Trái cây là nguồn chứa Vitamin và khoáng chất vô cùng dồi dào, tốt cho sức khỏe, sức đề kháng cơ thể. Chế độ dinh dưỡng hợp lý với những loại hoa quả tốt còn giúp người bệnh cao huyết áp kiểm soát bệnh tốt hơn, ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe. Vậy bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì? Dưới đây là tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
14/11/2020 | Dấu hiệu tăng huyết áp và cách ổn định chỉ số hiệu quả
03/11/2020 | Gợi ý một số dấu hiệu huyết áp thấp thường gặp
30/09/2020 | Tụt huyết áp và những cách khắc phục hiệu quả
1. Bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì?
cao huyết áp là bệnh lý vô cùng phổ biến, cứ khoảng 3 người trưởng thành lại có 1 người gặp phải vấn đề về cao huyết áp. Để kiểm soát huyết áp tốt hơn, người bệnh cần kết hợp điều trị bằng thuốc, điều chỉnh lối sống và ăn uống khoa học.
Trái cây rất giàu Vitamin và khoáng chất
Thực tế có rất nhiều thực phẩm tự nhiên chứa hoạt chất tốt giúp giảm huyết áp và cân bằng huyết áp, trong đó có nhiều loại hoa quả.
Vậy huyết áp cao ăn hoa quả gì? Dưới đây là danh sách các loại quả nên bổ sung hàng ngày cho người bị huyết áp cao.
1.1. Các loại quả mọng
Những loại quả nằm trong nhóm này bao gồm: việt quất, dâu tây,… chứa hàm lượng lớn chất oxy hóa anthocyanin.
Một nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện trên 34.000 tình nguyện viên bị tăng huyết áp để nghiên cứu tác dụng của anthocyanin trong kiểm soát huyết áp đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, những tình nguyện viên ăn nhiều việt quất và dâu tây, nghĩa là hấp thụ anthocyanin nhiều nhất giảm nguy cơ tăng huyết áp 8% so với những người còn lại.
Các loại quả mọng này có hương vị thơm ngon lại tốt cho huyết áp, hãy sử dụng chúng làm món tráng miệng hoặc món ăn phụ trong ngày. Ngoài ra, kết hợp dâu tây, việt quất với sữa chua, bột yến mạch cũng là những món ăn rất ngon.
Chuối cung cấp Kali có thể kiểm soát tăng huyết áp
1.2. Chuối
Chuối là loại hoa quả thứ 2 nằm trong danh sách bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì. Trong chuối chứa hàm lượng kali rất lớn – khoáng chất có vai trò kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả. Trái ngược với Natri, kali không chỉ làm giảm huyết áp, giảm tác động xấu của Natri với huyết áp mà còn tăng cường củng cố thành mạch máu, giảm biến chứng liên quan do cao huyết áp.
Người trưởng thành được khuyến cáo nên nạp vào cơ thể mỗi ngày 4.700mg Kali. Ngoài chuối, những thực phẩm sau cũng rất giàu khoáng chất này: nấm, bơ, dưa mật, cà chua, khoai lang, cá ngừ,… Tuy nhiên, những bệnh nhân cao huyết áp đồng thời gặp vấn đề về thận cần tham khảo với bác sĩ về lượng Kali tối ưu với cơ thể.
1.3. Quả Kiwi
Các chuyên gia cho biết, thường xuyên ăn Kiwi hàng ngày giúp những người cao huyết áp mức độ nhẹ có thể cân bằng huyết áp tốt hơn. Chúng ta vẫn biết rằng ăn một quả táo mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng với người cao huyết áp, quả kiwi có tác dụng cân bằng huyết áp, điều hòa huyết áp tâm thu và tâm trương tốt hơn gấp 8 lần so với táo.
Hơn nữa, ăn kiwi cũng giúp người bệnh nạp vào lượng Vitamin C lớn, cũng tác động tốt đến sức khỏe và huyết áp.
