúp loại bỏ những tổn thương tuyến giáp.
Cùng với đó, các thực phẩm giàu vitamin B như thịt lợn, rau lá xanh, thịt gà, trứng, các loại đậu, hải sản có vỏ cứng, mầm lúa mì, hạnh nhân, đậu Hà lan, ngũ cốc nguyên hạt,… cũng rất cần được bổ sung vào chế độ ăn uống để tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh hơn.
3.5. Thực phẩm giàu kẽm, đồng và sắt
Kẽm, đồng và sắt là các chất vi lượng cần thiết giúp chức năng tuyến giáp hoạt động một cách tối ưu.
- Kẽm và đồng là chất rất cần thiết cho việc sản sinh hormone tuyến giáp.
- Sắt lại hỗ trợ hoạt động tuyến giáp diễn ra hiệu quả.
Các dưỡng chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như gan bê, nấm, củ cải và rau mồng tơi,…
3.6. Thực phẩm giàu I-ốt
Tuyến giáp của con người sử dụng i-ốt để tổng hợp nên các hormon tuyến giáp. Do đó, việc cung cấp đủ i-ốt qua bữa ăn hàng ngày giúp tuyến giáp hoạt động ổn định cũng như góp phần làm giảm sự hình thành u tuyến giáp. Bạn có thể ăn các tảo, rong biển,… để bổ sung i-ốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý đó là việc hấp thụ quá nhiều i-ốt có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp như gây viêm tuyến giáp từ đó làm cho các triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy, người bệnh bị nhân xơ tuyến giáp nên bổ sung i-ốt với lượng vừa phải.
3.7. Thực phẩm giàu selen
Selen được chứng minh là vi chất rất cần thiết cho việc sản sinh và điều tiết mức T3, đây là một hormone có ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tuyến giáp. Do đó, bệnh nhân bị nhân xơ tuyến giáp nên bổ sung selen qua các thực phẩm tự nhiên giàu selen như cá hồng, gan bò, cá ngừ, nấm, tôm, cá và các loại hạt.
3.8. Thực phẩm chứa Omega-3
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì omega-3 là một loại acid béo rất tốt cho các bệnh lý về tuyến giáp. Người bệnh có thể bổ sung acid béo omega-3 bằng cách ăn dầu cá, cá mòi, cá hồi, hạt lanh, thịt bò, cá bơn, đậu nành, tôm,…
4. Những lưu ý về chế độ sinh hoạt khi bị nhân xơ tuyến giáp
Người bị nhân xơ tuyến giáp cần lưu ý một số điểm về chế độ sinh hoạt như sau:
- Tập luyện thể dục thể thao
Bệnh nhân xơ tuyến giáp có thể gây ra các biến chứng, gây di căn và ảnh hưởng tới các cơ quan khác như tim, phổi… Vì vậy, người bệnh cần chú ý không nên tập luyện quá sức vì có thể gây choáng váng hoặc ngất.
Ngoài ra, người bị nhân xơ tuyến giáp cũng cần tránh các bài tập có thể làm ảnh hưởng hay gây tổn thương đến vùng cổ. Tốt nhất bệnh nhân nên tập các bài tập nhẹ như chạy bộ, bơi lội, yoga để cải thiện tình trạng bệnh được tốt nhất.
- Ăn uống điều độ
Người bệnh bị nhân xơ tuyến giáp bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị thì cần phải kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học điều độ để cho việc điều trị được hiệu quả tốt nhất. Và đặc biệt nên tăng cường ăn các loại cá như cá hồi, các bơn, cá tuyết vì các thực phẩm này rất tốt cho cơ thể và tuyến giáp.
- Kết hợp điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn bác sĩ
Việc điều trị bệnh lý nhân xơ tuyến giáp cần được tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra để có được kết quả điều trị được tốt nhất. Đồng thời bệnh nhân cần đảm bảo thực hiện tốt các chỉ định về thời gian uống thuốc cũng như thời gian tái khám để rút ngắn được thời gian điều trị.
Việc biết được người bị nhân xơ tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì cũng rất quan trọng trong quá trình chữa trị bệnh. Hy vọng qua những thông tin trên đây bệnh nhân bị nhân xơ tuyến giáp có thể biết cách xây dựng thực đơn cho mình để cho quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư