Tháng 10 Có Ngày Lễ Gì? Các Sự Kiện Trong Nước Và Quốc Tế

Mỗi thời điểm trong năm sẽ có những ngày lễ hay ngày kỷ niệm chung trên cả nước hoặc rộng trên toàn thế giới. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhớ được hết những ngày này. Nếu bạn quan tâm tháng 10 có ngày lễ gì thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của BachkhoaWiki nhé!

Tháng 10 có ngày lễ gì? Tháng 10 có những lễ hội truyền thống nào? Bài viết dưới đây BachkhoaWiki sẽ giúp bạn tổng hợp tất cả các ngày lễ trong năm 2022 theo cả lịch âm và lịch dương để giúp bạn tiện theo dõi, sắp xếp kế hoạch chu đáo nhất có thể. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Tháng 10 có ngày lễ gìTháng 10 có ngày lễ gì

Advertisement

Ý nghĩa của tháng 10

Tháng 10 dương lịch là thời điểm gần cuối năm dương lịch. Với những nước theo lịch cổ truyền, tháng 10 dương cũng vào khoảng tháng 9 âm, là thời gian gần kết thúc một năm. 

Những thay đổi của trời đất khi bước tháng 10 là một khoảng thời gian để ta sống chậm lại, lắng nghe cuộc sống. Bứt tốc với những kế hoạch để tổng kết một năm với nhiều thử thách.

Advertisement

Tháng 10 có ngày lễ gì ở Việt Nam?

Cùng tìm hiểu trong tháng 10 ở Việt Nam chúng ta có những ngày lễ, sự kiện gì sắp diễn ra nhé.

Ngày lễ tháng 10 dương lịch

02/10: Ngày Khuyến học Việt Nam

Advertisement

Hội Khuyến khích và phát triển giáo dục Việt Nam (gọi tắt là Hội Khuyến học Việt Nam) được thành lập từ ngày 2/10/1996 và thống nhất lấy ngày 2/10 làm ngày Khuyến học Việt Nam với mục đích khuyến khích phong trào học tập, đồng thời tôn vinh những cá nhân và tập thể đạt thành tích trong công tác khuyến học.

04/10: Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu sinh ngày 4/10/1920, mất ngày 9/12/2002) – là nhà thơ cách mạng lớn và là người chiến sĩ cộng sản kiên cường của Việt Nam.

10/10: Ngày Giải phóng Thủ đô

Ngày 10/10/1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã giải phóng thủ đô, chính thức thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân. Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm dân tộc ta.

tháng 10 có ngày lễ gì

tháng 10 có ngày lễ gì

10/10: Ngày Luật sư Việt Nam

Đảng và Nhà nước quyết định lấy ngày 10/10 làm Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam từ ngày 14/01/2013 để ghi nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ luật sư cho đất nước trong nhiều năm qua.

13/10 Ngày Doanh nhân Việt Nam

Ngày Doanh nhân Việt Nam nhằm khen thưởng và động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân trên khắp mọi miền đất nước.

14/10 Ngày Hội Nông dân Việt Nam

Tháng 10 năm 1930, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương nhằm tập hợp lực lượng nông dân đoàn kết xung quanh Đảng Cộng sản Việt Nam đấu tranh cho tự do, độc lập của dân tộc.

Sau đó đổi tên thành là Hội Nông dân Việt Nam. Ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã quyết định chọn ngày 14/10 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam, gọi tắt là Ngày Hội Nông dân Việt Nam.

ngày thành lập hội nông dân việt nam

ngày thành lập hội nông dân việt nam

15/10: Ngày Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và Ban vận động Mặt trận Thanh niên toàn quốc đã quyết định thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vào 10/1956.

Với mục đích nhằm nâng cao đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Đồng thời lấy ngày 15/10 làm Ngày Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam để kỷ niệm sự kiện quan trọng này.

20/10: Ngày Phụ nữ Việt Nam

Ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chính thức được thành lập và lấy ngày 20/10 hàng năm là ngày Phụ nữ Việt Nam nhằm tri ân công lao và sự cống hiến của phụ nữ cho đất nước.

ngày phụ nữ việt nam 20/10

ngày phụ nữ việt nam 20/10

26/10: Ngày Điều dưỡng Việt Nam

Hội Y tá – Điều Dưỡng Việt Nam ra đời vào 26/10/1990, sau đó đổi tên thành Hội Điều Dưỡng Việt Nam. Theo đó. Ngày Điều dưỡng Việt Nam ra đời với mục đích biểu dương và thể hiện lòng biết ơn đối với những y tá và điều dưỡng đang ngày đêm tận tình chăm sóc bệnh nhân.

Ngày lễ tháng 10 âm lịch

Tháng 10 âm lịch ngoài ngày mùng 1 và ngày rằm (ngày 15) như thường lệ theo phong tục tập quán truyền thống thì theo Phật Giáo sẽ có thêm ngày lễ hay Tết Trùng Thập (nhằm ngày 10/10) và lễ Hạ Nguyên (nhằm ngày 15/10) được người dân tổ chức cúng lễ.