Ăn dưa hấu sẽ cung cấp citrulline có tác dụng giảm huyết áp
1.4. Dưa hấu
Citrulline có trong dưa hấu kích thích cơ thể sản xuất oxit nitrics – chất có tác dụng thư giãn mạch máu, tăng cường sự linh hoạt và dẻo dai cho động mạch. Từ đó khả năng lưu thông máu tốt hơn, tăng huyết áp được kiểm soát hiệu quả hơn.
Một khảo sát nhỏ đã được thực hiện trên những người béo phì và tăng huyết áp nhẹ. Khi sử dụng dưa hấu hàng ngày, huyết áp động mạch cánh tay và mắt cá chân đã giảm đáng kể. Ngoài sử dụng làm hoa quả tráng miệng, bạn có thể dùng dưa hấu cho món Salad hoặc xay sinh tốt đều rất ngon.
1.5. Quả lựu
Một nghiên cứu y học năm 2012 đã chứng minh, người cao huyết áp uống 1 ly nước ép lựu mỗi ngày có thể giảm huyết áp trong thời gian ngắn bởi lựu chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất lớn.
Bạn có thể ăn lựu trực tiếp hoặc ép lấy nước uống, tuy nhiên khi mua hãy kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và thông tin dinh dưỡng. Hãy đảm bảo nó không chứa dư lượng chất bảo quản thực phẩm hoặc tăng lượng đường.
Hãy lưu ý bổ sung những loại quả trên vào thực đơn hàng ngày để huyết áp được kiểm soát tốt hơn.
2. Người cao huyết áp cần đặc biệt lưu ý trong chế độ ăn
Khi xây dựng chế độ ăn cho người cao huyết áp, cần phân chia thành 3 nhóm thực phẩm gồm: thực phẩm không nên ăn, thực phẩm nên hạn chế ăn và thực phẩm nên ăn.
Thứ hai về nguyên tắc dinh dưỡng, cần lưu ý:
Giảm calo nếu bị béo phì
Người thừa cân béo phì kết hợp với cao huyết áp rất dễ gặp phải những biến chứng tim mạch nguy hiểm, vì thế cần kiểm soát lượng calo nạp vào mỗi ngày.
Người thừa cân nên giảm cân để hạn chế biến chứng do cao huyết áp
Lượng calo nạp vào cơ thể cụ thể như sau:
-
Nếu BMI từ 25 – 29.9: nạp vào 1.500 kcal/ngày.
-
Nếu BMI từ 30 – 34.9: Nạp vào 1.200 kcal/ngày.
-
Nếu BMI từ 35 – 39.9: Nạp vào 1.000 kcal/ngày.
-
Nếu BMI >40: Nạp vào 800 kcal/ngày.
Hạn chế thực phẩm giàu acid béo no và cholesterol
Những thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu gồm các loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, mì tôm, các loại bánh mặn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật,… Chúng khiến bạn có nguy cơ gặp phải biến chứng rối loạn chuyển hóa, xơ vữa động mạch,…
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối cần hạn chế tối đa như: thịt muối, dưa muối, cá khô, pate, giò, chả,…
Hạn chế đường và thực phẩm giàu đường
Tiêu thụ quá nhiều đường khiến bạn dễ tăng cân và tác động xấu đến cao huyết áp, vì thế nên kiểm soát lượng đường nạp hàng ngày, hạn chế thực phẩm giàu đường, nhất là đường tinh luyện như kẹo, bánh, mứt,…
Ăn nhiều đường có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp
Thức uống kích thích
Thay vì những thức uống kích thích như rượu, bia, cà phê, nước chè đặc,… người cao huyết áp nên dùng thức uống, thức ăn có tác dụng hạ huyết áp, an thần, lợi tiểu như chè hạt sen, ngó sen,…
Trên đây là thông tin về bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì và những lưu ý khác trong dinh dưỡng hàng ngày. Hãy tăng cường bổ sung hoa quả tốt và hạn chế thực phẩm gây tăng huyết áp để kiểm soát bệnh tốt hơn.