Bị vảy nến nên bôi thuốc gì để làm giảm triệu chứng của bệnh

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị vảy nến bạn nên biết

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì tốt nhất?

Đánh giá bài viết !

Thuốc bôi trị vảy nến là một trong những phương pháp chữa bệnh đem lại hiệu quả cao và được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Vậy bị vảy nến nên bôi thuốc gì để làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Câu trả lời sẽ được trình bày chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây!

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì tốt nhất?

Trong các bệnh da liễu thường gặp, vảy nến là tình trạng khá phổ biến với biểu hiện nhận biết là những nốt mẩn đỏ, sưng viêm tạo thành từng từng mảng và gây ngứa. Để chữa bệnh, bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, việc dùng thuốc bôi ngoài da cũng là lựa chọn của nhiều người bệnh. Vậy bị vảy nến nên bôi thuốc gì?

Thuốc bôi vảy nến chứa Axit salicylic - Salicylic 5%

Thuốc bôi vảy nến chứa Axit salicylic – Salicylic 5%

Đây là thuốc bôi có tác dụng làm giảm đi nhanh chóng tình trạng khô da, bạt sừng. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng làm mềm da, tẩy nhanh mảng trên da, từ đây hỗ trợ điều trị bệnh dần dần. Tuy nhiên thuốc bôi ngoài da  Salicylic 5% trị bệnh cũng gây ra một số phản ứng phụ như kích ứng da, nóng da, gãy và rụng tóc nếu sử dụng cho vùng da đầu,…

Thuốc chữa vảy nến Tacrolimus

Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi bị vảy nến nên bôi thuốc gì là kem Tacrolimus. Thuốc được sử dụng như dược liệu thay thế cho Corticosteroid khi người bệnh bị tổn thương vùng da ở mặt hoặc những vị trí da nhạy cảm khác. Tương tự Salicylic 5%, thuốc bôi ngoài da chữa bệnh Tacrolimus cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn như viêm da, kích ứng da, nhiễm trùng nếu sử dụng bừa bãi. 

Thuốc mỡ chứa Corticosteroid

Đây là dạng thuốc bôi điều trị vảy nến khá quen thuộc. Thuốc được chia thành nhiều cấp độ tương ứng với từng tình trạng bệnh: Cực mạnh (I), Trung bình (III, IV, V),  Mức độ nhẹ (VI) và Yếu (VII). Tên những loại thuốc trong nhóm dược liệu này được dùng nhiều nhất gồm có Eumovate, Flucinar, Tempovate,…

Thuốc mỡ chứa Corticosteroid có ưu điểm là làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh như bong vảy, ngứa da, sưng đỏ. Thuốc gây ra phản ứng phụ là làm khô da, rạn da, mỏng da hoặc có thể khiến người bệnh nổi mụn. Một số trường hợp lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng kháng thuốc. Do đó thời gian khuyến cáo sử dụng thuốc mỡ chứa Corticosteroid chỉ là từ 2 – 4 tuần.

Thuốc bôi ngoài da Elidel

Đây là loại thuốc có khả năng ức chế miễn dịch, làm chậm đi sự phát triển của các triệu chứng bệnh vảy nến: giảm ngứa, giảm bong tróc và sưng đỏ da. Đặc biệt, thuốc Elidel còn có thể sử dụng trong cả những trường hợp bị vảy nến nặng mà không thích ứng các dược liệu thông thường khác. Tuy nhiên với một số cơ địa, thuốc có thể gây phản ứng phụ như rát đỏ, ngứa da hoặc thậm chí thay đổi màu da.

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì – Thuốc Tazarotene

Thuốc bôi ngoài da Tazarotene có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào sừng, làm giảm đi sự biến đổi của da do vảy nến gây ra. Tác dụng phụ của thuốc thường gặp là gây ửng đỏ, bỏng da hoặc sưng mụn.

Kem bôi vảy nến Daivonex

Thuốc bôi Daivonex chuyên dùng cho bệnh nhân bị vảy nến với công dụng chính là làm giảm đi tình trạng da khô, bong tróc vảy. Đồng thời, loại thuốc này cũng cung cấp cho da lượng ẩm cần thiết và làm dịu đi những cơn ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên thuốc không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ em chưa đủ 8 tuổi. Ngoài ra thuốc cũng gây ra một số phản ứng nhẹ ở vùng da bôi thuốc.

Một số loại thuốc bôi ngoài da trị vảy nến khác

Bên cạnh những loại thuốc trị vảy nến dạng kem bôi ngoài da phổ biến bên trên, người bệnh có thể tham khảo thêm một số loại thuốc khác như:

  • Dermovate Cream: Công dụng chính của thuốc là ngăn ngừa tình trạng da bị viêm nhiễm, giảm nhanh triệu chứng ngứa và sưng đỏ tại những vị trí bị vảy nến. Khi dùng thuốc chữa bệnh, bạn có thể gặp một số phản ứng phụ như giảm sắc tố da, cảm giác châm chích hoặc nứt da.

  • Anthralin: Loại thuốc này chỉ dùng được trong thời gian ngắn để giúp khắc phục tình trạng khô da, hỗ trợ nuôi dưỡng da mịn màng. Khi dùng thuốc, bạn nên sử dụng cẩn thận vì sản phẩm dễ gây bẩn quần áo.

  • Kem dưỡng ẩm: Giúp cung cấp độ ẩm lớn cho da để cải thiện hiện tượng khô da do vảy nến để lại.

  • Trozimed: Thuốc Trozimed được dùng cho những thể vảy nến nhẹ với công dụng giảm đi hiện tượng bong tróc da. Đồng thời thuốc cũng hỗ trợ làm chậm lại quá trình tăng sinh tế bào, giúp da mau chóng phục hồi khỏe mạnh. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc là gây ngứa đỏ, phát ban hoặc khô da.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị vảy nến bạn nên biết

Để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh của những loại thuốc bôi ngoài da  bên trên, người bệnh khi sử dụng cần lưu ý một số vấn để dưới đây:

  • Phần lớn các loại thuốc nêu trên đều là thuốc được kê toa. Do đó mặc dù đã biết rõ vảy nến nên bôi thuốc gì nhưng trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước.

  • Tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng về cách dùng, liều lượng và thời gian bôi.

  • Trước khi dùng thuốc bôi, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương.

  • Tránh để thuốc dính vào những vị trí nhạy cảm như mắt, mũi, miệng.

  • Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Bạn nên bổ sung thêm trái cây, rau xanh, các loại hạt và uống đủ nước, đồng thời kiêng kỵ thực phẩm cay nóng và hạn chế tới gần tác nhân dễ gây kích ứng da như lông thú cưng, phấn hoa.

  • Sử dụng trang phục thoáng mát, rộng rãi cũng là một trong những cách để da dễ chịu hơn.

Như vậy bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi bị vảy nến nên bôi thuốc gì rồi nhé. Hy vọng những thông tin trên đã đưa tới bạn những kiến thức hữu ích. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm tới bài viết!

Rate this post

Viết một bình luận