Hành tây: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo ‘mang họa vào thân’

TPO – Bên cạnh những lợi ích của hành tây đối với sức khỏe, nếu ăn không đúng cách hoặc với một số người có bệnh ‘đại kỵ’ với hành tây, ăn loại củ này có thể khiến bệnh trầm trọng hơn hoặc gây hại cho cơ thể.

Lợi ích của hành tây đối với sức khỏe

Chữa viêm họng: Từ lâu, hành tây được coi là vị thuốc dân gian dùng để trị ho rất hiệu quả. Đặc biệt là ở các nước phương Tây, do nhiệt độ thấp, nhiều người dễ bị viêm họng, sưng họng dẫn đến ho.

Khi bị ho, có thể dùng hành tây thái lát mỏng, ướp với 1 thìa cà phê đường trong vòng 30-60 phút. Sau đó lấy hỗn hợp này xay hoặt giã lấy nước cốt, uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê. Cách này sẽ giúp người bệnh đánh bật cơn ho nhanh chóng.

Giảm cảm: Hành tây cắt nhỏ cho vào nấu chín, uống lúc còn nóng, hoặc cho vào cháo ăn nóng, giúp mồ hôi và giải nhiệt nhanh. Ngoài ra, khi bị cảm lạnh, cắt vài lát hành tây bỏ vào trà rồi uống khi còn nóng sẽ nhanh khỏi bệnh hơn.

Hành tây: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo 'mang họa vào thân' ảnh 1

ừ lâu, hành tây được coi là vị thuốc dân gian dùng để trị ho rất hiệu quả. Đặc biệt là ở các nước phương Tây, do nhiệt độ thấp, nhiều người dễ bị viêm họng, sưng họng dẫn đến ho. Ảnh minh họa: Internet

Ngăn ngừa ung thư: Mọi người đều biết rằng selen là chất chống oxy hóa tốt và các tế bào ung thư rất nhạy cảm với oxy. Uống nước hành tây thường có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể và ức chế tế bào ung thư phát triển.

Ngoài ra, cũng giống như tỏi, hành lá và hẹ, hành tây có chứa những chất hóa học chống ung thư. Theo các nghiên cứu cho thấy, ăn hành tây càng nhiều thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày càng thấp.

Giúp giảm huyết áp: Hành tây là thực phẩm không chứa chất béo, công dụng của hành tây có khả năng làm giảm sức cản ngoại vị, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối trong cơ thể. Do vậy, hành tây có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả và an toàn hơn các loại thuốc hạ huyết áp.

Ngoài ra, hành tây còn chứa các chất prostaglandin (prostagladin A, PG) và thành phần hoạt tính fibrin có tác dụng giảm huyết áp đồng thời chống lại những chất gây tăng áp trong cơ thể.

Tăng cường hệ miễn dịch: Vì có chứa phytochemical nên hành tây có khả năng kích thích tăng cường vitamin C trong cơ thể. Nhờ đó mà hệ thống miễn dịch của bạn sẽ được tăng cường và có khả năng chống lại các độc tố gây bệnh. Bên cạnh đó, hành tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như kẽm, vitamin C, quercetin, flavonoid. Đây là những chất rất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và là chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh.

Hành tây: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo 'mang họa vào thân' ảnh 2

Mọi người đều biết rằng selen là chất chống oxy hóa tốt và các tế bào ung thư rất nhạy cảm với oxy. Uống nước hành tây thường có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể và ức chế tế bào ung thư phát triển. Ảnh minh họa: Internet

Các bệnh hen suyễn: Đối với những bệnh nhân hen suyễn và viêm phế quản mạn, công dụng của hành tây là không hề nhỏ. Thành phần của nó chứa các chất chống viêm và ức chế Histamin – một chất hóa học chính gây bệnh hen, có tác dụng tốt trên bệnh nhân hen, giảm một nửa nguy cơ tái phát của các cơn hen.

Trị bệnh tiểu đường: Trong hành tây có một hợp chất hóa học chống lại bệnh tiểu đường và có tác dụng kích thích insulin hợp thành, giải phóng. Điều này đã được y học ngày nay chứng minh là đúng.

Phòng trị mất ngủ: Khi bị mất ngủ, người bệnh có thể thái hành tây thành miếng nhỏ rồi để cạnh gối. Trong hành tây có thành phần kích thích giúp trấn tĩnh thần kinh và giúp người bệnh đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng.

Mọi người đều biết rằng selen là chất chống oxy hóa tốt và các tế bào ung thư rất nhạy cảm với oxy. Uống nước hành tây thường có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể và ức chế tế bào ung thư phát triển.

Hành tây: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo 'mang họa vào thân' ảnh 3

Trong hành tây có một hợp chất hóa học chống lại bệnh tiểu đường và có tác dụng kích thích insulin hợp thành, giải phóng. Điều này đã được y học ngày nay chứng minh là đúng. Ảnh minh họa: Internet

Chống viêm đau xương khớp: Nhờ giàu chất quercetin mà hành tây có khả năng chống viêm mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm xương khớp, đồng thời còn hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau cấp tính và mạn tính do viêm khớp gây ra.

Melina Jampolis – chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng cho biết phụ nữ tiền mãn kinh thường xuyên dùng nước ép này sẽ giúp gia tăng mật độ phân bố khoáng chất có trong xương, hỗ trợ xương khỏe mạnh.

Những thực phẩm kỵ hành tây

Rong biển: Hành tây khá dồi dào Axit oxalic, khi ăn hoặc nấu chung với rong biển chứa nhiều Canxi, I-ốt sẽ tạo thành Canxi-Oxalate, tăng nguy cơ hình thành sỏi trong thận. Nên đừng nấu hành tây với rong biển.

Cá: Cá chứa nhiều dưỡng chất, rất giàu protein, cực tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp với hành tây, chất có trong hành tây làm cho protein của cá bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày, không những làm giảm lượng Protein, dưỡng chất trong cả 2 loại thực phẩm mà còn gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.

Hành tây: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo 'mang họa vào thân' ảnh 4

Hành tây khá dồi dào Axit oxalic, khi ăn hoặc nấu chung với rong biển chứa nhiều Canxi, I-ốt sẽ tạo thành Canxi-Oxalate, tăng nguy cơ hình thành sỏi trong thận. Nên đừng nấu hành tây với rong biển. Ảnh minh họa: Internet

Mật ong: Người nội trợ khi nấu ăn hoặc làm đồ uống dinh dưỡng với hành tây, tuyệt đối không cho thêm mật ong vào món ăn, đồ uống. Bởi sự kết hợp tưởng chừng vô hại này có thể tạo ra chất gây tổn thương cho vùng mắt, nếu ăn lượng lớn, người dùng có thể bị mù. Cho nên, để bảo vệ mắt, khi chế biến món ăn, món nào đã dùng mật ong thì không dùng thêm hành tây và ngược lại.

Tôm: Kết hợp tôm với hành tây sẽ tạo ra Canxi-Oxalate, chất này tích tụ lâu dài sẽ gây bệnh sỏi thận. Do đó, khi nấu ăn, bạn nên chú ý không nấu chung tôm với hành tây.

Một số trường hợp nên hạn chế ăn hành tây

Người đau mắt đỏ: Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.

Phụ nữ mang thai bị xung huyết: Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc xung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và trung tiện nhiều. Một số người dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)…

Hành tây: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo 'mang họa vào thân' ảnh 5

 Kết hợp tôm với hành tây sẽ tạo ra Canxi-Oxalate, chất này tích tụ lâu dài sẽ gây bệnh sỏi thận. Do đó, khi nấu ăn, bạn nên chú ý không nấu chung tôm với hành tây. Ảnh minh họa: Internet

Người sinh lý yếu: Theo y học cổ truyền, để phòng chống các chứng bệnh được gọi là “yếu sinh lý” như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục … ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp và tập luyện khí công dưỡng sinh còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp.

Những người yếu sinh lý do tâm tỳ lưỡng hư thường có biểu hiện: sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, kém ăn, kém ngủ thì nên kiêng ăn hành tây.

Người bị đau dạ dày: Những người có vấn đề về dạ dày không nên ăn hành tây sống vì nó có thể gây chướng hơi, đau bụng và chứa một số chất độc chỉ khi được nấu chín mới loại bỏ được.

Những người huyết áp thấp: Những người mắc bệnh huyết áp thấp nên nghiên cứu một chế độ ăn uống đầy đủ hợp lý với thịt và rau để đảm bảo nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hành tây có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn.

Hòa Thuận (tổng hợp)

Rate this post

Viết một bình luận