Công nghệ Sinh học gồm những lĩnh vực nào? | Ngành Môi trường

Công nghệ Sinh học gồm những lĩnh vực nào?

Đăng lúc

Công nghệ Sinh học mặc dù đã có một vị trí nhất định trong xã hội và nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ song không phải ai cũng hiểu rõ về ngành học đặc thù này. Vậy ngành Công nghệ sinh học là gì? Hay Công nghệ sinh học gồm những lĩnh vực nào? Bài viết này sẽ giúp cung cấp thêm cho bạn những thông tin cần thiết về các lĩnh vực của ngành.

Lĩnh vực thuộc ngành công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ sinh học là một chuyên ngành nghiên cứu và vận dụng các sinh vật sống kết hợp với thiết bị, quy trình kỹ thuật để tạo ra một sản phẩm nhất định, sản xuất thành phần trên quy mô công nghệ.

Ngành Công nghệ sinh học tạo ra các sản phẩm sinh học mang lại lợi ích cao, phục vụ cho con người. Công nghệ sinh học còn có nhiệm vụ phát triển nền kinh tế xã hội, góp phần bảo vệ môi trường sống trên trái đất.

Những sản phẩm cụ thể được tạo ra từ công nghệ sinh học là: Điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp, sản xuất thức ăn, phát triển giống vật nuôi, cây trồng, xét nghiệm trong Y khoa, ứng dụng công nghệ di truyền, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề môi trường,…

Công nghệ Sinh học và các lĩnh vực

  • Nông nghiệp

Trong lĩnh vực Nông nghiệp, công nghệ sinh học được ứng dụng với mục đích lai tạo, cải thiện giống cây trồng. Đồng thời công nghệ sinh học còn nghiên cứu xây dựng nhiều kỹ thuật canh tác mới, nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển và những chất dinh dưỡng cần thiết cho từng loại cây. Công nghệ sinh học trong chăn nuôi có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ thuật chuyển phôi, phối giống, tạo chế phẩm giúp động vật phòng tránh được bệnh tật.

Ngành công nghệ sinh học trong nông nghiệp

  • Y học

Có rất nhiều công trình nghiên cứu công nghệ sinh học được ứng học vào lĩnh vực Y học. Đặc biệt nhất phải kể đến những ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất thuốc và chuẩn đoán bệnh.

Ứng dụng công nghệ di truyền của công nghệ sinh học giúp việc nghiên cứu, sản xuất ra các loại vắc xin, kháng thể, kháng sinh, protein có hoạt tính sinh học.

  • Chế biến thực phẩm

Đối với lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm ngành Công nghệ sinh học đã đưa vào công nghệ lên men và trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất cho đến thời điểm hiện tại. Ứng dụng công nghệ sinh học giúp người ta chọn được những chủng vi sinh vật có khả năng lên men tốt. Công nghệ sinh học có thể ứng dụng trong công nghệ sản xuất sữa, công nghệ chế biến tinh bột, sản xuất các loại nước uống lên men, những thực phẩm chức protein, sản xuất các chất làm tăng hương vị cho thực phẩm, chế biến rau củ quả,…

  • Bảo vệ môi trường

Dù đã hiểu được phần nào Công nghệ sinh học là gì nhưng để biết được việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như thế nào thì có lẽ vẫn còn rất nhiều sự quan tâm, tìm hiểu.

Khi xã hội ngày một phát triển, khoa học kỹ thuật có nhiều bước tiến bộ thì cũng là lúc con người chúng ta cần tìm các giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường. Một trong những biện pháp giải quyết vấn đề đó chính là việc áp dụng ngành Công nghệ sinh học.

Ngành Công nghệ sinh học có thể ứng dụng làm phân hủy các độc chất hữu cơ; đồng thời thu nhận những vật phẩm còn giá trị ở dạng nhiên liệu, hợp chất hữu cơ, phục hồi các quá trình trao đổi chất,…

Không dừng lại ở đó, Công nghệ sinh học còn được ứng dụng vào lĩnh vực bảo vệ môi trường bằng cách xử lý chất thải, thu nhận những chất có ích trong quá trình lên men yếm khí, xử lý chất thải công nghiệp, dùng những vi sinh vật có khả năng ăn dầu để hạn chế ảnh hưởng từ sự cố tràn dầu, ô nhiễm dầu,…

  • Công nghệ sinh học năng lượng

Ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng vào lĩnh vực năng lượng với nhiệm vụ: Nghiên cứu và sản xuất ra nguồn nguyên liệu cũ bằng nguồn nguyên liệu có khả năng tái sinh.

Ngành công nghệ sinh học trong lĩnh vực năng lượng

  • Hóa học

Trong những năm gần đây, con người đã biết ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình điều chế hóa chất để vừa tạo ra sản phẩm mong muốn nhưng vẫn phù hợp với thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Từ những thông tin ở trên ta đã có thể trả lời được phần nào câu hỏi: “Công nghệ sinh học là gì?” và “Công nghệ sinh học dùng trong lĩnh vực nào?”. Từ đó thấy được rằng, ngành Công nghệ sinh học đóng vai trò rất lớn trong đời sống của con người, từ cơ bản đến chuyên sâu. Theo đó, học tập, nghiên cứu, phát triển ngành Công nghệ sinh học chính là đang phát triển và củng cố tương lai của loài người.

Rate this post

Viết một bình luận