Bạn đã biết ngôi chùa lớn nhất thế giới nằm ở đâu? Nó có tên gọi là gì và vì sao ngôi chùa được xếp lớn nhất thế giới. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem nhé!
Giới thiệu ngôi chùa lớn nhất thế giới
Bài viết hôm nay Tour Đà Nẵng City sẽ dẫn các bạn và du khách đi tham quan một vòng chùa Tam Chúc – Ngôi chùa lớn nhất thế giới tại Việt Nam.
Lịch sử chùa Tam Chúc
Ngôi chùa Tam Chúc sau này được xây dựng trên nền của ngôi chùa cổ cùng tên vào thời nhà Đinh. Tích xưa “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh” kể rằng: ngày xưa rất xưa, ở vùng đất có rừng núi trùng trùng điệp điệp này có 99 ngọn núi. Các ngọn núi này ở phía Tây Nam hướng về động Hương Tích tại chùa Hương. Trong đó có 7 ngọn núi gần chùa, vì trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện đốm sáng, cả ngày đêm tựa như 7 ngôi sao. Cả một vùng đất rộng lớn được chiếu sáng nên người dân gọi đây là núi Thất Tinh.
Có một ngôi chùa cổ trên núi nên cũng gọi là chùa Thất Tinh. Đến một ngày, có người lên núi đục đẽo muốn lấy đi 7 ngôi sao. Họ đốt và lửa cháy lớn làm 4 ngôi sao mờ dần và tắt, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao sáng mãi không bao giờ tắt. Và từ đó chùa được đổi tên là chùa Ba Sao, đây là chùa Tam Chúc cổ. Và từ ấy thị trấn này được được gọi với cái tên là thị trấn Ba Sao.
Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa lớn nhất thế giới ở đâu?
Đây là ngôi chùa lớn nhất thế giới nằm trong khu du lịch Tam Chúc, tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km về phía Nam.
Tổng diện tích của KDL khoảng 5100ha. Trong đó phần lõi là 4000ha với ngôi chùa Tam Chúc là điểm nhấn. Gồm có 6 khu: trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn thiên nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang, trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động du lịch tại thị trấn Ba Sao.
Địa điểm tham quan quần thể chùa Tam Chúc
Đây là một khu du lịch mới nổi vài năm trở lại đây. Đến với nơi đây không chỉ là viếng chùa, bái Phật mà cũng là nơi lý tưởng để bạn chụp hình check in. Bởi vẻ đơn sơ, mộc mạc của phong cảnh hữu tình, non nước trùng điệp.
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan được thiết kế có 3 cổng, 2 cổng phụ và một cổng chính. Đây chính là biểu tượng của chùa Tam Chúc. Có 2 con đường lớn trải dài giúp bạn đi bộ đến chính điện lớn của chùa nằm ở 2 bên cổng Tam Quan.
Đình Tam Chúc
Đình Tam Chúc nằm giữa Hồ Lục Ngạn được nối với chùa bằng một cây cầu bắt ngang qua. Tương truyền nơi đây là nơi thờ Hoàng Hậu của nhà Đinh cũng là nơi Đinh Bộ lĩnh chiêu binh mã mã. Sau khi ông dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế đã cho xây đền thờ tại đây.
Hồ Lục Ngạn là hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Dưới hồ có nhiều loại động thực vật sinh sống. Nếu du khách đi viếng cảnh gặp đúng dịp mùa sen nở thì cứ như lạc vào “chốn bồng lai tiên cảnh”.
Tam điện
Tam điện rất nguy nga và lộng lẫy gồm: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện đều thờ những vị khác nhau như điện Tam Thế thờ 3 pho tượng: quá khứ, hiện tại và vị lai. Điện Pháp Chủ thờ pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn. Điện Quan Âm thờ pho tượng Quan Âm Bồ Tát nặng 100 tấn cũng bằng đồng nguyên khối.
Xem Chùa Linh Ẩn Tự Đà Lạt – Tượng Phật Quan Âm cao nhất
Đặc điểm chung của Tam điện là đều có những bức phù điêu. Những bức phù điêu này được các nghệ nhân người Indonesia tạc thủ công từ đá núi lửa của đất nước họ.
Vườn Cột Kinh
Là khu vườn gồm có 32 cột kinh to khổng lồ được lấy ý tưởng từ cột kinh ở chùa Nhất Trụ (Hoa Lư) – đây là bảo vật quốc gia. Các cột kinh được đặt theo những hàng lối ngay ngắn và vô cùng trang nghiêm.
Mỗi cột kinh nặng khoảng 200 tấn và được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Thiết kế của chân cột là đài sen, trên thân hình lục giác, đỉnh là hình nụ sen, thân điêu khắc những lời Phật dạy bằng thủ công.
Đàn tế trời chùa Ngọc
Muốn đến được đàn tế trời chùa Ngọc chắc chắn là thử thách không hề nhỏ với du khách. Bạn phải leo 299 bậc đá để đến được với nơi đây. Nhưng bù lại với sức hút của lối kiến trúc độc đáo và quan cảnh núi sông hùng vĩ nhìn từ trên cao xuống.
Chùa được chế tác hoàn toàn từ đá granit, không hề dùng bê tông. Chùa Ngọc nặng tới 2000 tấn mặc dù diện tích sàn của chùa chỉ có 13m2.
>> Xem ngôi chùa có cái tên kỳ lạ – Chùa Ve Chai Đà Lạt
Nhà khách Thủy Đình
Là địa điểm đầu tiên bạn đến khi đi tới ngôi chùa lớn nhất thế giới này – Tam Chúc. Ở đây, được treo những bức tranh và ảnh mô phỏng toàn cảnh của chùa được gắn đèn led rất đẹp.
Tham quan chùa Tam Chúc cần lưu ý gì?
-
Không chỉ chùa Tam Chúc mà bất kỳ bạn tới một nơi linh thiêng nào cần phải ăn mặc lịch sự.
-
Cần chuẩn bị một đôi giày thể thao hoặc giày bệt. Vì bạn phải đi bộ khá nhiều và cũng phải leo cầu thang đá.
-
Cần chuẩn bị tinh thần chờ thuyền hay xe điện vì mùa du lịch rất đông người.
-
Ở nơi đông người bạn nên chú ý quản lý tư trang và vật dụng cá nhân để không gặp những tình trạng đáng tiếc xảy ra.
Một số hình ảnh đẹp về chùa lớn nhất Việt Nam – chùa Tam Chúc
Dưới đây là một số hình ảnh được chúng tôi cập nhật về Chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới:
Qua bài chia sẻ về ngôi chùa lớn nhất thế giới – Chùa Tam Chúc tại Việt Nam. Cùng với lịch sử và một số địa điểm tham quan của quần thể chùa Tam Chúc. Hy vọng nó hữu ích đối với bạn.
Ngôi Chùa Lớn Nhất Thế Giới – Chùa Tam Chúc
5
(
2
) Đánh giá
) Đánh giá