Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là một bệnh về mắt phổ biến vào mùa nóng. Đau mắt đỏ do 3 nguyên nhân vi-rut, vi khuẩn và dị ứng… Bệnh thường lành tính và sẽ tự khỏi trong 1 đến 2 tuần.
Tuy nhiên muốn đẩy lùi bệnh đau mắt đỏ nhanh cần kết hợp chế độ ăn uống và sử dụng thuốc. Vậy, đau mắt đỏ kiêng ăn gì để nhanh khỏi? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để biết đau mắt đỏ kiêng gì.
Biểu hiện của đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ có biểu hiện rất rõ ràng. Người bệnh mắt sẽ đỏ và có ghèn, mắt có cảm giác cộm xốn, nóng trong mắt. Bệnh thường xuất hiện ở một mắt trước, sau đó lây sang 2 mắt. Khi ngủ dây, mắt xuất hiện nhiều dử mắt, dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mắt sẽ đau nhức và chảy nước mắt thường xuyên.
Tùy nguyên nhân đau mắt đỏ, khi bị bệnh người bệnh cũng có thể có một số triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai. Bệnh không ảnh hưởng đến tầm nhìn, tuy nhiên, nếu bệnh nặng có thể gây phù đỏ mắt, xuất hiện màng trắng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc…
Đau mắt đỏ lây như thế nào
Đau mắt đỏ lây qua đường tiếp xúc như sử dụng chung đồ vật với người bị bệnh, dính nước mắt của người bị bệnh, hô hấp chung một môi trường hẹp với người bị bệnh. Đặc biệt bệnh đau mắt đỏ có giai đoạn ủ bệnh, nghĩa là đã tồn tại nguyên nhân gây đau mắt đỏ nhưng chưa phát bệnh.
Trong thời gian này bệnh hoàn toàn có thể lây lan như khi đã phát bệnh. Người bệnh trong giai đoạn này thường không để ý dẫn đến việc 1 người đau mắt đỏ lây cho cả nhà. Nhiều trường hợp khi khỏi bệnh, người bệnh không biết vệ sinh đồ dùng cá nhân cũng như chăm sóc mắt đúng cách có thể tái nhiễm. Người bị bệnh ngoài việc đau mắt đỏ kiêng ăn gì thì còn chú ý đến việc phòng tránh đau mắt đỏ lây lan.
Xem thêm: Đau mắt đỏ lây qua đường nào
Những lưu ý quan trọng khi bị đau mắt đỏ
Hạn chế làm việc với máy tính, điện thoại
Máy vi tính, điện thoại và màn hình điện tử có ảnh hưởng rất xấu đến mắt. Những thiết bị điện tử này khiến mắt phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến việc khô mắt, nhức mỏi mắt. Đối với những người bị đau mắt đỏ sẽ khiến mắt rất khó chịu.
Tránh những nơi nhiều khói bụi, nên đeo kính râm khi ra mắc bệnh
Khói bụi nếu dính vào mắt sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở thêm nặng. Ngoài ra khi ra ngoài đường nhất là chỗ đông người nên đeo kính râm để tránh ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mắt cũng như tăng tính thẩm mỹ.
Không sử dụng khăn mặt chung với người khác tránh lây bệnh
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan nếu không biết bảo vệ đúng cách. Khi bị bệnh, ngoài việc đau mắt đỏ kiêng ăn gì cho nhanh khỏi, thì bạn còn cần chú ý không lây bệnh cho người xung quanh. Không sử dụng chung đồ cá nhân như khăn mặt, bàn chải, khăn tắm…với người xung quanh để tránh bệnh lây lan thành dịch.
Đau mắt đỏ kiêng ăn gì nhanh khỏi?
Những người bị đau mắt đỏ có cảm giác nóng ở mắt, cộm xốn rất khó chịu. Hầu hết tâm trạng người bệnh đều mong muốn khỏi bệnh nhanh. Đây là một bệnh lành tính có thể tự hết trong 1 đến 2 tuần, tuy nhiên muốn khỏi nhanh người bệnh cần kết hợp thuốc và chế độ ăn uống đúng cách. Vậy đau mắt đỏ kiêng ăn gì để nhanh khỏi? Nếu bạn chẳng may mắc phải chứng bệnh này thì cần kiêng những đồ ăn sau:
Xem thêm: Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi
Những thực phẩm có mùi tanh
Chất tanh trong tôm, cá, ốc…sẽ làm tình trạng nhiễm trùng nặng thêm. Ngoài ra mùi tanh còn làm tăng thêm các triệu chứng khó chịu khi bị đau mắt đỏ. Vì thế nếu bị đau mắt đỏ thì không nên ăn đồ tanh để giảm bớt sự khó chịu cũng như giúp bệnh nhanh khỏi.
