Học hết lớp 9 học nghề gì? – Chọn nghề bằng “cây nghề nghiệp”

PV-Thứ năm, ngày 03/06/2021 17:30 GMT+7

Chọn sai nghề là một thực trạng tồn tại lâu nay xuất phát từ việc giáo dục hướng nghiệp chưa được chú trọng một cách đúng mức. Phần lớn các em khi được hỏi: “Vì sao em học ngành này hay thích nghề này?”, câu trả lời thường là: “Vì công việc này hiện đang được xem là nóng trên thị trường”, hay “Vì nghề này dễ kiếm việc”, hoặc “Công việc này trả lương tương đối cao so với các việc khác”… Những câu trả lời trên cho thấy những em học sinh đó đã chọn nghề theo “trái”, không chọn nghề theo “rễ” của cây nghề nghiệp. Điều này là không nên bởi những “trái ngọt” của cây nghề nghiệp chỉ có được khi các em được làm công việc phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân, hay còn gọi là “gốc rễ” của cây nghề nghiệp.

Học hết lớp 9 học nghề gì? - Chọn nghề bằng cây nghề nghiệp - Ảnh 1.

Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp

Một công việc có thể được xem là rất thịnh hành không có nghĩa là ai học nó ra cũng có việc làm tốt. Doanh nghiệp chỉ tuyển dụng những người lao động có đam mê và khả năng phù hợp với vị trí công việc chứ không tuyển dụng người nào đó chỉ vì họ đã tốt nghiệp ở ngành nghề “hot”. Việc học và tốt nghiệp một ngành không đủ để chứng minh là người đó có khả năng làm việc tốt ở vị trí tuyển dụng. Trong thực tế đã có không ít trường hợp người lao động bị cho thôi việc sau thời gian thử việc do không chứng minh được sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân ở vị trí công việc được giao.

Việc chỉ nhìn vào “quả” mà chọn nghề thường sẽ dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc. Trường hợp phổ biến hay xảy ra nhất ở các em có sở thích mỹ thuật và thiết kế sáng tạo. Hiện nay, ngành công nghiệp 4.0 đang rất phát triển nhưng còn nhiều phụ huynh chưa hiểu về ngành nghề này nên không định hướng cho con theo đuổi mà cố gắng hướng con sang ngành nghề khác mà họ nghĩ rằng có thể đem đến cho con các “quả ngọt”. Chia sẻ về điều này, em V.S.Hiền, sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán – Kiểm toán Đại học Thương Mại chia sẻ: “Từ rất lâu em đã thích những ngành về sáng tạo nhưng bố mẹ lại định hướng cho em học Kế toán vì có nhiều người trong gia đình làm việc trong lĩnh vực này, đảm bảo cho em có việc làm sau khi ra trường. Đến năm 3, khi học nhiều môn chuyên ngành hơn, em thực sự rất mệt mỏi, chán nản vì thấy mình không thể tiếp tục gồng gánh kỳ vọng của bố mẹ. Trong quá trình tìm hiểu, em dần biết mình rất thích và hợp với ngành Thiết kế đồ họa. Thậm chí nghề này còn có thể học từ lớp 10 với chương trình 9+. Nếu biết đến thông tin sớm hơn thì em đã không bỏ phí nhiều năm đến thế”.

Làm thế nào để nhận biết “rễ” của mình?

Sở thích, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp của một người chính là rễ của “lý thuyết cây nghề nghiệp” và cũng là cơ sở khoa học để các em học sinh có định hướng đúng đắn trong việc ra quyết định chọn hướng học, chọn nghề tương lai phù hợp. Phụ huynh cũng cần hiểu con em mình có sở thích gì, có năng lực gì phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề nào để tìm hiểu và đồng hành cùng con trong quá trình chọn nghề, chọn trường.

Học hết lớp 9 học nghề gì? - Chọn nghề bằng cây nghề nghiệp - Ảnh 2.

Con đường học tập hạnh phúc dành cho những em học sinh thích vẽ

Đối với các ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thì nên bắt đầu từ lứa tuổi càng sớm càng tốt. Đơn cử như các em học sinh có sở thích vẽ và thiết kế hiện đã có nhiều sự lựa chọn con đường học tập ngay sau khi học hết lớp 9. Có thể kể đến trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, trường có bề dày hơn 30 năm đào tạo về mỹ thuật, sau khi được Bộ LĐ – TB&XH khuyến khích, trường đã kết hợp với Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab cho ra đời Chương trình 9+ ngành Thiết kế đồ họa, đào tạo nghề chuyên nghiệp có ưu điểm vượt trội so với chương trình học của hệ trung cấp kiểu cũ:

– Không cần thi vào 10 hệ phổ thông

– Được GIẢM TẢI chương trình học văn hóa: chỉ học 7 môn

– Được cấp bằng Tốt nghiệp THPT

– Có bằng Cao đẳng sau 5 năm học

– Được đào tạo kiến thức chuyên ngành và kỹ năng làm việc trong 5 năm học

– Tốt nghiệp và vững vàng làm nghề từ năm 20 tuổi

– Tự chủ tài chính sớm với cơ hội việc làm và thăng tiến mà không cần thêm bằng cấp cao hơn.

Học hết lớp 9 học nghề gì? - Chọn nghề bằng cây nghề nghiệp - Ảnh 3.

Sinh viên Monster Lab trong giờ học ký họa

Học hết lớp 9 học nghề gì? - Chọn nghề bằng cây nghề nghiệp - Ảnh 4.

Giờ học thực hành thiết kế trên máy

Chị N.T. Hương phụ huynh có con đang theo học Chương trình 9+ tại Monster Lab cho biết: “Con chị rất đam mê hội họa nên chị hoàn toàn ủng hộ cho con theo học chương trình này, mặc dù lực học văn hóa của con cũng rất tốt. Từ hồi theo học trường Monster Lab, con rất vui, lúc nào cũng mong được đi học, tối về làm bài đến khuya vẫn rất hăng say. Chị nghĩ mình đã chọn lựa hoàn toàn chính xác cho con”.

Quý phụ huynh và các em học sinh quan tâm chương trình vui lòng liên hệ

Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab

Hotline: 0919 46 2356 – 0989 039 866

Địa chỉ: 85 Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Rate this post

Viết một bình luận