Cộng tác viên viết bài là gì? Nếu bạn có kỹ năng viết ổn áp, công việc cộng tác viên viết bài có thể giúp bạn kiếm được nguồn thu nhập kha khá đấy!
Trước hết, công việc cộng tác viên viết bài là gì? Họ phải đảm nhiệm những công việc thế nào? Mức nhuận bút của công việc này ra sao? Cùng Glints tìm hiểu về “nghề tay trái hái ra tiền” này nhé!
Cộng tác viên viết bài là gì?
Để hiểu rõ cộng tác viên viết bài là gì, trước hết, ta cần biết cộng tác viên là gì. Đây là những nhân sự không nằm trong danh sách nhân viên chính thức của một công ty, doanh nghiệp. Họ sẽ làm việc và được trả lương dựa trên mức độ hoàn thành công việc của mình.
Vậy, cộng tác viên viết bài chính là những người đảm nhiệm sản xuất nên những bài viết cho một doanh nghiệp, công ty và được trả lương dựa trên số lượng bài viết mà họ thực hiện.
Có rất nhiều hình thức viết bài khác nhau, cụ thể như: viết bài SEO, viết nội dung trên các trang mạng xã hội, viết bài PR cho báo chí, viết kịch bản video,…
Đọc thêm: Cộng Tác Viên Bán Hàng Online Là Gì? CTV Bán Hàng Online Làm Công Việc Gì?
Ưu và nhược điểm của làm cộng tác viên viết bài là gì?
Ưu điểm khi làm cộng tác viên viết bài
Thời gian linh hoạt
Cộng tác viên viết bài không phải là nhân viên chính thức. Điều này đồng nghĩa rằng bạn hoàn toàn có thể tự do cân bằng thời gian làm việc và thời gian cá nhân của mình.
Bạn có thể ngủ cả ngày và làm việc vào ban đêm, miễn bạn hoàn thành đủ các bài viết được yêu cầu. Cộng tác viên viết bài có thể làm việc như một freelancer với thời gian tự do.
Có thêm thu nhập
Vị trí cộng tác viên viết bài cho phép bạn linh hoạt về mặt thời gian. Thế nên, công việc này rất phù hợp với những bạn sinh viên hoặc những first-jobber muốn kiếm thêm thu nhập. Nó sẽ giúp bạn có thêm nguồn thu nhập đáng kể nếu bạn nhận nhiều bài viết và hoàn thành chúng thật tốt.
Có thêm thu nhập khi làm cộng tác viên viết bài
Trau dồi khả năng viết lách
Viết cũng giống như tập thể dục. Việc viết lách mỗi ngày sẽ giúp bạn “tăng cơ bắp não” và từ đó trau dồi khả năng viết vượt trội. Chính vì thế, công việc cộng tác viên viết bài sẽ vô cùng phù hợp với những ai yêu viết lách, thích công việc sáng tạo.
Viết mỗi ngày sẽ giúp bạn viết chắc tay hơn và nhanh chóng hơn. Bạn có thể nhận nhiều bài viết hơn và thực hiện chúng như một thói quen dễ dàng. Có thế, thu nhập của bạn có thể tăng đáng kể đấy nhé!
Làm giàu vốn kiến thức và kinh nghiệm của mình
Cộng tác viên viết bài sẽ được yêu cầu viết bài ở rất nhiều lĩnh vực, ngành hàng khác nhau. Có khi hôm nay bạn viết về sản phẩm F&B, nhưng hôm sau lại phải viết cho một tổ chức giáo dục. Vì vậy, một cộng tác viên viết bài qua nhiều lần cọ xát khác nhau sẽ lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm, kiến thức nền tảng khác nhau.
Đọc thêm: Digital Nomad Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Digital Nomad?
Nhược điểm khi làm cộng tác viên viết bài
Không được hưởng chế độ đãi ngộ
Như đã nói bên trên, cộng tác viên viết bài không nằm trong danh sách nhân viên chính thức của công ty. Chính vì thế, họ sẽ không nhận được những đãi ngộ, phúc lợi thường có của nhân viên chính thức.
Điều này cũng là một hạn chế khá lớn khi quyết định theo đuổi công việc cộng tác viên viết bài. Để có thêm mức thu nhập tốt nhằm tự tạo nên những “đãi ngộ” cho riêng mình, bạn buộc phải tăng tiến độ viết. Khi ấy, bạn sẽ không còn được chủ động về mặt thời gian như trước nữa.
Không được hưởng chế độ đãi ngộ
Nhuận bút không cao
Đây là một hiện thực khá buồn đối với những người viết. Trong thị trường hiện tại, mọi người thường mặc định rằng ai cũng có thể viết. Chính vì thế, họ thường ép giá và từ đó dẫn đến mức nhuận bút không cao.
