–
Thứ năm, 20/01/2022 20:00 (GMT+7)
Tiếng Ai Cập , Tamil và tiếng Phạn là 3 trong số 5 ngôn ngữ cổ xưa nhất trên thế giới.
Chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, một trong những ngôn ngữ cổ xưa nhất thế giới. Ảnh chụp màn hình
Theo Times of India, tổng số ngôn ngữ trên thế giới hiện nay là khoảng 6.809 thứ tiếng với khoảng 200 đến 150 ngôn ngữ được hơn 1 triệu người nói. Thống kê của các nhà ngôn ngữ học cho thấy có khoảng 357 ngôn ngữ mà chỉ có 50 người trên thế giới biết nói và hiểu được. Thậm chí còn có 46 thứ tiếng mà chỉ còn duy nhất một người biết sử dụng.
Ngôn ngữ là một đề tài thú vị được nhiều học giả quan tâm trên thế giới. Bên cạnh số người sử dụng, tuổi thọ của một loại ngôn ngữ cũng là một đề tài rất đáng lưu tâm với các học giả. Dưới đây là danh sách 5 ngôn ngữ cổ xưa nhất trên thế giới, theo Times of India.
5. Tiếng Ai Cập
Tiếng Ai Cập là ngôn ngữ lâu đời nhất được biết đến ở Ai Cập. Đây là ngôn ngữ được biết đến rất nhiều trên thế giới với loại chữ tượng hình đặc biệt. Ngôn ngữ này thuộc ngữ hệ Á-Phi, có niên đại từ khoảng 2600–2000 năm trước Công nguyên.
Chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, một trong những ngôn ngữ cổ xưa nhất thế giới. Ảnh chụp màn hình
4. Tiếng Hebrew của người Do Thái
Tiếng Hebrew là ngôn ngữ thuộc nhánh Semitic của ngữ hệ Sami-Hami. Ngôn ngữ này đã tồn tại trong khoảng 3.000 năm và hiện là ngôn ngữ chính thức của Israel. Nó từng bị thất truyền trong một thời gian dài và người dân Israel đã dày công tìm tòi nghiên cứu để đưa thứ ngôn ngữ này trở lại.
Tiếng Hebrew của người Do Thái cũng nằm trong danh sách những ngôn ngữ cổ xưa nhất. Ảnh: Wiki
Cộng đồng người Do Thái coi Hebrew là “thánh ngữ”, thứ ngôn ngữ đã viết lên Kinh Cựu ước. Nó được viết bằng chữ Hebrew, đọc và viết từ phải sang trái và là chủ đề nghiên cứu được yêu thích tại nhiều trường đại học ở phương Tây. Ngôn ngữ chính thức của Palestine sau Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng chính là tiếng Hebrew hiện đại.
3. Tiếng Latin
Tiếng Latin là ngôn ngữ chính thức của Đế chế La Mã cổ đại và tôn giáo La Mã cổ đại, đồng thời là ngôn ngữ lâu đời thứ ba trên thế giới. Hiện tại nó đang là ngôn ngữ chính thức của Giáo hội Công giáo La Mã và Thành phố Vatican. Giống như tiếng Phạn, tiếng Latin là một ngôn ngữ cổ điển và nằm trong nhánh lãng mạn của ngữ hệ Ấn – Âu.
Tiếng Pháp, tiếng Italia, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Romania, tiếng Bồ Đào Nha và ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay là tiếng Anh đều bắt nguồn từ tiếng Latinh. Do sự thống trị của Cơ đốc giáo ở Châu Âu trong thời trung cổ và tiền hiện đại, tiếng Latinh là ngôn ngữ quốc tế của hầu hết các nước ở khu vực đó. Rất nhiều sách của tôn giáo, khoa học, văn học, triết học và toán học đã được viết bằng thứ tiếng này.
2. Tiếng Tamil
Tiếng Tamil được công nhận là một trong những ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới và nó là thứ tiếng cổ nhất trong nhánh ngôn ngữ Dravidian, có mặt trên thế giới từ cách đây khoảng 5.000 năm.
Theo một cuộc khảo sát của Times of India, mỗi ngày có 1.863 tờ báo được xuất bản bằng tiếng Tamil. Ngôn ngữ này hiện được sử dụng nhiều ở Ấn Độ, Sri Lanka, Singapore và Malaysia.
1. Tiếng Phạn
Ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới là tiếng Phạn hay còn được gọi là Devbhasha. Nhiều ngôn ngữ Châu Âu dường như được lấy cảm hứng từ tiếng Phạn và tất cả các trường đại học và cơ sở giáo dục trên toàn thế giới đều coi tiếng Phạn là ngôn ngữ cổ xưa nhất.
Tiếng Phạn, ngôn ngữ cổ xưa nhất thế giới. Ảnh: Wiki
Người ta tin rằng tất cả ngôn ngữ trên thế giới đều có phần nào đó nguồn gốc từ tiếng Phạn. Được sử dụng từ 5.000 năm trước Công nguyên, tiếng Phạn vẫn là ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, tiếng Phạn đã trở thành một ngôn ngữ thờ cúng và nghi lễ thay vì ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày.