28/10/2021 16:30
Với những bạn trẻ định hướng theo đuổi ngành kinh doanh thì câu hỏi đầu tiên được đặt ra là: Nhân viên kinh doanh học trường gì? Thi khối gì? Trước khi lựa chọn nghề nghiệp, tìm hiểu kỹ cơ hội xin việc cũng như môi trường đào tạo chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng có được công việc tốt sau khi ra trường.
Sức hút của nghề nhân viên kinh doanh không chỉ đến từ cơ hội nghề nghiệp rộng mở mà còn ở mức thu nhập khá cao. Tuy nhiên, đây cũng là một ngành nghề có môi trường làm việc cạnh tranh cũng như yêu cầu ứng viên phải có những kỹ năng và trình độ chuyên môn nhất định. Trang bị cho bản thân những thông tin quan trọng về ngành nghề này là bước cần thiết trong hành trình trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi.
Có những trường nào đào tạo nhân viên kinh doanh hàng đầu hiện nay?
I. Tổng quan về vị trí nhân viên kinh doanh
1. Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh là vị trí thiết yếu trong hoạt động của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực. Từ quảng cáo, công nghệ thông tin cho đến thời trang, dịch vụ,…
Là một nhân viên kinh doanh, bạn sẽ phụ trách và đảm nhận các công việc liên quan đến quản lý, xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như môi giới và tiếp thị sản phẩm. Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, mang về doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên kinh doanh
2. Mô tả cụ thể công việc
Những công việc thuộc nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên kinh doanh có thể khác nhau tùy vào mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung bao gồm:
- Tìm hiểu, nắm rõ chi tiết về sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp để tư vấn và thuyết phục khách hàng.
- Sàng lọc, tìm kiếm, phát triển mạng lưới khách hàng và đối tác tiềm năng.
- Xây dựng, báo cáo lên cấp trên về kế hoạch, chiến lược kinh doanh
- Trực tiếp tham gia hoặc theo dõi, đốc thúc tiến trình thực hiện các thủ tục của hợp đồng.
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng, tiếp nhận và xử lý các khiếu nại từ khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của công ty.
- Cập nhật kiến thức về công việc, phát triển năng lực bản thân.
Để có thể tạo ra một bản CV ấn tượng gửi tới nhà tuyển dụng thì bạn cần nắm được mô tả công việc nhân viên kinh doanh chi tiết. Điều này sẽ giúp bạn biết được nhà tuyển dụng cần ứng viên có kỹ năng, trình độ đáp ứng yêu cầu công việc ra sao để viết CV đúng chuẩn, chuyên nghiệp. Cách viết viết
3. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Để có thể tạo ra một bản CV ấn tượng gửi tới nhà tuyển dụng thì bạn cần nắm được mô tả công việc nhân viên kinh doanh chi tiết. Điều này sẽ giúp bạn biết được nhà tuyển dụng cần ứng viên có kỹ năng, trình độ đáp ứng yêu cầu công việc ra sao để viết CV đúng chuẩn, chuyên nghiệp. Cách viết viết CV xin việc nhân viên kinh doanh bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết.
Thị trường tuyển dụng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những người muốn trở thành một nhân viên kinh doanh. Số lượng nhân sự ở nhiều công ty cho vị trí này cũng không nhỏ, tuy nhiên, mức độ cạnh tranh có thể rất khốc liệt.
Ngành kinh doanh có nhu cầu lớn về nhân lực
Nhìn chung, thu nhập của nhân viên kinh doanh khá cao nhưng không cố định và có sự phụ thuộc vào phần trăm hoa hồng hoặc thưởng từ doanh số. Mặt khác, sự chênh lệch mức lương cứng giữa các nhân viên kinh doanh thường ở năng lực, khả năng và trình độ.
