Chùa Dâu (Bắc Ninh)
Chùa Dâu hiện đang tọa lạc tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam. Ngoài cái tên chùa Dâu dân dã, ngôi chùa này còn được gọi bằng những tên thân thuộc như Thiền Định, Duyên Ứng, Pháp Vân hay chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự.
Cùng với lịnh sử hình thành và phát triển lâu đời, chùa Dâu còn được các nhà Sử học, Phật học nhận định là tổ đình của Phật giáo Việt Nam và được xếp hạng di tích lịch sử vào năm 1962. Lễ hội chùa Dâu được tổ chức vào ngày 4/8 hàng năm.
Chùa Một Cột (Hà Nội)
Được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tông với kiến trúc rất độc đáo, kết thành hình tòa sen ở dưới như đang phun nước lên huyền ảo. Được mệnh danh là “đóa sen ngàn năm tuổi đất Thủ đô”, chùa Một Cột đã chứng kiến nhiều đổi thay xảy ra ở thủ đô ngàn năm văn hiến. Ngoài cái tên chùa Một Cột dựa theo mô tả hình dáng của mình, ngôi chùa này còn được gọi với những tên khác như chùa Diên Hựu, Liên Hoa Đài. Nơi đây cũng là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch nhất ở Hà Nội.
Tương truyền xưa kia, cứ đến ngày 8/4 âm lịch thì các vị vua quan lại đến đây thắp hương, khấn Phật. Ngày nay, các dịp mồng một, ngày rằm, dân chúng cũng tìm về nơi linh thiêng lâu đời này đễ lễ Phật, cầu an.
Chùa Trấn Quốc (Hà Nội)
Tọa lạc trên một hòn đảo phía Đông của Hồ Tây, chùa Trần Quốc có lịch sử lâu đời nhất Thăng Long (Hà Nội) hơn một nghìn năm văn hiến. Theo Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), thì chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng. Kiến trúc chùa Trần Quốc là một sự kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh tạo, nhã nhặn của một hồ nước đẹp phẳng lặng.
Chùa Trấn Quốc cũng chính trung tâm Phật giáo của kinh thành vào thời Lý – Trần, là nơi nổi tiếng linh thiêng với nhiều tín đồ Phật giáo và cũng là điểm đến thu hút rất nhiều du khách tâm linh trong và ngoài nước về đến thăm
Chùa Yên Tử (Quảng Ninh)
Chùa Yên Tử (xây dựng vào khoảng thế kỷ XI) là một quần thể di tích tọa lạc từ chân lên đến đỉnh núi Yên Tử, là nơi gắn liền với tên tuổi của Phật hoàng – vị vua Trần Nhân Tông. Có thể nói, di tích chùa Yên Tử chính là “kinh đô của Phật giáo Đại Việt, cội nguồn của đạo Phật Việt Nam”.
Về nơi Yên Tử Thiền phái Trúc Lâm, du khách như lạc vào một miền cổ tích xa xưa với những câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết về “Ông Vua hóa Phật”, về một vùng cõi thiêng của đất trời Phật giáo. Lễ hội chùa Yên Tử diễn ra từ mùng 10 tháng giêng đến hết tháng ba âm lịch hàng năm.
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (Thanh Hóa)
Sùng Nghiêm Diên Thánh cũng là một ngôi chùa cổ xuất hiện từ trước thời Lý và từng được công nhận là di tích quốc gia. Ngôi chùa này cũng chính là nơi tôn thờ vị tướng lừng danh Trần Hưng Đạo.
Hàng năm, lễ hội chùa được tổ chức vào ngày 8 – 10/2 âm lịch. Vào những ngày lễ hội này chùa thu hút rất đông bà con Phật tử khắp nơi trên cả nước tụ về dự hội.
Chùa Thánh Duyên (Huế)
Chùa Thánh Duyên được xây dựng vào thời chúa Nguyễn khoảng nửa sau thế kỷ XVII. Nằm trên núi Thúy Sơn, ngôi chùa cổ này như một bức tranh hòa quyện non nước mây trời như là nơi tiên cảnh.
Từng được mệnh danh là “quốc tự” dưới thời vua Minh Mạng, ngoài chùa Thiên Mụ, chùa Thánh Duyên cũng chính là một trong những nơi thu hút khách du lịch tìm về lễ Phật hàng năm.
Chùa Linh Phong (Bình Định)
Linh Phong là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại tỉnh Bình Định, chùa còn được biết đến với tên gọi là chùa Ông Núi, được xây dựng năm 1733, với vị trí tuyệt đẹp, trước mặt là biển, xung quanh là sông.
Chùa Linh Phong vừa được trùng tu lại thời gian gần đây. Nơi đây có không khí rất thanh tịnh và hoang sơ, cũng vì thế mà chùa Linh Phong đã trở thành điểm đến thu hút rất nhiều du khách ghé thăm hàng năm. Lễ hội chùa Linh Phong được diễn ra vào ngày 24 – 25/1 âm lịch hàng năm.
Chùa Thiên Bửu (Khánh Hòa)
Tọa lạc tại Ninh Hòa, chùa Thiên Bửu cũng là một ngôi chùa cổ có tuổi đời hơn 300 tuổi. Với kiến trúc theo hình chữ “Môn”, chùa Thiên Bửu là nơi do Tổ Thế Hiền – Bửu Dương gây dựng lên.
Ngoài cái tên chùa Thiên Bửu, người dân Khánh Hòa còn gọi chùa với những tên khác như chùa Tổ, chùa Kỳ. Hàng năm vào ngày 18 – 19/2 âm lịch, chùa Thiên Bửu thường tổ chức Lễ hội Bồ Tát Quán Thế Âm.
Chùa Giác Viên (Thành phố Hồ Chí Minh)
Tọa lạc tại Quận 11, chùa Giác Viên (được xây dựng năm 1798) là một ngôi chùa cổ từng được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993. Ngoài cái tên chùa Giác Viên, ngôi chùa này còn có tên là chùa Hồ Đất. Ngôi chùa cổ này sở hữu kiến trúc được xếp vào bậc quý hiếm.
Hiện nay, chùa cũng đang trong giai đoạn được trùng tu lại. Hàng năm, vào những ngày mồng một, ngày rằm, người dân Quận 11 và các nơi khác trong thành phố Hồ Chí MInh cùng các tỉnh lân cận thường đến chùa thắp hương, cầu mong may mắn, an lành.
Trên đây đều là những ngôi chùa cổ xưa được truyền tụng là “cầu được ước thấy”. Không biết thực hư điều đó thế nào nhưng ai trong chúng ta cũng đều biết rằng đi lễ chùa, hướng về cõi Phật và tìm chút thanh thản trong tâm hồn cũng là một điều hay mà ai cũng nên làm.
Ảnh: Internet