#1 Gạo nếp cái hoa vàng là gì? Đặc điểm và cách phân biệt

Gạo nếp cái hoa vàng là gì chắc có lẽ là thắc mắc của nhiều người. Tuy nghe tên có vẻ lạ nhưng loại gạo này xuất hiện rất nhiều vào các dịp lễ tết và được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Cùng Top1dexuat.com điểm qua bài viết sau đây để tìm hiểu về gạo nếp cái hoa vàng là gì.

Gạo nếp cái hoa vàng là gì?

Từ xa xưa, hạt gạo ở Việt Nam là một loại truyền thống vô cùng nổi tiếng, một trong số đó phải kể đến gạo nếp cái hoa vàng.

Gạo nếp cái hoa vàng thường là nguyên liệu chính dùng để nấu xôi, bánh chưng, bánh dày hoặc nấu rượu… Bánh chưng, bánh tét làm từ gạo nếp cái hoa vàng thường để lâu hơn với ưu điểm là không bị hư và thiu mốc như các loại nếp thông thường khác.

Vào các dịp lễ, tết cả gia đình cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng, bánh tét, cùng nhau nâng ly rượu nếp cái hoa vàng ngọt thơm đậm đà,…Đây là những gì đặc biệt nhất khi người ta nhắc đến gạo nếp cái hoa vàng. Để có thể biết chi tiết về loại gạo nếp nổi tiếng và vô cùng phổ biến, được ưa thích như gạo nếp cái hoa vàng, bài viết sau đây chính xác là dành cho bạn!

Nguồn gốc của gạo nếp cái hoa vàng

Gạo nếp cái hoa vàng là một loại nếp truyền thống nổi tiếng của các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ tại Việt Nam. Những vùng có thể kể đến khi nhắc đến trồng gạo nếp hoa cái vàng như Hải Dương, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định,…

Tuy nhiên sau thời gian các vùng này vì không chú trọng thâm canh mà gạo nếp cái hoa vàng đã không còn giữ được chất lượng như trước, đặc biệt là độ dẻo và sự thơm ngon. Vì thế, ngày nay có thể kể đến các vùng vẫn giữ được hương vị tươi ngon của gạo nếp cái hoa vàng và nổi tiếng với việc cung cấp chúng đó chính là Kinh Môn – Hải Dương và Yên Phong – Bắc Ninh.

Gạo nếp cái hoa vàng đặc trưng của chúng là có hạt gạo tròn, dẻo và mùi hương rất thơm nên chúng thường được dùng để làm xôi, cốm và các loại bánh được làm từ gạo nếp hoặc cũng có thể làm tương, rượu… 

Đặc điểm của gạo nếp cái hoa vàng

Gạo nếp cái hoa vàng có một đặc điểm trong sinh trưởng là chúng chỉ trồng vào vụ sinh trưởng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Cây gạo nếp cái hoa vàng có chiều cao duy trì ở khoảng 120-125cm/cây. Chúng có gốc thân cây khá to vì thế mang lại cho cây có khả năng chống đổ rất tốt. Tuy nhiên khả năng đẻ nhánh của loại cây này chỉ có thể đạt ở mức trung bình yếu và tỷ lệ bông hữu hiểu chỉ nằm ở khoảng 50-55%.

Tuy nhiên, một ưu điểm của cây gạo nếp cái hoa vàng là chúng có khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết không khả quan khi trồng lúa nếp như: khả năng chịu phèn tốt, chịu chua và chịu trũng cũng vô cùng khá nhất là chịu hạn ở các khoản cuối vụ nằm ở mức tương đối tốt.

Đặc biệt, khả năng kháng sâu bệnh của gạo nếp cái hoa vàng đối với các bệnh đạo ôn hay đạo vằn thường thấy ở các loại cây lúa khác nằm ở mức tốt. Tuy nhiên, chúng kháng bệnh bạc lá chỉ ở mức trung bình và có khả năng bị nhiễm sâu đục thân nặng.

Bông lúa của gạo nếp cái hoa vàng duy trí ở mức từ 20-22cm, số hạt chắc có thể có trên một bông lúa ở mức khoảng 105-107 hạt. 

Hạt của gạo nếp cái hoa vàng có đặc điểm là hoa vàng tròn, dẹt. So với các loại hạt nếp khác thì chúng nhỏ hơn một chút. Gạo nếp cái hoa vàng có màu nâu sẫm, khi dùng thử chúng sẽ mang lại cảm giác ngọt mát lan tỏa ngay ở đầu lưỡi của bạn tựa như sữa.