II. Nhân viên kinh doanh: Học trường gì? Thi khối nào?
Trên thực tế, không hẳn nhân viên kinh doanh nào cũng có xuất phát điểm thông qua đào tạo từ trường lớp chính thống. Có những người phát triển nghề nghiệp ở vị trí này bằng sự cố gắng, đam mê và kinh nghiệm tích lũy trong thời gian dài
Tuy nhiên, dễ thấy rằng, khởi đầu bằng việc học tập và rèn luyện từ trường lớp giúp ứng viên có nhiều lợi thế và định hướng rõ ràng hơn. Môi trường đào tạo giúp bạn có được kiến thức căn bản, cách phân tích thị trường, cách lập chiến lược kinh doanh,… Yếu tố này kết hợp cùng việc thực hành thường xuyên sẽ mở ra con đường phát triển tiềm năng cho nhân viên kinh doanh.
Những chuyên ngành học được gợi ý sau đây có thể giúp bạn theo đuổi công việc này:
1. Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là ngành học mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng cho các bạn sinh viên. Ngành học này cung cấp lượng kiến thức về cách quản lý doanh nghiệp, tạo nguồn vốn, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, quản lý nhân viên tiến hành bán hàng phù hợp…
Cử nhân ngành quản trị kinh doanh ra trường có thể lựa chọn giữa tự kinh doanh hoặc trở thành nhân viên đảm nhận vị trí kinh doanh, truyền thông hoặc nhân sự trong các doanh nghiệp.
Top các trường đại học đào tạo ngành quản trị kinh doanh tốt nhất cả nước là:
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Ngoại thương.
- Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Học viện Tài chính.
- Học viện Ngân hàng.
- Đại học Thương mại.
- Đại học Kinh tế TP.HCM.
- Đại học Quốc tế – Đại học quốc gia TP.HCM.
- Đại học Kinh tế – Luật – Đại học quốc gia TP.HCM.
- Đại học Công nghệ TP.HCM.
Khối ngành này được các trường xét tuyển thông qua kỳ thi THPT quốc gia với các tổ hợp môn: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – tiếng Anh), D01 (Văn – Toán – tiếng Anh) và D06 (Toán – Văn – tiếng Nhật) hoặc D07 (Toán – Hóa – tiếng Anh).
Để trở thành nhân viên kinh doanh, bạn có thể theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh
2. Marketing
Marketing góp một phần không nhỏ trong thành công của hoạt động kinh doanh. Đồng thời là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.
Với ngành học marketing ở các trường, sinh viên được đào tạo, cung cấp các kiến thức về thị trường, cách thức xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tổ chức phân phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu,… Những kiến thức này là cần thiết và hỗ trợ tốt cho nghề nghiệp tương lai liên quan đến kinh doanh, quảng cáo và thương mại.
Top các trường đại học nổi bật trong đào tạo ngành marketing trên cả nước có thể kể đến như:
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
- Đại học Hà Nội.
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Ngoại thương.
- Đại học Thương mại.
- Đại học Kinh tế luật – Đại học quốc gia TP.HCM.
- Đại học Tài chính Marketing.
- Đại học Hoa sen.
- Đại học Cần Thơ.
Tổ hợp môn mà các trường thường áp dụng để xét tuyển cho ngành marketing thông qua kỳ thi THPT quốc gia là: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – tiếng Anh), A02 (Toán – Lý – Sinh), C00 (Văn – Sử – Địa), D01 (Văn – Toán – tiếng Anh), D07 (Toán – Hóa – tiếng Anh) hoặc D08 (Toán – Sinh – tiếng Anh).
3. Tâm lý học
Một trong những kỹ năng cần thiết của nhân viên kinh doanh là có tâm lý chẩn đoán tốt. Bởi trong quá trình tiếp thị sản phẩm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng – đối tác, bạn có thể gặp phải rất nhiều tình huống khác nhau.
Học ngành tâm lý học giúp bạn có được những kiến thức về cách giao tiếp, phân tích và thấu hiểu tâm lý con người. Cử nhân ngành tâm lý học sau khi ra trường ngoài làm công việc tư vấn tâm lý cũng có thể dấn thân vào những vị trí như nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng hoặc nhân sự,…
Kiến thức từ ngành tâm lý học có thể giúp nhân viên kinh doanh nắm bắt nhu cầu của khách hàng
Top các trường đào tạo ngành tâm lý học mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội.
- Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Học viện Quản lý Giáo dục.
- Đại học Sư phạm TP.HCM.
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia TP.HCM.
- Đại học Sài Gòn.
