[ 1phuttietkiemtrieuniemvui ] Nếu có dịp đến với vùng đất miền Tây Việt Nam, chắc hẳn các bạn sẽ biết đến con sâu dừa với món ăn đặc sản đuông dừa tắm nước mắm. Vậy sâu dừa là con gì, ăn ra sao, giá cả như thế nào? Hãy cùng Vương Quốc Loài Vật tìm hiểu qua bài viết sau!
1. Đuông dừa là con gì
Đuông dừa hay sâu dừa là côn trùng có hại, đục khoét thân dừa. Đây cũng là nguyên liệu chế biến đặc sản miền Tây, rất khó tìm và đắt tiền.
Hình ảnh con đuông dừa
2. Đặc điểm của đuông dừa
Con đuông dừa thực chất là 1 loại bọ cánh cứng nhưng đang ở trong giai đoạn ấu trùng, chưa hoàn thiện cơ thể.
Nó có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, nhìn giống như 1 chú sâu non và thân hình mập mạp, căng tròn, rất mềm mại và uyển chuyển.
Mỗi con đuông dừa trưởng thành có thể đạt chiều dài từ 2,5 – 5cm, chiều rộng khoảng 1- 2 cm
3. Đuông dừa sống ở đâu?
Sâu dừa dành cả cuộc đời mình để sống và đục khoét cây dừa. Vì vậy, chúng thường được tìm thấy nhiều nhất ở tỉnh Bến Tre, miền Tây Việt Nam- Nơi trồng nhiều dừa.
Nếu muốn bắt loài côn trùng này, bạn chỉ cần tìm kiếm ở những cành dừa bị héo khô, nơi đuông dừa đang phá hại.
Chỉ cần áp tai vào cành dừa, bạn có thể nhận thấy tiếng đuông đục khoét lao xao bên trong.
Mỗi cành dừa khô héo như thế có thể là nơi trú ngụ của hàng trăm con đuông dừa.
4. Sâu dừa sinh sản thế nào?
Đuông dừa có nguồn gốc từ loại bọ cánh cứng kiến dương. Vào mùa mưa, loài bọ này bắt đầu đi tìm kiếm bạn tình.
Đôi khi những con đực buộc phải giao đấu để tranh giành quyền giao phối với con cái.
Sau khi giao phối, kiến dương cái sẽ đục lỗ trên những cành dừa tươi và đẻ trứng vào đó.
5. Vòng đời của đuông dừa
Mỗi con đuông dừa sẽ trải qua 4 giai đoạn chính trong cuộc đời:
- Trứng:
Sau khi giao phối, bọ kiến dương sẽ đục thân cây dừa và đẻ trứng vào trong đó. Mỗi lần, con cái có thể đẻ tới 200 trứng.
Trứng có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1,5 – 2 mm, màu trắng sữa.
- Ấu trùng
Sau một thời gian, trứng sẽ nở ra ấu trùng, cũng chính là con đuông dừa. Chúng sẽ đục khoét thân dừa, ăn cổ hũ để lấy chất dinh dưỡng và phát triển.
Sẽ mất khoảng 2 tháng từ giai đoạn trứng đến khi thu hoạch đuông
- Nhộng:
Sau một thời gian lấy chất dinh dưỡng từ cây dừa, con đuông sẽ tự tạo kén, hóa thành nhộng
- Bọ kiến dương:
Cuối cùng, nhộng dần hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể, phá kén.
Lúc này, đuông dừa lột xác trở thành bọ kiến dương, tiếp tục đi tìm bạn đời, giao phối rồi đẻ trứng.
6. Tác hại của sâu dừa
Trong quá trình tồn tại và phát triển, đuông dừa buộc phải đục khoét thân cây dừa và hút chất dinh dưỡng.
Việc này kiến cành dừa dần khô héo, xơ xác và gãy đi, khiến cây ít ra trái hoặc ra trái nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng.
7. Đuông dừa có tác dụng gì? Ăn có tốt không?
Mặa dù, gây nên những ảnh hưởng xấu tới cây dừa nhưng con đuông dừa lại đem đến giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều protein có lợi cho sức khỏe, vị thơm ngậy, ứ sữa.
Ngoài ra, đuông dừa còn được xem là thần dược của phái mạnh, có tác dụng bổ thận, tráng dương, cải thiện khả năng sinh lý.
Người ta cũng có thể dùng đuông dừa chữa dạ dày hiệu quả.
8. Các món ăn ngon từ đuông dừa
Có rất nhiều món ăn hấp dẫn từ loài vật này bạn không nên bỏ qua như:
Món đuông dừa tắm nước mắm
Ăn đuông sống tẩm nước mắm là đặc sản nổi tiếng của miền Tây Việt Nam. Vị ngậy, thơm, ngọt của chúng kết hợp cùng vị mặn của nước mắm sẽ đem lại một món ăn cực kỳ độc đáo, hấp dẫn.
