Ngữ văn 9 – Bài thơ số 28

Bạn đang xem tài liệu “Ngữ văn 9 – Bài thơ số 28”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

 BÀI THƠ SỐ 28
 R.Tago
I.Giới thiệu:
1.Tác giả: Rabindranat Tagor (1861-1941)
- Là nhà văn lỗi lạc của Ấn Độ.
- Được mệnh danh là thánh sư trong trái tim người Ấn.
- Là nhà văn châu Á đầu tiên được vinh dự nhận giải thưởng Nobel văn học năm 1913 với tập Thơ Dâng.
- Được công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới (1961). 
* Thơ tình chiếm 1 vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Ta-go.
* Tình yêu lứa đôi trong thơ ông vượt lên trên bờ cõi đời thường, nhuốm màu linh thiêng huyền bí, mang đậm màu sắc và phong vị riêng của con người Ấn
2. Tác phẩm:
-Trích trong tập Tập thơ “Người làm vườn” xuất bản năm 1914. “Người làm vườn” gồm có 85 bài thơ được đánh số, không có nhan đề riêng cho từng bài.Đây là một vườn thơ, nơi tác giả tâm tình với người yêu, với cỏ hoa, chim chóc, với tạo vật giữa bao la muôn đời 
- Bài thơ số 28 là khúc ca ngân vang, êm dịu nhất cho tình yêu đôi lứa, cho tình yêu rộng mở bao la trong trái tim thiên tài Tago,được truyền tụng và ngợi ca là “một trong những bài thơ tình hay nhất trên thế giới”.
II.Tìm hiểu văn bản:
*Chủ đề của tác phẩm: Tình yêu đôi lứa- đề tài muôn thuở của thi ca nhân loại
1)Bố cục:
-Phần 1: Sáu dòng thơ đầu:Tình yêu thơ mộng đầy lãng mạn
-Phần 2 : Còn lại: Lời tỏ tình đẹp giản dị mà ngọt ngào
2)Sáu dòng thơ đầu:
-Hình ảnh đôi mắt:
 Đôi mắt băn khoăn của em buồn
 Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh.
 à “Băn khoăn”: một nỗi buồn trầm lặng, một nỗi niềm nghi hoặc, một sự lo lắng ẩn chứa.
 à Cái nhìn như muốn thấu hiểu tâm can “anh”, mọi ngóc ngách trong “anh”, sợ rằng “anh” gian dối --> Rụt rè và thăm dò.
 Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
Em là ánh trăng, anh là mặt biển 
àHai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng chân thành và dạt dào sự khao khát yêu thương.
à Khát vọng yêu đương mãnh liệt, khát khao đuợc giao hoà cùng”anh” được so sánh, nâng lên một tầm vũ trụ.
Hình ảnh vừa ẩn dụ vừa nhân hoá à nỗi ám ảnh da diết trước cái nhìn của “em” 
-Nghịch lí tình yêu:
 Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,
 Anh không giấu em một điều gì.
 Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
 àNhìn thấy “đời anh” bằng “mắt em” chưa phải là “tất cả về anh”
“Trần trụi”: trao hết tất thảy cho “em”
Nhưng,
“Em không biết gì tất cả về anh”
àMột nghịch lí chỉ có ở tình yêu
àMột câu kết cho đoạn thơ đầu
àTình yêu không có một định nghĩa, không phải là những gì ta thấy mà là những gì mà ta cảm nhận được.
3)Lời tỏ tình ngọt ngào:
-Hình ảnh “đời anh”:
 Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,
 anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
 và xâu thành một chuỗi
 quàng vào cổ em.
 Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa
 tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng,
 anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.
Viên ngọc (cái quý giá)
Đóa hoa (cái đẹp, trinh nguyên)
àHình ảnh thơ đẹp và độc đáo, mĩ từ mà trong tình yêu cần và có.
Động từ: “đập ra”, “xâu thành”, “quàng vào”, “ngắt ra”, “cài lên”
àHành động không do dự và cử chỉ vuốt veà Tấm chân tình của “anh” dành cho “em” thật mãnh liệt
àKhát vọng được dâng hiến cho “em”, được điểm tô cho “em”
àKhẳng định một tình yêu cháy bỏng, nồng nàn, chân thành.
-Hình ảnh “trái tim”:
 Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
 Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,
 Em là nữ hoàng của vương quốc đó
 Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu!
 Ba tiếng “Nhưng em ơi” vang lên tha thiết, đắm say.
“Bến bờ”, “chiều sâu”, “vương quốc”, “biên giới”: một không gian bao la, mênh mông, rộng lớn ắp đầy yêu thương của “anh”.
Nhưng, vẫn còn lại là một nghịch lí:
 Em là nữ hoàng của vương quốc đó
 Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu!
àSự thất vọng tràn trề nơi “anh” bởi lẽ ra “em” phải là người hiểu “anh” nhất.
 Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú
 Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm
 Và em thấu suốt rất nhanh
 Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau
 Nó sẽ tan ra thành dòng lệ trong
 Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn.
Động từ “nở ra”, “tan ra”: không gian nhuốm màu cổ tích đẹp đẽ.
Nụ cười và nước mắt: hai phạm trù vô hình trong tình yêu.
àHai câu thơ buồn vui song hànhàNét thi pháp truyền thống của thi ca cổ điển Ấn Độ
Song,
Không phải là định nghĩa hoàn hảo của một tình yêu được .
“Trái tim” đâu phải chỉ là “phút lạc thú” hay “khổ đau”.
àTình yêu không phải là “nụ cười” thoáng qua tầm thường,cũng không phải là “nước mắt” yếu mềm.
-Hình ảnh “tình yêu”:
 Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu,
 Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên.
 Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.
“Tình yêu” chứa đựng trong trái tim: cụ thể nhưng vẫn vô hình.
“Tình yêu” vượt qua mọi giới hạn siêu thực: “vô biên”, “trường cửu”.
àYêu nhau mà không cần định nghĩa là định nghĩa hoàn hảo của tình yêu.
4)Hai câu kết:
Quay lại điểm xuất phát ban đầu
Nếu cái kết đầu là:
 Anh không giấu em một điều gì.
 Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh
thì cái kết thực sự vẫn là:
 Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
 Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu!”
Tình yêu cuối cũng vẫn là một ẩn số không bao giờ được giải mã.
àHai câu kết mang tính chất “đóng đinh”, khẳng định một lần nữa tình yêu là vô hạn, không một ai hiểu được, không một ai giải thích được.
*Điểm nhấn của tác phẩm:
Cuộc đời – Trái tim – Tình yêu
Nếu đời anh chỉ là
Nhưng đời anh là trái tim..
Nếu trái tim anh chỉ là..
Nhưng trái tim anh lại là tình yêu.
àCấu trúc so sánh – đối lập, nêu giả thuyết
 Cuộc đời > Trái tim
Nhưng
 Biên giới cuộc đời < Biên giới trái tim
 Trái tim > Tình yêu
Song
 Biên giới trái tim < Biên giới tình yêu
III.Tổng kết:
1)Đặc sắc nội dung:
-Là quan niệm mới mẻ về tình yêu đôi lứa.
-Ca ngợi khát vọng yêu đương chân chính của hai tâm hồn đồng điệu, ước mơ của một nhà thơ lớn muốn gửi trọn biển tình bao la đến với nhân loại.
-Là một bản tuyên ngôn đẹp về tình yêu. Yêu là tìm kiếm, là phát hiện và chiếm lĩnh. Tình yêu là sung sướng và khổ đau, là thiếu thốn và giàu sang, gần mà xa, xa mà gần. Phải biết phát hiện để chiếm lĩnh tình yêu, có thế mới thật sự đi tới mái ấm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa.
2)Đặc sắc nghệ thuật:
-Tính triết lí và trữ tình sâu sắc.
-Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị nhưng độc đáo và giàu sức biểu cảm.
-Sử dụng ngôn từ của tình yêu để nói về tình yêu.
-Giọng điệu thơ đằm thắm, êm ái, mượt mà.
-Cấu trúc so sánh, giả định mới lạ.
Thực hiện:Nhóm 2

Rate this post

Viết một bình luận