Dinh dưỡng tháng thứ 7: Bà bầu nên ăn gì để con hấp thụ tốt nhất

Tháng thứ 7 thai nhi phát triển rất nhanh, nhu cầu dinh dưỡng vì thế tăng cao. Mẹ bầu cần ăn gì? Chế độ…

Mẹ có biết? Khi mang thai tháng thứ 7, não của thai nhi đã phát triển nhanh chóng. Hệ thống thị giác và cơ quan khác cũng đang tăng tốc không ngừng. Chính vì vậy chế độ dinh dưỡng tháng thứ 7 là rất quan trọng. Ngoài giúp 2 mẹ con khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ còn góp phần nâng cao trí lực của bé.

Vậy làm sao đáp ứng đủ dưỡng chất cần thiết? Bà bầu phải ăn gì để vừa giúp con hấp thụ tốt nhất vừa “tránh mặt” các triệu chứng khó chịu tháng thứ 7? Tất cả sẽ được tiết lộ dưới bài viết này của iPREG.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

Dr. Trần Thành Nam check contentDr. Trần Thành Nam check content
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem lại: Dinh dưỡng tháng thứ 6: Bà bầu ăn gì để vào con?

Dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng tháng thứ 7

Bổ sung DHA/EPA là việc làm không thể thiếu

Dinh dưỡng tháng thứ 7

Dinh dưỡng tháng thứ 7

DHA là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong suốt thời gian mang thai. Đặc biệt vào giai đoạn này cần được ưu tiên bổ sung hơn bao giờ hết. Bởi khi thai nhi được 7 tháng tuổi, hệ thần kinh đang phát triển không ngừng. Điều đó đòi hỏi lượng DHA nạp vào đúng lúc để tăng cường năng lực truyền tin của não. Đồng thời kích thích các noron thần kinh tăng nhiều xinap.

EPA có vai trò quan trọng không kém. EPA giảm độ kết dính của máu giúp thúc đẩy tuần hoàn máu. Đặc biệt, bổ sung đủ DHA/EPA trong giai đoạn này sẽ giúp thai nhi phát triển mạnh mẽ năng lực trí tuệ. Hơn nữa còn phòng ngừa sinh non, một nguy cơ gây nhiều lo lắng cho các mẹ bầu.

DHA/ EPA trong thực phẩm tự nhiên có chỉ số hấp thụ rất tốt, khả năng chống oxy hóa mạnh. Do đó, mẹ nên nạp dưỡng chất này từ các thực phẩm như: tảo biển, lạc, quả óc chó, hạnh nhân,…để nâng cao hiệu quả.

Xem thêm: Bật mí 9 loại hạt đem đến lợi ích tuyệt vời nhất cho mẹ bầu

Canxi là chất phải được ưu tiên

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung canxi cho bà bầu phải được thực hiện xuyên suốt thai kỳ. Không những thế, vào tam cá nguyệt cuối nhu cầu canxi cần được chú trọng ở mức tối đa. Bởi lúc này quá trình hình thành xương khớp của trẻ đang hoạt động không ngừng. Chỉ cần lượng canxi nạp vào thiếu hụt cũng có thể gây ảnh hưởng đến quy trình làm việc của xương, từ đó gây nên các bệnh về xương khớp.

Mức khuyến cáo của bác sĩ dinh dưỡng về nhu cầu canxi là 1200mg mỗi ngày [*]. Mẹ có thể tìm ăn những thực phẩm như: sữa cho bà bầu, trứng, yến mạch, hải sản,… để bổ sung lượng chất cần thiết.

Chất xơ đẩy lùi nhiều triệu chứng khó chịu

Càng về sau tình trạng táo bón ngày càng trở nặng. Thời gian này là lúc thích hợp để mẹ bổ sung đầy đủ chất xơ trong chế độ dinh dưỡng tháng thứ 7. Ngoài công dụng đẩy lùi táo bón hiệu quả, chất xơ còn tham gia vào hoạt động tiêu hóa giúp mẹ đánh bại dấu hiệu nóng rát, ợ chua, trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên, rau quả ngày nay thường được kích thích độ tươi ngon bằng các loại thuốc hóa học. Do đó, khi chọn lựa thực phẩm mẹ phải vô cùng cẩn thận. Khi mua về cần rửa sạch với nước muối pha loãng. Đồng thời, những hoa quả có màu sắc bắt mắt mẹ cũng nên hạn chế.

Magie “người bạn” đồng hành của mẹ

Dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng tháng thứ 7

Dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng tháng thứ 7

Theo ghi nhận, có hơn 80% mẹ bầu trong tháng thứ 7 phải đổi mặt với chứng phù nề (đặc biệt là phù chân). “Vị khách không mời” đem đến bao nhiêu phiền toái. Thậm chí còn khiến mẹ không thể di chuyển được do tay chân sưng húp. Mỗi bước đi như “đâm gan, xé thịt”.