Cách thực hiện đuông dừa lội nước mắm khá đơn giản:
- Ngâm đuông dừa trong nước muối từ 10 – 15 phút để làm sạch.
- Chuẩn bị 1 bát nước mắm, cho thêm tỏi, ớt, đường tùy sở thích để món ăn thêm phần thơm ngon.
- Chỉ cần thả đuông dừa vào bát nước mắm, chúng sẽ ngọ nguật và ngấm đẫm gia vị.
- Sau đó, bạn ăn đuông dừa sống và cảm nhận chúng đang tan ra trong miệng, có vị ngậy và thơm như khi ăn trứng sống.
Đuông dừa ngâm rượu
Rượu đuông dừa là 1 trong những thức uống khoái khẩu của dân nhậu. Khi ngâm, các chất dinh dưỡng trong con đuông sẽ hòa cùng rượu, đem đến hương vị độc đáo, độ bổ dưỡng cao.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 lít rượu nếp.
- Vệ sinh sạch sẽ đuông dừa bằng cách ngâm chúng trong nước muối.
- Thả đuông sống vào bình rươu. Chỉ sau khoảng 1 tuần, bạn đã có thể thưởng thức rượu này.
Sâu dừa rang
Đây là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của các gia đình miền Tây. Đuông dừa sau khi rang mặn sẽ rất giòn, ăn cùng cơm rất ngon.
Cách thực hiện:
- Sơ chế đuông dừa bằng cách rửa chúng với nước sạch, để ráo.
- Cho đuông vào chảo khô, thêm các gia vị cần thiết như đường, muối, lá chanh thái nhỏ.
- Để nhỏ lửa, rang cho đến khi con đuông chuyển màu vàng sậm thì tắt bếp và thưởng thức món ăn.
Đuông dừa chiên bột
- Đuông dừa rửa sạch, nhét hạt lạc vào bên trong cơ thể chúng.
- Chuẩn bị hỗn hợp gồm bột mì, bột năng, trứng gà, muối, hạt tiêu và một chút nước, trộn đều.
- Lăn lần lượt từng con đuông trong hỗn hợp kể trên rồi cho vào chảo chiên ngập dầu.
- Để nhỏ lửa, chiên cho đến khi đuông chuyển màu vàng sậm thì vớt ra và thưởng thức.
- Bạn nên ăn ngay sau khi chiên 1 lúc để cảm nhận rõ vị giòn, ngọt, ngậy của món ăn.
Đuông dừa nướng
- Làm sạch đuông dừa để loại bỏ bụi bẩn, tập chất
- Cho đuông vào tẩm cùng hỗn hợp muối, ớt.
- Xiên khoảng 5 – 6 con vào 1 chiếc que tre, sau đó đem nướng trên bếp than hoa.
- Chờ khi đuông chín vàng, giòn rụm, bạn có thể thưởng thức chúng bằng cách cuốn với rau xà lách, húng quế, tía tô, chấm nước mắm tỏi ớt.
Cháo sâu dừa
- Rửa sạch đuông dừa cùng nước lạnh, sau đó ngâm trong rượu trắng 1-3 phút.
- Tiếp tục ngâm chúng cùng nước muối để thân đuông cứng cáp hơn, không bị vỡ trong quá trình nấu cháo.
- Cho đuông vào hầm cùng gạo, thịt lợn, gừng và nước cốt dừa cho đến khi hạt gạo nhừ.
- Sau khi cháo chín, cho thêm hành lá, hạt tiêu vào cho thơm ngon và thưởng thức.
Gỏi cổ hũ đuông dừa
Nếu muốn thay đổi khẩu vị, bạn có thể kết hợp đuông dừa cùng các nguyên liệu khác như cổ hũ dừa, tôm và một số loại gia vị để tạo nên món gỏi cổ hũ đuông dừa thơm ngon, mới lạ.
Chuẩn bị:
- 7 – 8 con đuông dừa
- 1 cổ hũ dừa
- Khoảng 5 – 6 con tôm
- Gia vị cần thiết: ớt, dấm, hành, chanh, muối, dầu oliu…
Cách thực hiện:
- Cắt cổ hũ thành từng sợi dài khoảng 2cm.
- Luộc tôm trong nước muối loãng, tắt bếp sau 10 phút rồi ngâm trong nước mát để tôm săn chắc.
- Bóc vỏ tôm, thái thịt tôm thành từng miếng nhỏ.
- Trộn cổ hũ, tôm cùng gia vị trong một chiếc bát lớn rồi xếp ra đĩa.
- Đuông dừa đem chiên giòn, rồi xếp lên đĩa cùng cổ hũ, thịt tôm và thưởng thức món ăn.
Pizza đuông dừa
Đây là món ăn từng gây sốt một thời đối với giới trẻ Hà Nội. Một chiếc pizza với loại topping đặc biệt là sâu bông dừa cạn đem lại cảm giác ngậy, ngọt, thơm ngon khác lạ hơn hẳn so với topping thịt bò, thịt lợn thông thường.