Ngày Tết Trùng Thập: Do diễn ra vào ngày lặp (mùng 10 tháng 10 âm lịch) nên Tết Trùng Thập còn được gọi là tết Song Thập. Đây là ngày Tết cúng cơm mới theo truyền thống của đa số người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam.

Theo truyền thuyết từ xa xưa, thời gian tháng 10 âm lịch là khi mùa vụ đã thu hoạch xong, người nông dân muốn tạ lễ cảm ơn Thần Nông đã cho dân chúng vụ mùa ấm no và mong cầu một mùa thu hoạch mới bội thu hơn nên sẽ làm mâm cơm dâng lễ.

Tết Hạ Nguyên: Tết Hạ Nguyên ngày lễ tháng 10 của Phật Giáo, diễn ra vào ngày 15/10 âm lịch mỗi năm với mục đích răn dạy các phật tử làm cái thiện, tu tâm dưỡng tính.

ngày lễ tháng 10 âm lịch

ngày lễ tháng 10 âm lịch

Tháng 10 có ngày lễ quốc tế gì?

Trong tháng 10, ngoài những ngày lễ được liệt kê trên đây ở Việt Nam thì trên toàn thế giới còn diễn ra một số sự kiện quốc tế nổi bật khác như sau: 

  • Ngày Quốc tế Người cao tuổi (International Day of Older Persons) 01/10

  • Ngày Quốc tế Không bạo động (International Day of Non-Violence) 02/10

  • Ngày Môi trường sống Thế giới (World Habitat Day) (Ngày thứ Hai đầu tiên của tháng Mười, trong năm 2022 thì sự kiện này nhằm ngày 4/10) 04/10

  • Ngày Nhà giáo Thế giới (World Teachers’ Day) 05/10

  • Ngày Bưu chính Thế giới (World Post Day) 09/10

  • Ngày Quốc tế Trẻ em gái (International Day of the Girl Child) 11/10

  • Ngày Quốc tế Giảm nhẹ thiên tai (International Day for Disaster Reduction) 13/10

  • Ngày Tiêu chuẩn Thế giới (World Standards Day) 14/10

  • Ngày Quốc tế Phụ nữ Nông thôn (International Day of Rural Women) 15/10

  • Ngày Lương thực Thế giới (World Food Day) 16/10

  • Ngày Quốc tế Xóa nghèo (International Day for the Eradication of Poverty) 17/10

  • Ngày Liên Hợp Quốc (United Nations Day) 24/10

  • Ngày Thông tin về Phát triển Thế giới (World Development Information Day) 24/10

  • Ngày Thế giới về Di sản Nghe nhìn (World Day for Audiovisual Heritage) 27/10

  • Lễ hội Halloween 31/10

blobid1652786435023blobid1652786435023

Tháng 10 có lễ hội truyền thống gì?

Tháng 10 có rất nhiều lễ hội truyền thống diễn ra trên khắp cả nước. Cùng điểm danh những lễ hội truyền thống từ Bắc vào Nam và lên kế hoạch vui chơi du lịch nhé.

Lễ hội nhảy lửa của đồng bào dân tộc Pà Thẻn – Hà Giang

Diễn ra từ ngày 16/10 âm lịch hàng năm, lễ hội nhảy lửa của đồng bào dân tộc Pà Thẻn mang đậm nét huyền bí, nguyên sơ của mình thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham gia trải nghiệm.

blobid1652786446055blobid1652786446055

Hội làng Nhị Khê tại Hà Nội 

Hội làng Nhị Khê thường diễn ra vào ngày 25 tháng 10 âm lịch hàng năm, tại làng Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín nhằm tưởng nhớ ông Doãn Văn Tài – người được người dân xem là ông tổ nghề tiện gỗ từ thế kỷ XVI.

Dân làng sẽ tổ chức lễ tế tổ kết hợp cúng tế, dâng lễ vật lên tổ nghề. Đây cũng có thể xem như ngày hội của nghề tiện Việt Nam, vì rất nhiều thợ tiện khắp nơi tề tựu về. Bên cạnh lễ tế còn có các hoạt động vui chơi dân gian như đánh cờ, hát chèo…

Lễ hội chùa Keo Hành Thiện tại Xuân Trường, Nam Định

Là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam với kiến trúc 400 năm tuổi, Chùa Keo có địa chỉ lại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định. 

Lễ hội Chùa Keo diễn ra từ ngày mùng 8 đến hết ngày 16 âm lịch tháng 9 hằng năm (lịch dương trong tháng 10) để kỷ niệm ngày sinh của thánh tổ Không Lộ. 

Ngoài các nghi thức truyền thống, người dân còn tổ chức đua thuyền truyền thống với nhiều hình thức độc đáo. Năm nay, lễ hội chùa Keo sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 20/10.

Lễ Kin Lẩu Khẩu Mẩu – Phong Thổ, Lai Châu

Lễ Kin Lẩu Khẩu Mẩu còn được gọi là lễ Tạ ơn hay lễ hội Cốm mới của đồng bào dân tộc Thái  ở Mường So, Phong Thổ, Lai Châu. Lễ hội diễn ra rằm tháng 9 âm lịch, khoảng tháng 10 dương lịch. 