Các bạn sinh viên không có nhiều kinh nghiệm muốn kiếm thêm thu nhập sẽ bất chấp nhận viết bài với mức giá thấp. Điều này vô hình trung kéo mức giá sàn xuống thấp hơn và khiến công việc viết không được tôn trọng nhiều hơn.
Các công việc phổ biến của cộng tác viên viết bài là gì?
Cộng tác viên viết bài chuẩn SEO
Hiểu một cách đơn giản, cộng tác viên viết bài chuẩn SEO sẽ là người giúp tăng thứ hạng xuất hiện của website doanh nghiệp trên các thanh công cụ tìm kiếm.
Mỗi ngày, website của các doanh nghiệp luôn phải tối ưu hóa các nội dung cũ và tạo các bài viết mới dựa trên từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Chính vì thế mà nội dung SEO ngày càng có nhu cầu cao hơn, kéo theo đó là các cộng tác viên viết bài chuẩn SEO ngày càng nhiều hơn.
Đối với người viết bài chuẩn SEO, bên cạnh khả năng viết tốt, họ phải có những kỹ thuật cơ bản để tối ưu hóa bài viết:
- Xây dựng nội dung dựa trên từ khóa, chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất.
- Nội dung bài viết cần liên quan mật thiết đến sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa nội dung và xây dựng nội dung mới mà không sao chép y chang các bài viết trên mạng.
Cộng tác viên viết bài social media
Có thể nói, Facebook là một trong những nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất nhì Việt Nam. Chính vì thế, các doanh nghiệp, thương hiệu đều có các trang chính thức trên Facebook. Các trang này nhằm mục đích đăng tải những thông tin về chức năng (lý tính & cảm tính) của sản phẩm; tương tác với người dùng; trả lời những thắc mắc, khiếu nại của nhóm khách hàng;…
Cộng tác viên viết bài PR
Khi các doanh nghiệp hay thương hiệu có những hoạt động, sự kiện, chiến dịch mới, họ sẽ muốn đẩy mạnh chúng trên các trang báo điện tử. Hình thức này được gọi là PR.
Để có những nội dung đăng tải trên các trang báo, thông thường các thương hiệu, doanh nghiệp sẽ yêu cầu cộng tác viên viết bài PR đảm nhiệm phần này. Họ sẽ phải là người có kiến thức báo chí ở mức khá ổn. Đồng thời phải nắm rõ thông tin sản phẩm, sự kiện, chiến dịch,… mà doanh nghiệp yêu cầu.
Cộng tác viên viết bài blog
Thông thường, các doanh nghiệp hay thương hiệu sẽ có những trang blog để đăng tải những nội dung hữu ích hướng đến nhóm khách hàng. Blog là một loại hình content xoay quanh nhiều nhóm chủ đề nào đó. Các thông tin trên Blog thường sẽ bao hàm quan điểm cá nhân của người viết, hoặc góc nhìn từ thương hiệu.
Cộng tác viên viết bài blog
Cộng tác viên viết kịch bản video
Video được xem là phương thức truyền tải thông tin đến với khách hàng có tính hiệu quả nhất nhì trong các hình thức tiếp thị. Để thai nghén nên một video là cả một quá trình và đòi hỏi sự góp sức của rất nhiều bên liên quan.
Có thể nói, công việc của cộng tác viên viết kịch bản video là bước nền móng. Họ sẽ là người xây dựng sườn video và mô tả những cảnh sẽ xuất hiện trong video. Từ đó, các bộ phận liên quan như production house, visualizer,… sẽ biến những kịch bản ấy thành những video hoàn chỉnh.
Lương của cộng tác viên viết bài
Mức lương của cộng tác viên viết bài không có một chuẩn cố định, mà tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, trình độ, yêu cầu của bài viết. Glints đã tổng hợp một vài mức nhuận bút cơ bản mà các cộng tác viên viết bài có thể nhận được, cụ thể như sau:
Hình thức viết bàiMức lương Cộng tác viên viết bài chuẩn SEOTừ 80.000 VNĐ – 200.000 VNĐCộng tác viên viết bài social mediaTừ 200.000 VNĐ – 500.000 VNĐCộng tác viên viết báoTừ 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐCộng tác viên viết bài PRTừ 300.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐCộng tác viên viết blogTừ 200.000 VNĐ – 400.000 VNĐCộng tác viên viết kịch bản videoTừ 300.000 VNĐ trở lên (phụ thuộc vào độ dài của video, yêu cầu của khách hàng,…)
Kết luận
Công việc cộng tác viên viết bài là một công việc rất được mọi người ưa chuộng, vì nó không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng đặc thù như IT hay kỹ sư.
Tuy nhiên, để trở thành một cộng tác viên viết bài chuyên nghiệp, bạn phải luôn tìm cách trau dồi kỹ năng viết, vốn sống và cả kinh nghiệm của mình để hiểu rõ nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả
Nghia Nguyen
“My name means ‘tons of meaningfulness’. How can we live a meaningless life, right?”
See author’s posts