Chuẩn bị:
- 10 con đuông dừa
- 2 lạng bột mỳ trắng
- Men nở, muối, dầu ăn
- Phô mai, sốt cà chua, hành tây, ớt chuông.
Cách thực hiện:
- Trộn đều bột mì cúng muối, nước và dầu ăn cùng nhau. Sau đó, cho thêm 1 chút men nở tạo thành 1 hỗn hợp sền sệt.
- Cho hỗn hợp bột dẻo lên trên 1 chiếc thớt, cán dẹt bánh. Phần viền sẽ dày hơn giúp ngăn nguyên liệu rơi ra ngoài.
- Cho đế bánh vào lò nướng trong khoảng 5- 7 phút, để 200 độ C.
- Cho đuông dừa đã được làm sạch vào chảo, chiên vàng
- Thái sợi hành tây, ớt chuông, phô mai.
- Cho phô mai phủ đều lòng bánh cùng các nguyên liệu đuông dừa, hành tây, ớt chuông.
- Tiếp tục đặt bánh vào nướng, để nhiệt độ xấp xỉ 400 độ C.
- Sau khoảng 10 – 15 phút, bạn kiểm tra, nếu bánh chín vàng và phô mai đã chảy ra thì tắt lò nướng và thưởng thức món bánh đuông cực hấp dẫn.
Lưu ý: Mặc dù là món ăn ngon bổ dưỡng nhưng đôi khi chúng có thể gây dị ứng với những người không phù hợp
Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ và tránh ăn sâu dừa nếu có cơ địa dễ dị ứng nhé!
9. Kỹ thuật nuôi đuông dừa công nghiệp
Đuông dừa là đặc sản được rất nhiều người ưa chuộng. Ngày này, rất nhiều hộ gia đình nuôi loài vậy này nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân, đặc biệt là dân nhậu.
Kỹ thuật nuôi đuông dừa khá đơn giản, bạn chỉ cần lưu ý một số điều sau:
Hướng dẫn làm chuồng nuôi:
Để nuôi đuông dừa, bạn không quá tốn kém trong việc xây dựng chuồng. Chỉ cần chuẩn bị những thau nhựa nhỏ, đường kính từ 30- 60 cm, nắp đậy có lỗ thông hơi để chúng có thể hô hấp.
Bạn nên để chuồng ở nơi khô ráo, thoáng mát, không có kiến, chuột, gián để đuông dừa không bị làm hại nhé!
Đuông dừa ăn gì?
Loài sâu dừa Bến Tre này tiếp thu chất dinh dưỡng chủ yếu từ cây dừa. Vì vậy, bạn hãy chặt những cành dừa còn tươi, nhiều sức sống và thả vào chuồng nuôi.
Ngoài ra, bà con cũng có thể cho đuông ăn một số loại cám động vật để bổ sung dinh dưỡng, giúp đuông béo mầm.
10. Hướng dẫn cách bắt đuông dừa
Để tìm bắt đuông dừa, bạn chỉ cần tìm những cành dừa khô héo, có lỗ khoét. Đó là do chúng bị đuông dừa làm tổ và hút hết chất dinh dưỡng.
Áp tai vào cành dừa đó, bạn có thể nghe thấy tiếng lạo xạo của loài vật này.
Khác với đuông chà là (mỗi cây chỉ có 1 con), chỉ cần chặt những cành dừa khô và dùng dao bổ chúng ra. Bạn có thể thu được cả ổ đuông dừa hàng trăm con.
Việc cần làm chỉ là dùng tay nhặt chúng và cho vào một chiếc bình, có nắp đậy và lỗ thông hơi.
Bạn cần chú ý, khi nhặt cần nhẹ nhàng, bởi thân loài vật này rất mềm, nhũn, dễ bị bóp nát.
11. Đuông dừa giá bao nhiêu 1 con? Mua, Bán ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm?
Hiện này, nhu cầu thu mua rất cao, bởi đây là loài vật hiếm. Đồng thời, chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, là đặc sản tại các nhà hàng trên cả nước, từ Hà Nội, Tp Hcm đến Bến Tre, Cần Thơ, Huế, Hải Dương…
Tại các quán bán đuông dừa ở Sài Gòn, tùy theo số lượng, kích thước và địa chỉ bán mà đuông dừa có các mức giá khác nhau:
- Khi mua dưới 50 con: Giá đuông dừa từ
20 – 25K/con
- Mua từ 50 – 100 con: Mức giá sẽ rẻ hơn từ
15K – 20K/con
- Trên 100 con: Đuông dừa giá khoảng
5K – 12K/con
Tại Hà Nội, rất nhiều shop bán côn trùng, nông sản vận chuyển đuông dừa tươi sống trực tiếp từ miền Tây về với số lượng lớn, phục vụ nhu cầu bán lẻ và các nhà hàng đặc sản.