Vào vụ mùa, nông dân ở vùng trung du Bắc Bộ chủ yếu trồng gạo nếp cái hoa vàng. Như chúng ta đã biết, gạo nếp cái hoa vàng có thời gian phát triển lên đến 160 ngày, thông thường mạ của chúng được gieo vào đầu tháng 6. Lúa sẽ trổ bông vào tiết hàn lộ vào khoảng mồng 8 tháng 10 vì đặc điểm sinh trưởng là do phản ứng với thời gian ánh sáng ban ngày ngắn. 

Năng suất bình quân của gạo nếp cái hoa vàng 170kg/sào nhưng chúng mang lại giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế không hề thấp cho nông dân, giá bán 1kg thóc 28.000-30.000 đồng.

Thành phần dinh dưỡng có trong gạo nếp cái hoa vàng

Với các đặc điểm riêng của gạo nếp cái hoa vàng, chúng hiển nhiên có được các thành phần dinh dưỡng rất cao và thiết yếu, đảm bảo có thể cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể khi tiếp nhận chúng.

Tính trong khoảng 100g gạo nếp cái hoa vàng sẽ có nguồn dinh dưỡng:

  • 380 kcal

  • 1.5g chất xơ thực phẩm

  • 0.78g chất béo

  • 7.16g protein

  • 82g carbohydrate

  • 0.14g đường

  • 13.67g nước

  • 32mg canxi

Và nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng khác,…

Cách phân biệt gạo nếp cái hoa vàng chính hiệu

Người Việt Nam ta có rất nhiều giống lúa quý, giống lúa cổ truyền thống từ rất lâu đời, trong số đó phải kể đến giống nếp quý – nếp cái hoa vàng hay còn gọi là nếp ả. Giữa ma trận gạo nếp cái hoa vàng, làm sao để phân biệt đâu là gạo chính hiệu?

Tại nhiều siêu thị và trên thị trường đặc biệt là ở các chợ, bạn không khó để bắt gặp các thương hiệu và sạp bán gạo nếp cái hoa vàng. Từ chợ dân sinh, chuỗi siêu thị, cửa hàng bán gạo nếp lẻ,… giá bán gạo nếp cái hoa vàng khác nhau và có khi chênh lệch giá với nhau khá lớn. 

Sở dĩ có sự chênh lệch này đó chính là gạo nếp cái hoa vàng được trồng chỉ mỗi năm một mùa. Về nguồn gốc, đây có thể được xem như là một đặc sản của các vùng Trung du miền Bắc. 

Việc sử dụng tràn lan tên gọi gạo nếp cái hoa vàng mà chưa hẳn đấy chính là gạo thật đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến người dùng không phân biệt được đâu là gạo nếp cái hoa vàng thật, đâu là gạo nếp cái hoa vàng giả, đâu là loại gạo nếp bị giả tên, bán chênh giá, lệch giá,… Bởi vì sản phẩm mỗi năm làm ra rất ít chỉ mỗi năm một vụ giáp Tết, các thương lái từ đó áp giá lên gạo nếp cái hoa vàng làm cho chúng có giá cao hơn rất nhiều.

Là một người tiêu dùng thông thái, bạn nên có hiểu biết nhất định về gạo nếp cái hoa vàng để có thể chọn đúng sản phẩm, đúng nguồn gốc, đúng giá và đặc biệt là tránh mua phải hàng dởm, kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng cũng như tài chính của mình.

Gạo nếp cái hoa vàng hiện nay, để tìm được nguồn gốc chính xác gạo nếp cái hoa vàng chuẩn bạn chỉ nên tìm đến các sản phẩm được làm ra từ vùng Kinh Môn – Hải Dương.

Để so sánh các loại này, gạo Kinh Môn có màu trắng ngà, còn các loại gạo nếp còn lại có màu trắng tinh hay trắng đục thì đấy chắc chắn là gạo giả. Thậm chí, ở độ tấm của chúng chỉ ở khoảng 3-5%, các loại còn lại có độ tấm từ 10% là sản phẩm kém chất lượng.