Rau muống
Rau muống sẽ làm mắt sản sinh ghèn nhiều, khiến những người đau mắt đỏ khỏ chịu và làm cho bệnh lâu khỏi. Những người bị đau mắt đỏ không nên ăn rau muống hoặc uống nước canh rau muống.
Những chất kích thích
Những chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá rất có hại cho cơ thể. Khi khỏe mạnh cơ thể chúng ta có thể chống lại những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng những chất này. Nhưng khi bị bệnh, các chất này sẽ gây tác động xấu cho sự phát triển của bệnh. Chúng rất dễ gây những biến chứng nguy hiểm.
Rượu bia sẽ làm giảm chức năng nhìn của mắt, khiến mắt phải điều tiết mạnh hơn. Trong điều kiện đang bị đau mắt đỏ mà khiến mắt phải làm việc nhiều hơn sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn. Trong thuốc lá có lượng nicotin chúng có tác động vào hệ thần kinh cũng làm tăng sự điều tiết của mắt.
Mỡ động vật
Việc sử dụng mỡ động vật vẫn được nhiều gia đình sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Sử dụng mỡ động vật khiến tăng lượng mỡ trong máu, có ảnh hưởng không tốt đến bệnh đau mắt đỏ. Ngoài ra ăn nhiều mỡ động vật còn khiến bạn dễ mắc các bệnh như béo phì, nội tạng nhiễm mỡ… Do vậy, bạn nên thay đổi thói quen sử dụng mỡ động vật thay bằng dầu thực vật.
Uống đồ uống có ga
Đồ uống có ga làm tăng lượng đường trong máu, có thể khiến bạn hoa mắt, chóng mặt gây ảnh hưởng xấu đến việc điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Tùy ý sử dụng kháng sinh
Khi bị đau mắt đỏ, tốt nhất nên đến khám tại các cơ sở bệnh viện mắt chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị bệnh còn tùy thuộc nguyên nhân vi rut, vi khuẩn hay dị ứng. Ngoài việc kiêng gì khi đau mắt đỏ thì việc sử dụng kháng sinh tùy tiện sẽ gây nguy hiểm, có thể đến viêm loét miệng, da, giác mạc…
Điều trị đau mắt đỏ
Ngoài việc đau mắt đỏ kiêng ăn gì thì việc điều trị đau mắt đỏ cũng rất quan trọng. Việc chữa bệnh cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Khi bị bệnh bạn nên đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để khám và kiểm tra, tuyệt đối không chữa bằng những phương pháp dân gian.
Các phương pháp dân gian như xông lá trầu không, lá dâu… tuy có thể giảm bớt khó chịu nhưng không thể làm bệnh mau khỏi. Chưa kể một số trường hợp dị ứng, bị kích thích có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc, xuất huyết dưới kết mạc….Khi bị bệnh đau mắt đỏ bạn nên chú ý một số điều sau.
Xem thêm: Cách chăm sóc mắt khi bị đau mắt đỏ
Điều trị đau mắt đỏ chú ý gì
- Khi bị đau mắt đỏ cần ngưng sử dụng các loại kính như kính gọng hay kính áp tròng. Ngoài ra nhớ vệ sinh kỹ kính trước khi cất đi nhé.
- Đau mắt đỏ thường ra rất nhiều ghèn. Khi ngủ dậy ghèn sẽ khiến mi mắt dính vào nhau gây khó chịu, nhất là với trẻ nhỏ. Nếu bé bị đau mắt đỏ hãy dùng khăn ướt ấm lau nhẹ ghèn trên mắt cho bé.;
- Khi sử dụng gạc, hay khăn ướt rất dễ lây lan, vì thề hãy sử dụng 2 miếng khác nhau cho 2 mắt.
- Khi vệ sinh mắt nên lau từ trong hốc mắt (gần mũi) ra ngoài đuôi mắt.
- Phải để riêng hoặc dọn dẹp khăn giấy hoặc khăn lau, không để người khác không biết mà sử dụng chung để tránh lây lan. Nếu sử dụng khăn, hãy giặt sạch khăn ngay sau khi sử dụng và phơi khô để hạn chế nhiễm trùng cho lần sử dụng tiếp theo.
Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ
Những điều cần tránh khi đang điều trị bệnh đau mắt đỏ
- Trong khi đang điều trị đau mắt đỏ không nên đi học hay đi làm.
- Nếu đau mắt đỏ do virut gây ra sẽ tự khỏi trong 3 đến 5 ngày. Loại đau mắt đỏ này không nhất thiết phải sử dụng thuốc, tuy nhiên việc ngăn ngừa bệnh lây lan là rất cần thiết.
- Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn người bệnh có thể sinh hoạt lại bình thường sau 24h điều trị bằng kháng sinh. Việc điều trị kháng sinh theo toa thường nhanh chóng giết chết vi khuẩn gây ra bệnh;
- Khi bị bệnh nhất thiết phải dùng thuốc theo đủ và đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ
- Đau mắt đỏ do dị ứng (viêm kết mạc mùa xuân) khi sử dụng các loại thuốc kháng histamine như Loratadine (Claritin) hoặc Cetirizine (Zyrtec) có thể giúp làm dịu các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên khi dùng bất cứ kháng sinh nào cũng đều phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Đau mắt đỏ ăn gì nhanh khỏi
Khi bị bệnh, ngoài việc đau mắt đỏ kiêng gì thì đau mắt đỏ ăn gì nhanh khỏi cũng được nhiều bệnh nhân quan tâm.Khi bi đau mắt đỏ nên ăn nhiều thực phẩm chứa lutein. Chất oxi hóa này giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất thải trong võng mạc. Dưới đây là danh sách các thực phẩm bạn nên bổ sung khi bị đau mắt đỏ.
1. Cà rốt
Trong cà rốt có lượng beta-carotene cao – chất sẽ chuyển đổi thành vitamin A, giúp đôi mắt khỏe mạnh. Những người thường xuyên ăn cà rốt sẽ có đôi mắt sáng khỏe, hạn chế mắc các bệnh như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…
2. Rau xanh
Những loại rau màu xanh đậm chưa rất nhiều carotenoid, cụ thể là lutein và zeaxanthin. Hai carotenoid giúp mắt nhìn rõ hơn. Ngoài ra Lutein còn có lợi cho những ai phải thường xuyên làm việc với máy tính. Chất này giúp hấp thụ ánh sáng xanh giúp mắt đỡ khô và mệt mỏi khi tiếp xúc với thiết bị điện tử. Vì thế bạn nên thường xuyên ăn các loại rau màu xanh đậm như cải lá xoăn, cải bó xôi, rau cải cầu vồng, rau chân vịt vì chúng chứa hàm lượng lutein cao nhất.
3. Ớt chuông cam
Trong ớt chuông cam có hàm lượng zeaxanthin cao nhất so với 32 loại quả và rau củ khác. Thường xuyên ăn ớt chuông xanh sẽ giúp cơ thể hấp thụ lượng zeaxanthin rất cao. Zeaxanthin giúp hạn chế tốc độ nhiễm khuẩn trong mắt, rất có lợi cho những người bị đau mắt đỏ.
4. Lòng đỏ trứng
Trong lòng đỏ trứng có các hàm lượng chất béo và chất đạm lành mạnh, rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là đôi mắt. Ngoài ra lòng đỏ trứng còn giúp cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Theo Hiệp hội sinh học thực nghiệm Hoa Kỳ (FASEB), khi ăn trứng kèm salad có thể tăng cường tốc độ hấp thụ carotenoid lên gấp 9 lần.
Một lưu ý khi chế biến lòng đỏ trứng là nên làm chín ở nhiệt độ vừa phải, vì nhiệt độ cao sẽ làm phân hủy lutein và zeaxanthin. Để hấp thụ tốt nhất những lợi ích mà lòng đỏ trứng mang lại nên ăn trứng luộc hoặc trứng sống.
5. Dầu cá
Omega-3 trong dầu cá giúp giảm nguy cơ thoái hóa võng mạc mắt xuống 60%. Ngoài ra ăn nhiều thực phẩm chứa Omega-3 sẽ giúp giảm tình trạng viêm, giúp người đau mắt đỏ thấy dễ chịu hơn. Theo tạp chí Surgery Neurology, những bệnh nhân đau mắt đỏ thường xuyên ăn thực phẩm chứa omega-3 sẽ giúp rút ngắn thời gian lành bệnh đáng kể so với những người chỉ sử dụng thuốc kháng viêm không steroid.
6. Chất chống oxy hóa astaxanthin
Astaxanthin giúp chống lại tình trạng oxy hóa do vi khuẩn Haematococcus pluvialis sản sinh. Chất này có tác dụng mạnh hơn lutein và zeaxanthin kết hợp. Astaxanthin có nhiều nhất trong rau quả và các loại thịt đỏ.
7. Quả việt quất
Việt quất chứa hàm lượng anthocyanin cao. Theo nghiên của các nhà khoa học, anthocyanin giúp hạn chế tình trạng viêm ở mắt, giúp người đau mắt đỏ nhanh lành bệnh và giảm tình trạng khó chịu.
Đau mắt đỏ là căn bệnh thường xuyên gặp, nhất là vào mùa nắng nóng. Khi bị bệnh ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần quan tâm đau mắt đỏ kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi. Ngoài ra khi bị bệnh cần đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để khám và được bác sỹ chỉ định đúng loại thuốc cần sử dụng.