- Đại học Hoa Sen.
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Khối ngành này được các trường xét tuyển thông qua kỳ thi THPT quốc gia với các tổ hợp môn: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – tiếng Anh), C00 (Văn – Sử – Địa) hoặc D01 (Văn – Toán – tiếng Anh)
4. Các ngành truyền thông báo chí và khoa học xã hội
Những kiến thức về văn hóa, xã hội và truyền thông hỗ trợ tốt cho công việc của một nhân viên kinh doanh. Đặc biệt là trong những hoạt động liên quan đến tiếp cận và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Những người học khối ngành này cũng có xu hướng năng động, cởi mở và khả năng giao tiếp ổn. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp các ngành truyền thông, báo chí và khoa học xã hội luôn rộng mở. Từ biên tập viên, nhân viên truyền thông, cho đến tổ chức sự kiện hoặc nhân viên bán hàng…
Danh sách các trường chuyên đào tạo khối ngành truyền thông báo chí và khoa học xã hội bao gồm:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
- Học viện Báo chí và Tuyên Truyền.
- Đại học Văn hóa – Nghệ thuật quân đội.
- Đại học Văn hóa.
- Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông.
- Cao đẳng phát thanh truyền hình I Hà Nội
- Cao đẳng phát thanh truyền hình II TP.HCM.
- Đại học Khoa học – Đại học Huế.
- Đại học Vinh.
Tổ hợp môn thi THPT quốc gia được áp dụng để xét tuyển cho ngành truyền thông báo chí và khoa học xã hội ở các trường là: A16 (Toán – Văn – Khoa học tự nhiên), C15 (Toán – Văn – Khoa học xã hội), D01 (Toán – Văn – tiếng Anh), D72 (Văn – Khoa học tự nhiên – tiếng Anh) hoặc D78 (Văn – Khoa học xã hội – tiếng Anh).
III. Những tố chất và kỹ năng cần thiết của nhân viên kinh doanh
Trước hết, để trở thành một nhân viên kinh doanh tài giỏi, bạn cần có niềm đam mê và yêu thích công việc này. Chính yếu tố đó sẽ giúp bạn có động lực để vượt qua những khó khăn và thử thách trong công việc.
Mặt khác, nhân viên kinh doanh là những người có tính kiên trì và quyết đoán. Kiên trì trong nghiên cứu, trau dồi kiến thức chuyên môn và thuyết phục khách hàng. Quyết đoán khi đưa ra ý kiến, nhắm mục tiêu và triển khai các chiến dịch kinh doanh.
Nhân viên kinh doanh cần có những kỹ năng gì?
Ngoài các tố chất kể trên, người định hướng trở thành nhân viên kinh doanh cũng cần trau dồi những kỹ năng như giao tiếp, đàm phán, nghiên cứu và hợp tác.
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán: Giúp bạn trao đổi và thỏa thuận với khách hàng hiệu quả hơn. Đồng thời tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, thông qua đó nâng cao sự chuyên nghiệp của bạn và công ty.
- Kỹ năng nghiên cứu: Giúp bạn nhanh chóng nắm bắt đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng. Từ đó nâng cao vốn hiểu biết, có sự chuẩn bị tốt hơn để tự tin khi tư vấn và tiếp thị sản phẩm.
- Kỹ năng hợp tác: Giúp bạn dễ dàng kết nối với khách hàng hoặc đối tác trong mọi hoạt động của công việc kinh doanh. Từ bước đàm phán về sản phẩm, hợp đồng cho đến bước xử lý các khiếu nại và tìm ra giải pháp khắc phục.
Bí quyết thành công cho nhân viên kinh doanh mới vào nghề
Nhân viên kinh doanh nhìn chung là công việc phù hợp với những người ưa thích thử thách, cầu tiến và kiên trì với mục tiêu đã đặt ra. Nếu bạn yêu thích công việc kinh doanh mà vẫn băn khoăn vì chưa có nhiều kinh nghiệm thì cũng đừng quá thất vọng. Bí quyết để nhanh chóng làm quen với công việc này được JOBOKO cập nhật sau đây.
5 chìa khóa thành công cho nhân viên kinh doanh mới làm quen nghề