Mách mẹ bí quyết xua tan triệu chứng này là nạp đủ 400mg Magie trong khẩu phần ăn hằng ngày [*]. Nếu mẹ áp dụng đúng theo lời khuyên, chắc chắn trong vài ngày mẹ sẽ nhận thấy hiểu quả rõ rệt.

Ngoài ra, Magie còn là trợ thủ đắc lực giúp canxi dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Bởi thế mẹ nên chế biến món ăn chứa cùng lúc bộ đôi này. Hạnh nhân, đậu đen, yến mạch, atiso là nguồn thực phẩm cung cấp Magie dồi dào, mẹ nhớ đừng bỏ qua nhé.

Xem thêm: Thuốc magie cho bà bầu và những lưu ý cần phải nằm lòng

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường

Các mẹ bầu bị tiểu đường khi mang thai khá đau đầu với mỗi bữa ăn của mình. Mẹ không biết làm sao để gia giảm lượng đường xuống mức thấp nhất. Gợi ý cho mẹ cách ăn theo phương pháp sau:

Khống chế lượng đường ở mức thấp nhất

Chẳng may bị tiểu đường thai kỳ ở tháng này, mẹ bầu phải kiêng khem chế độ ăn nghiêm ngặt. Nếu không muốn quá trình “lâm bồn” mình gặp trở ngại.

Đầu tiên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, cắt hoàn toàn càng tốt. Bữa sáng là khoảng thời gian lượng đường lên mức cao nhất. Do đó mẹ đừng nên ăn quá nhiều tinh bột, thêm vào đó sử dụng yến mạch, ngũ cốc làm bữa ăn thay thế.

Sữa có đường cũng là nguyên nhân tiềm ẩn, khiến mức độ đường huyết trong máu không thể tụt xuống. Mẹ nên điều chỉnh lại loại sữa của mình, lựa chọn sữa không đường thay vì sữa có đường.

Bên cạnh đó, mẹ phải quyết tâm từ bỏ các món khoái khẩu thường xuyên ăn như: gà rán, trà sữa, pizza,… nếu không muốn thai nhi trong bụng gặp nguy hiểm khi chào đời.

Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Thay tinh bột bằng proten, chất xơ và vitamin

Tiểu đường thai kì

Tiểu đường thai kì

Bác sĩ khuyến cáo, mẹ bầu bị bệnh tiểu đường cần bổ sung lượng protein nhỉnh hơn mẹ bầu khác khoảng 100g để cân bằng lượng chất. Song song đó, nạp đồng thời chất xơ cùng vitamin đầy đủ từ các loại rau xanh.

Chất xơ giúp hạ đường huyết rất tốt. Mẹ cần duy trì thói quen ăn nhiều rau xanh mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng tháng thứ 7. Lưu ý hạn chế uống nước ép trái cây có vị ngọt gắt, những loại quả chứa nhiều đường mẹ cũng tạm thời “tránh xa”.

Quan trọng: Khi bị bệnh tiểu đường mẹ nhất nhất nghe theo chế độ ăn uống của bác sĩ. Đừng vì không kiềm chế được mà ăn vô tội vạ. Mẹ hãy đặt sức khỏe thai nhi lên tầm quan trọng, từ đó chắc chắn sẽ có động lực vượt qua cơn thèm của mình.

Bí quyết ăn uống cho bà bầu bị phù nề

Càng về những tháng cuối triệu chứng sưng phù càng gia tăng nhanh chóng. Tay chân mẹ bầu sưng húp và không có dấu hiệu thuyên giảm. Tuy đây là hiện tượng bình thường, nhưng thực tế nó gây ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống tháng thứ 7 của mẹ bầu.

Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên gia giảm nhu cầu muối trong khẩu phần ăn hằng ngày. Lượng natri quá cao sẽ khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng. Song song đó bữa ăn hằng ngày mẹ nên chế biến đơn giản nhất có thể. Đừng quá cầu kỳ nhiều gia vị kết hợp, càng thanh đạm càng tốt.

Chia sẻ cách ăn uống cho mẹ bầu mất ngủ

Dinh dưỡng tháng thứ 7 cho bà bầu bị mất ngủ

Dinh dưỡng tháng thứ 7 cho bà bầu bị mất ngủ

Những cơn đau kéo đến cũng là lúc triệu chứng mất ngủ bà bầu ngày càng trở nặng. Chúng hành hạ suốt đêm mà không cho mẹ có thời gian chợp mắt. Nếu để tình trạng này kéo dài, không những chất lượng cuộc sống mẹ bầu suy giảm, mà còn kéo theo là một số bệnh lý nghiêm trọng khác.

Theo Đông Y, những cách dưới đây có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng mất ngủ của mình:

  • Hầm hạt sen, nhãn, bách hợp tất cả hòa cùng ngô nấu nhừ rồi uống trước khi ngủ.
  • Cho 1 muỗng nước ép rau diếp ngồng vào nước sôi để nguội, sử dụng trước khi đi ngủ. Cách này giúp mẹ an thần dễ ngủ.
  • Mẹ có thể dùng vỏ quýt tươi cho vào túi nhỏ sau đó để bên đầu giường. Hương thơm của quýt giúp mẹ dễ chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.

Lời khuyên chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 7

Không nên lạm dụng dầu gan cá

Công dụng của dầu cá hỗ trợ tích cực đến sự phát triển của “bé cưng” trong bụng. Nhưng nếu mẹ quá lạm dụng sẽ gây đến nhiều bất lợi. Thông thường “cái gì nhiều quá cũng không tốt” là quan niệm chính xác. Dù bổ dưỡng đến đâu mà bổ sung dư thừa, quá mức cũng gây phản tác dụng.

Nếu mẹ sử dụng thực phẩm này vượt nhu cầu cho phép khiến máu khó đông, khả năng miễn dịch suy giảm. Từ đó khiến sức khỏe mẹ và bé bị đe dọa nghiêm trọng. Lời khuyên cho mẹ lúc này nên bổ sung với dung lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe an toàn.

Xem thêm: Omega 3 cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung như thế nào mới đúng cách

Thực phẩm lạnh mẹ cần hạn chế

Lời khuyên chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 7

Lời khuyên chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 7

Dẫu biết rằng kem hay các thực phẩm lạnh là món khoái khẩu của mẹ. Tuy nhiên nếu mẹ thường xuyên duy trì thói quen này sẽ khiến các mạch máu trong dạ dày co lại đột ngột. Từ đó gây nên chứng tiêu chảy, lạnh bụng, khó tiêu,…

Không những thế, ăn nhiều đồ lạnh còn khiến niêm mạc mũi tổn thương, sức đề kháng yếu, dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập gây nên cảm sốt. Khoảng thời gian này nếu mẹ bị sốt, hoàn toàn bất lợi cho quá trình hình thành của em bé trong bụng. Do đó tiết chế đồ lạnh là việc làm cần thiết.

Đồ nhập khẩu chưa chắc đã tốt

Nếu mẹ bầu quan niệm đồ nhập khẩu tốt cho thai nhi trong bụng hơn đồ trong nước thì chưa chắc đã đúng. Bởi mức độ thiếu hụt dinh dưỡng ở mỗi nước là khác nhau.

Ví dụ:

Mẹ bầu phương Tây thường thiếu vitamin A trong chế độ ăn hằng ngày, nên cần lấy dưỡng chất từ thực phẩm chức năng. Còn mẹ bầu phương Đông hầu như lượng chất này hiếm khi thiếu. Vì thế nên việc mẹ bầu sử dụng đồ nhập khẩu vô tội vạ rất dễ dẫn đến dư thừa lượng chất. Từ đó gây ra một số hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Ngoài ra, mỗi quốc gia có sự khác nhau rõ rệt về nhu cầu ăn uống. Có thể đồ nhập khẩu sẽ không hợp khẩu vị với mẹ bầu Việt. Cho nên muốn con phát triển toàn diện thì không nhất thiết phải sử dụng đồ nhập khẩu.

Xem thêm: Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, xinh đẹp ngay từ trong bụng?

Ăn khuya thật ra có dễ tăng cân?

Ăn khuya có dễ tăng cân?

Ăn khuya có dễ tăng cân?

Có nhiều mẹ bầu truyền tai nhau rằng ăn khuya sẽ giúp “bé yêu” trong bụng tăng cân nhanh chóng. Tuy nhiên chưa có lý giải nào cho hành động này là chính xác. Hơn nữa nếu mẹ ăn quá nhiều thức ăn trước khi ngủ sẽ khiến dạ dày trở nên nóng rát. Dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày gây cho mẹ chứng rối loạn giấc ngủ.

Trong trường hợp cảm thấy đói, mẹ có thể ăn những món dễ tiêu như: sữa bò, hoa quả,… để kích thích giấc ngủ. Mẹ cần lưu ý phải ăn trước khi lên giường tối thiểu 1 tiếng.

Không ăn thực phẩm chứa chất kích thích

Gia vị là yếu tố góp phần giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn. Tuy nhiên đối với mẹ bầu những món ăn này không được ủng hộ. Nguyên nhân là do các loại gia vị như: hành, cà ri, mù tạt,… có tính nóng. Khi ăn chúng sẽ di chuyển nhanh chóng vào tuần hoàn máu của thai nhi. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của bé.

Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe mẹ nên ăn những món ăn thanh đạm, ít gia vị càng tốt. Phương pháp này vừa tiết kiệm thời gian nấu nướng, lại còn giữ nguyên dưỡng chất ban đầu.

Dinh dưỡng tháng thứ 7 là phần quan trọng không thể thiếu, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ. Vì thế trong giai đoạn này, từng món ăn đưa vào cơ thể mẹ phải chọn lọc kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, mang thai tháng thứ 7 là lúc nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, mẹ nhớ nạp đủ lượng chất khuyến cáo mỗi ngày. Tuân thủ nguyên tắc, ăn vừa đủ, không thiếu cũng không thừa.

[*] Số liệu được thống kê từ: Viện dinh dưỡng Quốc Gia

Mẹ có thể tham khảo

Rate this post

Viết một bình luận