Rõ hơn nữa, bạn có thể phân biệt gạo nếp cái hoa vàng chuẩn bằng khả năng dẻo của gạo khi sử dụng. Gạo nếp cẩm Kinh Môn khi làm xôi khi ngâm khoảng 10-12 tiếng xôi không bị cứng, ôi thiu và vẫn giữ được mùi thơm, độ dẻo dai. Còn nếu là loại kém chất lượng chúng sẽ bị cứng và không còn thơm khi để lâu hơn bình thường ở nhiệt độ bên ngoài.

Vì sao lại được gọi với cái tên gạo nếp cái hoa vàng?

Đã từ rất lâu, có một loại gạo quen thuộc với cái tên nếp ả mà sau này chúng được gọi là gạo nếp cái hoa vàng.

Nếp được gọi là “nếp cái hoa vàng” vì lúa đang nở. Hạt phấn hoa có màu vàng, không có màu trắng như các giống lúa khác. Gạo nếp cái hoa vàng có mùi thơm đặc biệt, hạt gạo dẻo, tròn,  rất được ưa thích và sử dụng phổ biến.

Gạo nếp cái hoa vàng gắn liền với truyền thống tại Việt Nam

Gạo nếp cái hoa vàng khi làm xôi hoặc nấu cơm, làm bánh đều mang lại sự dẻo dai trong thành phẩm, hiếm khi bị lại gạo và hơn hết là chúng có mùi thơm rất đặc trưng nên rất được lòng người dùng. 

Nếu ai đã từng thưởng thức qua các món xôi nổi tiếng trên khắp mọi miền đất nước như xôi đậu xanh, xôi đậu phộng hoặc xôi trắng nước cốt dừa vào những ngày giỗ tổ, ông bà, hay miếng bánh chưng ngày Tết với thành phần gạo nếp vàng thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên được vì chúng có hương vị rất đặc trưng khó hòa lẫn. Để có được hương vị rất riêng và khó bị lãng quên này chúng đã được canh tác thâm canh trên những cánh đồng rất màu mỡ. 

Là loại nếp thơm ngon, hạt to tròn, nấu thành món ăn rất dẻo, được gọi là nếp cái hoa vàng, trong những dịp như tết, nếp cái hoa vàng  là  lựa chọn thích hợp để làm các món bánh truyền thống thờ cúng tổ tiên, làm cốm, nấu rượu vô cùng ngon. Rượu được nấu từ gạo đã là truyền thống của nước ta tuy nhiên nói về rượu nếp cái hoa vàng thì chúng vẫn được coi là một loại rượu đặc biệt. Rượu nếp cái hoa vàng uống rất dịu và ngọt và có mùi thơm đặc trưng.

Gạo nếp cái hoa vàng tượng trưng cho sự dư dả, sung túc trong xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là đặc sản của vùng Tây Bắc Việt Nam, nhưng giờ đây xôi ngũ sắc đã được phổ biến ở khắp nơi và là món ăn vô cùng quen thuộc. Mỗi màu sắc của xôi thể hiện những ý nghĩa triết học về vũ trụ. 

Xôi có 5 màu chính: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Mỗi màu xôi tượng trưng cho ngũ hành: màu trắng là kim loại, cây xanh lá cây, màu xanh lam là nước, màu đỏ là lửa và màu vàng là thổ. 

Không chỉ thể hiện tính triết lý, xôi ngũ sắc còn thể hiện khát vọng tình yêu, tình yêu thủy chung son sắt, lòng trung thành, yêu mẹ, kính cha. Xôi đỏ tượng trưng cho khát vọng sống, cho những ước mơ. Xôi tím tượng trưng cho phú quý. 

Gạo nếp cái hoa vàng tượng trưng cho sự dư dả, sung túc. Xôi nếp lam tượng trưng cho màu của núi rừng Tây Bắc, màu của bầu trời xanh bao la. Xôi trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy.

Hiện nay, vẫn chưa có giống nào có thể thay thế được giống gạo nếp cái hoa vàng. Nếu có, thì chất lượng cũng không bằng. Để có thể thưởng thức được gạo nếp cẩm hoa vàng chuẩn bạn nên tìm đến những đơn vị uy tín, đặc biệt là ở Kinh Môn – Hải Dương để có thể mang lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất.

Liên hệ với TOP 1 đề xuất bổ sung thông tin dịch vụ, website kinh doanh của bạn vào bài Gạo nếp cái hoa vàng là gì? Đặc điểm và cách phân biệt nhé!

5/5 – (2 bình chọn)

Hợp tác phân phối Rượu Mừng trên toàn quốc

Rate this post

Viết một bình luận