Lễ hội là dịp để tạ ơn vì một mùa vụ bội thu đồng thời là nơi để trai gái giao lưu tìm hiểu nhau và giới thiệu đến du khách thập phương những món ăn truyền thống như rêu đá, cá nướng, cơm nếp, chơi ném còn, làm cốm,…

Lễ hội Ok Om Bok và đua ghe ngo của đồng bào Khmer  tại Sóc Trăng, Trà Vinh

Ok Om Bok (hay còn gọi là lễ cúng trăng hoặc lễ “Đút cốm dẹp” (Bon sâm peah preah khe) là lễ hội dân gian rất lâu đời của đồng bào dân tộc Khmer. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Nổi tiếng với hai sự kiện lớn là cuộc thi đua ghe Ngo và nghi thức thả đèn gió

Ok Om Bok là một trong hai ngày lễ chính của bà con Khmer, tương đương với ngày Tết truyền thống cổ truyền. Người Khmer quan niệm rằng vào rằm tháng 10 âm lịch sẽ là lúc kết thúc một chu kỳ của mặt trăng quanh trái đất và lễ hội Ok Om Bok được xem như ngày đầu năm mới trong lịch âm của người Khmer và mặt trăng bắt đầu bước vào một chu kỳ mới. 

Cộng đồng người Khmer sẽ nhân dịp này cúng trăng, tạ ơn thần mặt trăng đã bảo vệ mùa màng và mang lại mưa thuận gió hòa suốt một năm đã qua. 

blobid1652786458103blobid1652786458103

Lễ Đôn-ta và hội đua bò của đồng bào Khmer ở vùng Bảy Núi, An giang

Lễ hội Đôn-ta hay còn gọi là lễ cúng ông bà – là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer được tổ chức hàng năm từ 29/8 đến 1/9 âm lịch, nhằm sang tháng 10 dương lịch. Trong lễ hội có nghi thức đua bò kéo bừa truyền thống rất độc đáo. Nổi tiếng nhất là lễ hội đua bò được tổ chức quy mô ở vùng Bảy Núi, An Giang. 

Lễ hội Katê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận hàng năm mong chờ lễ hội Katê – Lễ hội nhằm tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc, tổ tiên, ông bà cùng các vị thần linh và vua Pôklông Garai, vua Prôme.

Lễ hội Nghinh Ông tại huyện Kiên Hải, Kiên Giang 

Lễ hội Nghinh Ông hay lễ cúng Cá Ông, lễ Cầu Ngư là hội của ngư dân vùng biển, diễn ra vào ngày 15 , 16 tháng 10 âm lịch tại xã Lại Sơn, huyện Kiên Giang (tỉnh Kiên Giang) để bày tỏ lòng biết ơn và sự phụng thờ vì những phù trợ của Cá Ông cho ngư dân địa phương. 

Lễ hội đã có hơn 100 năm và trở thành một trong những điểm nhấn về văn hóa, du lịch cũng như đời sống tâm linh của địa phương. Đến ngày hành lễ, hàng trăm ghe tàu sẽ tụ họp làm lễ và bắt đầu ra khơi để Nghinh Ông với những sắc cờ rực rỡ và được trang hoàng lộng lẫy, cùng không khí tưng bừng, nô nức của bà con.

blobid1652786470013blobid1652786470013

Lễ vía bà Phi Yến tại Côn Đảo

Côn Đảo từ lâu đã nổi tiếng là một địa điểm du lịch tâm linh của cả nước, và vào khoảng thời gian trung tuần tháng 10 âm lịch (nhằm ngày 17, 18/10), huyện đảo này sẽ tổ chức lễ vía bà Phi Yến tại An Sơn miếu, hay còn gọi là miếu bà Phi Yến nằm trên đường Hoàng Phi Yến.

Lễ mừng lúa mới ở khu vực Tây Nguyên 

Đồng bào Tây Nguyên mong chờ lễ mừng lúa mới như mong chờ ngày Tết cổ truyền. Đây là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc khu vực Tây Nguyên và thường được tổ chức sau mùa thu hoạch. 

Đây là dịp để các đồng bào bày tỏ lòng biết ơn với Giàng (Trời) và các vị thần linh đã bảo vệ và ban tặng dân làng vụ mùa tốt tươi. Người dân thực hiện rất nhiều những nghi thức như cúng trời đất, các vị thần như thần sông suối, thần núi, thần mưa, thần sấm, thần mùa màng để cầu cho mưa thuận gió hòa.

Lễ mừng lúa mới có khi được kéo dài đến một tuần, vì không phải các nhà trong buôn tổ chức cùng một lần, mà lần lượt tuần tự hết nhà này sang nhà khác. 

blobid1652786488341blobid1652786488341

Xem thêm:

BachkhoaWiki vừa tổng hợp những ngày lễ trong tháng 10 âm lịch, dương lịch của cả Việt Nam và thế giới. Hy vọng những thông tin trên hữu ích giúp các bạn có thể chủ động sắp xếp công việc, kế hoạch của mình. 

Rate this post

Viết một bình luận