Bột sắn dây kỵ với gì? Hướng dẫn sử dụng bột sắn dây hiệu quả

Không nên sử dụng nhiều trong 1 ngày

Bột sắn dây là thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các gia đình Việt từ xưa tới nay. Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc hay làm trắng sáng da hiệu quả mọi người có thể sử dụng bột sắn dây để chế biến món ăn hoặc uống trực tiếp. CCV Group hôm nay sẽ gửi tới Quý Độc giả thắc mắc bột sắn dây kỵ với gì và cách sử dụng loại thực phẩm này hiệu quả.

> Tham khảo:

Bột sắn dây có tính chất gì?

Bột sắn dây là loại bột thơm ngon được làm hoàn toàn từ củ sắn dây. Bột có màu trắng, mịn và là một loại dược liệu với tác dụng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. 

Trong 100gr bột sắn dây có 340 calo, gồm các chất dinh dưỡng như: 

  • Chất đạm: 0.7gr

  • Canxi: 18mg

  • Carbs: 84.3gr

  • Chất xơ: 0.8gr

  • Phot pho: 20mg

  • Sắt: 1.5mg

Bột sắn dây có màu trắng tinh, hạt mịn

Nhận biết bột sắn dây chuẩn: loại tự nhiên + công nghiệp

Bột sắn dây trên thị trường hiện có 2 loại chính là bột sắn dây tự nhiên và công nghiệp. Về hàm lượng chất dinh dưỡng và dược tính thì 2 loại này như nhau. Nhưng hiện tại trên thị trường rất ít bột sắn dây tự nhiên, chủ yếu là bột sắn dây công nghiệp. 

Bột sắn dây kỵ với gì? 

Từ lâu ông bà ta đã có lưu ý khi dùng bột sắn dây với mật ong. Dùng bột sắn dây với mật ong là đại kỵ. 

Khi sử dụng bột sắn dây với mật ong gây đầy bụng, đau bụng. Theo các tài liệu của Đông Y cũng cho rằng bột sắn dây và mật ong là kỵ nhau gây phản ứng với cơ thể có cơ địa không hợp. 

Ngoài ra không nên ướp bột sắn dây cùng hoa Bưởi, như vậy sẽ làm giảm đi dược tính của bột sắn dây. 

Bột sắn dây kỵ với thực phẩm nào

Những lưu ý khi sử dụng bột sắn dây

Thời điểm uống sắn dây

Với công dụng thanh nhiệt, nên sử dụng bột sắn dây vào buổi trưa, khi thời điểm nhiệt độ cao nhất. Lúc nãy bột sắn dây sẽ phát huy công dụng thanh nhiệt hiệu quả nhất. Ngoài ra có thể uống bột sắn dây vào buổi tối. 

Không nên sử dụng bột sắn dây vào buổi sáng, khi bụng đói sẽ ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng tới dạ dày. 

Không nên sử dụng nhiều trong 1 ngày

Bột sắn dây không nên sử dụng nhiều lần trong 1 ngày vì chứa nhiều saponosid và một flavonosid là puerarin, thành phần này có nhiều trong thuốc Tây. 

Sử dụng đúng cách, hiệu quả

Đối tượng dùng bột sắn dây

Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng bột sắn dây, một số đối tượng không nên sử dụng bột sắn dây như: 

  • Người cơ thể mang tính hàn, sử dụng bột sắn dây sẽ gây chướng bụng, khó chịu, khó tiêu

  • Đối với trẻ nhỏ chỉ nên dùng bột sắn dây chín thay vì bột sắn dây sống.

  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu hoặc khi mệt mỏi, tụt huyết áp không nên sử dụng. 

Uống sắn dây đã được nấu chín

Bột sắn dây khi nấu chín sẽ an toàn và phù hợp hơn đối với trẻ nhỏ, khi hệ tiêu hoá chưa được ổn định. Hơn nữa với các loại bột sắn dây trên thị trường chưa được qua kiểm định quá trình làm tinh bột sắn dây sẽ bị lẫn tạp chất và bụi bẩn. Chính vì vậy làm chín bột sắn dây sẽ giúp loại bỏ các mầm bệnh, vi khuẩn không mong muốn. 

Không dùng chung với bưởi, sen, nhài

Như đã giới thiệu ở phần trên, khi ướp bột sắn dây với hoa bưởi, hoặc nhài hay chế biến bột với hạt sen sẽ làm giảm đi phần nào dược tính của bột sắn dây. Nên cân nhắc trước khi kết hợp dùng nhau để sử dụng. 

Không nên dùng thêm nhiều đường

Trong bột sắn dây đã có vị ngọt, tính hàn đặc trưng, tuy vậy khi sử dụng bột thường cho thêm đường để tăng hiệu quả về vị giác. Nhưng khi pha chung sắn dây với quá nhiều đường sẽ khiến cơ thể có tình trạng béo phì hoặc tiểu đường.  

Cách pha bột sắn dây

Cách pha bột sắn dây chuẩn vị như sau: 

Cho 3 thìa bột sắn dây vào 200ml nước, hoà thêm 1-2 thìa đường tuỳ sở thích, sau đó khuấy đều cho bột sắn dây và đường tan trong nước. Nên thêm cùng 1 vài lát chanh khi thưởng thức để nước bột sắn dây ngon hơn. 

Trên đây là lý giải cho câu hỏi: “Bột sắn dây kỵ với gì?” của CCV Group. Hy vọng qua bài viết Quý Độc giả sẽ có thêm thông tin về bột sắn dây cũng như các lưu ý khi sử dụng loại bột nhiều tác dụng này. 

Rate this post

Viết một bình luận