…Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta

Giải chi tiết:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.

– Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của dân tộc.

Phân tích đoạn thơ trên

Phân tích đoạn thơ trên

Đoạn thơ là hình ảnh Việt Bắc trong hồi tưởng của tác giả

– Nhớ cảnh Việt Bắc thanh bình:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

+ Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm.

+ Những hình ảnh gợi cảm đầy thi vị: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre… gợi nhớ những vẻ đẹp nên thơ rất riêng của miền rừng núi

+ Những địa danh ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê không chỉ trải dài trên bản đồ địa lí của Việt Bắc; không chỉ được khắc ghi trong lịch sử Cách mạng- là nơi đã diễn ra nhiều chiến công oanh liệt; mà còn ghi dấu bao kỉ niệm của người ra đi.

– Nhớ những ngày khó khăn gian khổ nhưng đậm đà tình nghĩa:

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Bốn câu thơ là lời khẳng định, khi chia xa người ra đi sẽ không bao giờ quên đi những tháng ngày gắn bó, ta với mình đã đồng cam cộng khổ, cùng chia sẻ đắng

cay và cùng chung hưởng ngọt bùi. Tác giả đã cụ thể hóa sự đồng cam cộng khổ ấy bằng hình ảnh “chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”.

– Nhớ người mẹ Việt Bắc:

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô

Hình ảnh người mẹ hiện ra trong bối cảnh nắng cháy lưng, vẫn địu con lên rẫy làm việc, cần mẫn chăm chỉ bẻ từng bắp ngô… đã gợi ra sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của những bà mẹ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng.

Liên hệ với tác phẩm Từ ấy

Liên hệ với tác phẩm Từ ấy

*Giới thiệu về bài thơ “Từ ấy”:

-Bài thơ Từ ấy thuộc phần Máu lửa của tập Từ ấy, tập thơ đầu tay của Tố Hữu gồm 3 phần “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” ghi lại ba chặng đường trưởng thành của Tố Hữu trong đấu tranh cách mạng. Tập thơ là tiếng hát hân hoan nồng nhiệt của một thanh niên trí thức khát khao lẽ sống, say mê lí tưởng, hăng hái đấu tranh cách mạng.

-Bài thơ được viết vào thời điểm đặc biệt trong cuộc đời Tố Hữu: được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản tháng 7 – 1938.

*Phân tích tâm trạng của người thanh niên:

-Vui sướng khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản

-Nhận thức mới về lẽ sống

-Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm giai cấp của người cộng sản trẻ tuổi

Nhận xét về khuynh hướng thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu

Nhận xét về khuynh hướng thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu

-Chủ đề thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, niềm vui lớn, lẽ sống lớn

-Được chuyển tải bằng một giọng điệu ngọt ngào, chân thành

Rate this post

Viết một bình luận