NV1:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:
+ Tóm tắt văn bản Thánh Gióng bằng cách sắp xếp đúng thứ tự các sự kiện (theo PHT)
+ Truyện Thạch Sanh có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính? Vì sao em xác định như vậy?
+ Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
+ GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: Tóm tắt văn bản
1. Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của hai ông bà lão nghèo ở quận Cao Bình.
– Bà mẹ mang thai TS mấy năm mới sinh. Lớn lên cậu được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông.
2. Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông, bị Lí Thông lừa đi canh miếu thờ thế mạng, TS giết chằn tinh chặt đầu đem về, lại bị Lí Thông lừa, TS trở về gốc đa sống bằng nghề kiếm củi.
3. Lí Thông cướp công TS, được vua ban thưởng phong cho làm quận công.
4. Công chúa bị đại bàng bắt đi, vua sai LT đi tìm. LT nhờ Thạch Sanh giúp đỡ, TS xuống hang giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp kín cửa hang.
5. TS cứu Thái Tử con vua Thủy Tề, được thưởng cây đàn thần.
6. Hồn chằn tinh và đại bàng lập mưu hãm hại, TS bị bắt vào ngục. Chàng gảy đàn, tiếng đàn chữa khỏi bệnh câm cho công chúa. Thạch Sanh được giải oan. TS tha tội cho mẹ con LT nhưng chúng đã bị sét đánh chết và biến thành bọ hung.
7. TS cưới công chúa, hoàng tử các nước chư hầu kéo quân tiến đánh, TS đem đàn ra gảy, quân lính … các hoàng tử cởi giáp xin hàng.
8. TS mời cơm quân sĩ 18 nước chư hầu, niêu cơm tí xíu mà ăn mãi không hết.
9. Vua nhường ngôi cho TS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
– GV đặt câu hỏi chuyển ý bằng câu hỏi: Sau khi đọc xong truyện, em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?
GV khuyến khích HS bày tỏ chân thật, hồn nhiên cảm xúc và suy nghĩ của mình
NV2
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV đặt câu hỏi gợi dẫn:
– GV đặt câu hỏi:
+ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
GV khuyến khích HS bày tỏ chân thật, hồn nhiên cảm xúc và suy nghĩ của mình
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: HS tóm tắt được các chi tiết về hoàn cảnh ra đời của TS
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Gv bổ sung: Chi tiết khác thường:
Nhận vật mồ côi, nhà nghèo là một kiểu dạng nhân vật điển hình, xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích VN. Đó cũng là sự hình tượng hoá kiểu thân phận điện hình trong xã hội phong kiến VN trước đây.
NV3:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
HS thảo luận theo nhóm: Phiếu bài tập số 1 (bài 1,2)
a. Hãy liệt kê những chi tiết miêu tả hành động của TS. Qua những lần thử thách ấy, em thấy TS bộc lộ những phẩm chất gì?
b. Nếu sau khi trở về cung, công chúa không bị câm thì theo em điều gì sẽ xảy ra?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
a. TS trải qua 4 thử thách
1. TS bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng. à TS giết chết chằn tinh.
2. TS xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lý Thông lừa lấp cửa hang à TS cứu thái tử con vua Thủy tề và được vua Thủy tề tặng cây đàn thần.
3. Hồn chằn tinh và đại bàng bày mưu báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. à Tiếng đàn của Thạch sanh chữa khỏi bệnh cho công chúa, TS được giải oan và kết hôn cùng công chúa.
4. Hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh. à TS gảy đàn, quân 18 nước chư hầu xin hàng.
b. Nếu công chúa không bị câm, có thể nhà vua đã gả cho Lí Thông.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức và bổ sung:
· Nàng công chúa không nói, không cười thuộc mô-típ người câm quen thuộc trong truyện cổ tích. Đây là một sự hình tượng hoá các nhân vật đang mang chịu một nỗi uất ức hay che giấu một điểu bí mật nào đó chưa thể hoặc không thê’ tiết lộ ra. Đó cũng là một hình thức “giãn cách” thời gian tạm thời để chờ đợi sự xuất hiện của nhân vật chính. Nàng công chúa trong truyện Thạch Sanh không nói gì như một hình thức từ chối/ không nhận kẻ giả mạo Lý Thông. Chỉ đến khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh (nhân vật chính đã xuất hiện trở lại), công chúa mới lên tiếng để trao cho Thạch Sanh cơ hội vạch mặt kẻ giả mạo.
· Nếu công chúa không bị câm thì có thê’ nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác. Tuy nhiên, đó không phải là dụng ý của tác giả dân gian. Chức năng giải mã bí mật, phơi bày sự thật, vạch mặt kẻ giả mạo trong câu chuyện này không được đặt ở nhân vật công chúa.
Gv chuyển ý: Đối lập với TS là LT, một kẻ xảo trá, hèn nhát bất tài, ích kỉ, tham lam, độc ác (biểu hiện của kẻ ác)
NV4:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV đặt câu hỏi :
– GV yêu cầu HS:
1. Hãy liệt kê các chi tiết miêu tả hành động của Lí Thông? Qua đó em nhận xét gì về nhân vật này?
2. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa TS và LT
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức:
– GV bổ sung: Như vậy, Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho 2 tuyến nhân vật thiện và ác trong truyện cổ tích.
NV5
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS làm bài tập 1 trong PBT.: Liệt kê các con vật và đồ vật kì ảo xuất hiện trong truyện? Ý nghĩa của các chi tiết
– HS tiếp tục thảo luận và nêu ý nghĩa của chi tiết:
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
Các con vật kì ảo: trằn tinh, đại bàng
các đồ vật thần kì: chiếc cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức
NV6
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS trả lời:
Truyện kết thúc như thế nào? Qua kết thúc này nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc này có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu 1 số ví dụ….
Mẹ con Lý Thông dù được TS tha mạng nhưng vẫn bị sét đánh chết, biến thành bọ hung. Cách kết thúc này có ý nghĩa gì?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức:
Truyện kết thúc có hậu, thể hiện tư tưởng của nhân dân “ở hiền gặp lành”. Kết hôn và lên ngôi là mô-tip quen thuộc thường thấy ở nhiều câu chuyện. Là phần thưởng mà tác giả dâ gian dành cho nhân vật tốt bụng, tài năng.
Đồng thời, những kẻ gieo gió ắt gặp bão. Mẹ con LT dù được TS bao dung, độ lượng tha tội nhưng vẫn bị trời trừng phạt. Thể hiện thái độ kiên quyết: Cái ác sẽ bị trừng trị đích đáng. Nếu chết đi, thì chưa đủ. Hai mẹ con còn bị biến thành bọ hung, loài vật… sống ở những nơi … Những kẻ xấu xa bạc ác như mẹ con LT không chỉ bị trừng trị ở đời này kiếp này, mà mãi mãi về sau, cho dù có đầu thai kiếp khác cũng vẫn bị người đời xa lánh khinh rẻ.
NV7
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV đặt câu hỏi: Truyện có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức:
3. Đọc- kể tóm tắt
– Nhận vật:
+ Nhân vật chính: Thạch Sanh
+ Nhân vật phụ: Mẹ con Lí Thông, vua, công chúa…
– Ngôi kể: ngôi thứ ba
– PTBĐ: tự sự
Bố cục: 4 phần
– Đoạn 1: Từ đầu => mọi phép thần thông: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
– Đoạn 2: Tiếp => phong cho làm quận công: Thạch Sanh chiến thắng Chằn Tinh, bị Lý Thông cướp công.
– Đoạn 3: Tiếp => Hoá kiếp thành bọ hung: Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng, cứu công chúa và con trai vua Thuỷ Tề; Lý Thông bị trừng phạt.
– Đoạn 4: Phần còn lại: Hạnh phúc đến với Thạch Sanh.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật Thạch Sanh
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
– Nhà nghèo, sống một mình, làm nghề đốn củi kiếm ăn.
=> gần gũi với nhân dân, có nguồn gốc từ nhân dân lao động.
b. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh
– TS đã trải qua 4 thử thách :
1. TS bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng. à TS giết chết chằn tinh.
2. TS xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lý Thông lừa lấp cửa hang à TS cứu thái tử con vua Thủy tề và được vua Thủy tề tặng cây đàn thần.
3. Hồn chằn tinh và đại bàng bày mưu báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. à Tiếng đàn của Thạch sanh chữa khỏi bệnh cho công chúa, TS được giải oan và kết hôn cùng công chúa.
4. Hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh. à TS gảy đàn, quân 18 nước chư hầu xin hàng.
=> Qua các thử thách, TS đã bộc lộ nhiều phẩm chất đáng quý:
+ Thật thà chất phác,
+ Dũng cảm, tài giỏi,
+ Nhân ái, yêu hoà bình.
2. Nhân vật Lí Thông
Tính cách của LT bộc lộ qua các hành động :
– Gian trá, xảo quyệt
– Tàn nhẫn, vô lương tâm:
– Tiểu nhân, bạc nhược, thấp hèn
3. Ý nghĩa của một số chi tiết thân kì
– Tiếng đàn … là đại diện cho công lý, thể hiện ước mơ về lẽ công bằng trong xã hội và tinh thần yêu hoà bình của nhân dân ta.
– Niêu cơm dù nhỏ nhưng ăn mãi không hết thể hiện ước mơ về một cuộc sống no ấm, tượng trưng cho tấm lòng nhân ái, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
à Các chi tiết tưởng tượng kì ảo mang lại cho truyện màu sắc thần kì, đồng thời thể hiện sự tư tưởng của nhân dân : những người hiền lành, lương thiện sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ.
4. Kết thúc truyện
– TS cưới công chúa, lên làm vua.
– Mẹ con LT bị sét đánh chết
=> Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ công lý xã hội (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác) và ước mơ của nhân dân về sự đổi đời
III. Tổng kết
1. Nội dung – Ý nghĩa:
* Nội dung: Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người…
– Ý nghĩa: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về công lý xã hội, sự chiến thắng cuối cùng của những con người chính nghĩa lương thiện.
b. Nghệ thuật
– Chi tiết tưởng tượng kì ảo
– Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường)