Sale có lẽ không còn là cụm từ quá xa lạ với mỗi chúng ta, nhưng bạn đã bao giờ có định nghĩa chuẩn về “Nhân viên Sale là gì?”, “Làm Sale là gì?” hay chưa? Hãy cùng chúng tôi khám phá định nghĩa chuẩn cũng như các loại hình nổi bật của Sale thông qua bài viết Sale là gì? dưới đây nhé!
Sale là gì?
Sale có lẽ là một từ không còn quá xa lạ với mọi người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ ngày nay. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu định nghĩa và câu trả lời cho câu hỏi: “Sale là gì” nhé!
1. Định nghĩa Sale
Sale là một từ tiếng Anh, nó có nghĩa là sự bán hàng giảm giá, hoặc là sự bán hàng.Trong các doanh nghiệp, Sale là vị trí bán hàng,là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Bộ phận Sale chịu trách nhiệm tìm các khách hàng mục tiêu, giới thiệu và tư vấn cho khách hàng các sản phẩm phù hợp, thuyết phục mua hàng, thúc đẩy doanh số cho công ty.
Nhân viên Sale đang tư vấn cho khách hàng
2. Sale là viết tắt của những từ gì?
Sale không chỉ đơn thuần là một từ tiếng Anh, nó còn là bí kíp của các nhân viên kinh doanh mỗi khi gặp gỡ và trao đổi với khách hàng:
- S – Smile: Mỉm cười mỗi khi gặp khách hàng.
- A – Ask: Hỏi han, tìm hiểu thật tỉ mỉ, kĩ càng về nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các tư vấn phù hợp.
- L – Listen: Lắng nghe thay vì nghe. Lắng nghe bằng cả tấm lòng, phân tích những lời nói ở bề nổi để tìm kiếm insight ở phần chìm sẽ giúp bạn đoán được tâm tư, mong muốn của khách hàng.
- E – Education: Dẫn dắt, chia sẻ cho họ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, về thị trường chung và các tiêu chuẩn khác.
Nhân viên Sale là gì, công việc ra sao?
Nhân viên Sale chính là vị trí nhân viên kinh doanh trong các doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ giới thiệu các sản phẩm đến với khách hàng, tham gia tư vấn và thuyết phục, thúc đẩy quá trình mua. Nhân viên có năng lực càng cao, tỉ lệ khách mua hàng càng tăng. Thậm chí họ còn có thể thuyết phục khách hàng giới thiệu cho những người khác.
Công việc của nhân viên Sale tưởng như chỉ có mời chào và bán hàng, nhưng mà vẫn chưa đủ đâu nhé! Các nhân viên Sale cần:
- Nằm lòng các mẫu mã, công dụng, chức năng cũng như ưu, nhược điểm của từng loại sản phẩm để tư vấn cho khách.
- Luôn có mặt tại khu trưng bày để tư vấn và giới thiệu về các sản phẩm. Hơn nữa họ cũng cần kiểm tra tốc độ và quá trình tiêu thụ, làm báo cáo cho cấp trên,…
- Nghiên cứu thị trường, đưa ra những chiến lược tiếp cận mới.
- Gọi điện thoại, viết email giới thiệu về sản phẩm và doanh nghiệp.
- Giải quyết các khiếu nại, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Nhân viên Sale tại nơi trưng bày
Xem thêm:
Các vị trí trong ngành Sales hiện nay
Có bao giờ bạn tự hỏi “ Làm Sale là làm gì? Sales Executive là gì? ” hay chưa? Nghề Sale thực ra cũng có rất nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí lại đảm nhận một vai trò, chẳng hạn như:
1. Công việc Sales development representatives (SDR)
Sale Development Representatives, còn có tên gọi là Đại diện phát triển bán hàng với nhiệm vụ nghiên cứu, tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng mục tiêu đủ điều kiện. Đây cũng là những bước đầu tiên trong quy trình bán hàng.
Các SDR sẽ phát triển mạng lưới quan hệ với các khách hàng tiềm năng mới, thay vì thúc đẩy mua hàng. Kết quả công việc của họ được đo lường qua các cuộc gọi, số lượng email đã gửi hay tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Vị trí này khá phù hợp cho những người mới làm quen với nghề Sale.
2. Sales Manager
Nhiệm vụ của các Sale Manager thường dựa vào quy mô công ty. Các công ty vừa và nhỏ thì Sale Manager là người giám sát toàn bộ team Sale, còn trong các doanh nghiệp lớn thì họ thường chỉ quản lí các đội nhóm.
Các Sale Manager là người chốt hợp đồng được giới thiệu từ các SDR. Họ có thể đảm nhận các công việc khác như tuyển dụng, đào tạo thành viên mới, phát triển chiến lược bán hàng, miễn sao mang lại doanh số và lợi nhuận cho công ty.
3. Account Executive
Nhiều người sẽ lầm tưởng Account Executive và nhân viên Sale là một. Thực ra đây là hai vị trí khác nhau, các nhân viên Account Executive là người liên hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ sẽ tìm mọi cách để thuyết phục và giữ chân khách hàng tiềm năng.
Account Executive không chỉ thuyết phục khách hàng mà còn xác định, giải quyết các vấn đề phát sinh trong mua hàng và sử dụng của khách.
Account Executive là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng
4. Account Manager
Account Manager là những người duy trì mối quan hệ với các khách hàng. Họ thường đứng ra quản lý các hạng mục lớn của doanh nghiệp, chăm sóc các khách hàng lớn, quan trọng.
Các Account Manager thường xuyên phải gặp mặt và trao đổi với khách hàng để lên chiến lược hợp tác dài hạn sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
5. Sale Engineer
Sale Engineer – kĩ sư bán hàng – có vẻ là một khái niệm còn khá mới lạ với nhiều người. Một số doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm đặc biệt, liên quan đến sản xuất hoặc có công nghệ phức tạp sẽ tuyển nhân viên ở vị trí này. Các Sale Engineer phải có kiến thức sâu rộng về kĩ thuật, am hiểu cách vận hành của sản phẩm để tư vấn cho khách hàng.
Vai trò quan trọng của ngành Sale trong kinh doanh
Các nhân viên Sale chính là người lực lượng chính làm nên doanh thu cho công ty, góp phần không nhỏ trong việc đưa danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp đi lên. Họ còn là những người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, mang theo hình ảnh của cả doanh nghiệp để tư vấn và giới thiệu cho khách hàng.
Bộ phận Sale hoạt động hiệu quả, năng suất sẽ giúp công ty có doanh thu khủng, lợi nhuận cao. Hơn hết họ sẽ kéo danh tiếng của thương hiệu đi lên, giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thương trường.
Các loại hình triển vọng của ngành Sale
Nghề Sale cũng như các nghề khác, có những loại hình vô cùng triển vọng và khả năng thăng tiến cao, ví dụ như:
1. Inside Sales (bán hàng nội bộ)
Team Sale tương tác và hỗ trợ khách hàng và các khách hàng tiềm năng từ xa, vid dụ như qua các cuộc gọi điện thoại, email,… thì đó chính là bán hàng nội bộ. Họ ngồi trong văn phòng để tư vấn cho khách hàng thay vì gặp mặt trực tiếp. Quy trình làm việc của Inside Sales thường gọn gàng, quy củ, giờ giấc cố định theo lịch.
Inside Sales
2. Công việc Outside Sales (Bán hàng ngoại bộ)
Khi một nhân viên Sale đứng trong store của thương hiệu để giới thiệu cho các khách hàng tiềm năng về sản phẩm thì có nghĩa là họ đang bán hàng ngoại bộ. Outside Sales là hình thức bán hàng tại điểm bán, trực tiếp tư vấn cho khách hàng.
Hình thức này thường không có quy định chặt chẽ như Inside Sales, mà họ khá tự do và có thể thay đổi linh hoạt các kế hoạch tiếp cận khách hàng mục tiêu cũng như thiết kế các phương án bán hàng cho riêng mình.
3. B2B Sales
B2B chính là Business-to-business, doanh nghiệp đến doanh nghiệp. Nghĩa là các khách hàng hướng đến không phải người tiêu dùng cá nhân đơn lẻ mà là một doanh nghiệp, tổ chức khác.
Phương thức B2B có giá trị lợi nhuận cao hơn, đi kèm với đó là hợp đồng với các điều khoản phức tạp và chặt chẽ hơn vì sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác thường có khối lượng và giá trị lớn, cần sự đảm bảo và cam kết trong quá trình trao đổi.
4. B2C Sales
B2C là Business-to-customer, ngược lại với B2B, là bán hàng cho các cá nhân. Các giao dịch tường giữa một doanh nghiệp với người tiêu dùng cá nhân, ít phức tạp và ít điều khoản hơn B2B.Một công ty có thể có ít giao dịch B2B nhưng lại có rất nhiều giao dịch B2C.
5. Business Development Sales
Phát triển kinh doanh cũng là một trong những khía cạnh quan trọng mà các doanh nghiệp để tâm đến. Họ sẽ hoạch định chiến lược lâu dài để phát triển các mối quan hệ xung quanh đối tác, khách hàng và doanh nghiệp.
Sự khác nhau giữa Business Development và Sales
6. Agency Sales
Sự khác nhau giữa Business Development và Sales
Đây là nhân viên của công ty dịch vụ Marketing (Agency) được công ty khách hàng (Client) thuê để thực hiện các điều khoản được thỏa thuận của hai bên. Nhân viên Sale của Agency có thể tham gia nhiều dự án của nhiều công ty khác nhau, tùy thuộc vào các thỏa thuận được đưa ra.
7. Công việc Consultative Sales (Bán hàng tư vấn)
Bán hàng tư vấn là những người lắng nghe và thấu hiểu với khách hàng, từ đó đề xuất cho họ những sản phẩm và phương án phù hợp. Khác với kiểu nài nỉ mua hàng như bán hàng truyền thống, bán hàng tư vấn dành nhiều thời gian để lắng nghe, phân tích kĩ nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng hơn.
8. Công việc eCommerce Sales (Bán hàng thương mại điện tử)
Với sự phát triển vượt bậc của các trang mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, các công ty cũng đang theo đuổi xu hướng bán hàng trực tuyến. Hình thức này có ưu điểm nhanh gọn, dễ dàng thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, phương thức thanh toán dễ dàng, tiện lợi,.. làm cho khách hàng hiện nay ưa chuộng nhiều.
eCommerce Sales
9. Công việc Direct Sales (Bán hàng trực tiếp)
Bán hàng trực tiếp thường sẽ sử dụng phương thức một đối một để tư vấn cho khách hàng ngay tại điểm bán. Hình thức này hiện nay cũng khá phổ biến, được nhiều người ưa chuộng. Các nhân viên Sale cũng nhận được mức hoa hồng ưu đãi nếu bán được sản phẩm.
Kỹ năng cần phải có của người làm Sale
Vậy để trở thành một người làm Sale giỏi yêu cầu những kĩ năng và kinh nghiệm gì?
1. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán hiệu quả
Đàm phán và giao tiếp hiệu quả là chìa khóa dẫn đến thành công ở lĩnh vực Sale. Khi trao đổi có hiệu quả, khách hàng sẽ nhận được cái họ cần và bạn sẽ cung cấp được nó. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo bầu không khí thoải mái cho khách hàng trong khi trò chuyện, khơi gợi và tìm hiểu được những nhu cầu của họ.
Bên cạnh làm việc với khách hàng, kỹ năng đàm phán cũng phát huy được thế mạnh trong việc hợp tác giữa các phòng ban. Phòng Sale thường hợp tác nhiều nhất với phòng Marketing, đàm phán tốt giúp cả hai bên có tiếng nói chung, dễ dàng làm việc và đạt hiệu suất cao.
Giao tiếp là chìa khóa của sự thành công
2. Kết hợp với khả năng ứng biến linh hoạt, nhạy bén
Nghề Sale quả thật như “làm dâu trăm họ”, bởi không phải khách hàng nào cũng giống nhau. Có những khách hàng khó tính, khắt khe, đòi hỏi các nhân viên Sale phải có sự ứng biến nhanh nhạy để đoán trúng tâm lý khách hàng.
Đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp với các vấn đề phát sinh, khả năng này giúp các bạn tìm được hướng giải quyết nhanh chóng, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và cả khách hàng.
3. Hiểu về sản phẩm, dịch vụ mà mình tư vấn để truyền đạt hiệu quả nhất.
Đây là điều kiện tiên quyết, phẩm chất đầu tiên mà bất kì nhân viên Sale nào cũng phải có. Để trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc, bạn phải là người am hiểu và có kiến thức về sản phẩm sâu hơn ai hết. Khi đó bạn mới đưa ra những lí lẽ thuyết phục để khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm của doanh nghiệp.
4. Là người bản lĩnh
Nhân viên kinh doanh không phải là nghề trải đầy hoa hồng. Họ đều có những áp lực lớn trong công việc như gia tăng doanh số, chạy KPIs,… và vô vàn những điều khác. Vì vậy nghề này đòi hỏi các ứng viên phải có sức chịu đựng áp lực cao, là người bản lĩnh, dám đối mặt với các thách thức.
5. Luôn giữ được tinh thần lạc quan, yêu công việc
Nụ cười cùng tinh thần lạc quan có thể nói là một vũ khí chốt sale lợi hại. Khi bạn giữ năng lượng tích cực, bạn sẽ có cái nhìn cởi mở, niềm nở hơn trong công việc và đặc biệt là trong khi tư vấn cho khách hàng.Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái cũng sẽ khiến khách hàng cởi mở hơn, dễ tính hơn trong việc đưa ra các quyết định mua.
7. Biết áp dụng công nghệ để hỗ trợ công việc tư vấn năng suất hơn (như hệ thống quản lý crm, mạng xã hội, …)
Thời đại của công nghệ và kỹ thuật số, một nhân viên Sale giỏi sẽ am hiểu và vận dụng tốt công nghệ trong việc khai thác các khách hàng tiềm năng. Xây dựng thương hiệu cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội cũng là một ý tưởng hay, để các khách hàng chú ý và tìm đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Vận dụng các công cụ phân tích cũng làm việc tìm kiếm insight và thông tin khách hàng dễ dàng hơn, đảm bảo quy trình trao đổi và mua bán được diễn ra thuận lợi.
Top nghề Sale hiện nay
Nghề Sale hiện nay đang là nghề có triển vọng cao với mức đãi ngộ hấp dẫn:
1. Nghề Sale bất động sản
Mức lương cứng của các nhân viên Sale bất động sản thường chỉ dao động từ 4.500.000 – 6.000.000 đồng/tháng, nhưng mức hoa hồng của nhân viên ngành này mới đáng ao ước. Tiền hoa hồng khi chốt dự án thành công cao hơn rất nhiều so với lương cứng, ở mức 10-20% giá trị hợp đồng.
2. Nghề Sale bảo hiểm
Một nhân viên Sale bảo hiểm cũng có mức thu nhập đáng mơ ước nếu có trình độ chuyên môn cao. Lương cứng của nghề này cũng chỉ tầm 3.500.000 – 5.000.000 đồng/tháng nhưng mức hoa hồng thì từ 10-40% giá trị của một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
3. Nghề Sale ô tô
Nhân viên kinh doanh ngành hàng ô tô cũng có mức lương dao động từ khoảng 6.000.000 – 11.000.000 đồng/tháng. Nhưng nếu nhân viên có năng lực tốt, hoàn thành vượt chỉ tiêu, mức thưởng và hoa hồng cũng rất đáng ngưỡng mộ, từ khoảng 20 – 30.000.000 đồng/ tháng.
4. Nghề Sale mỹ phẩm
Nghề sale mỹ phẩm có mức lương cứng từ 3.500.000 – 5.000.000 đồng/ tháng chưa kể thêm hoa hồng. Mức đãi ngộ của nghề này cùng rất cao khi bạn có thể mua sản phẩm với giá ưu đãi, lương tăng theo doanh số bán hàng cùng lộ trình thăng tiến nhanh.
Nghề Sale mỹ phẩm với nhiều triển vọng
5. Nghề Sale tín dụng ngân hàng
Cũng giống như các ngành nghề kể trên, Sale tín dụng ngân hàng có lương cứng không quá cao, chỉ từ 5-7.000.000 đồng/tháng nhưng lại có mức thưởng hoa hồng hậu hĩnh nếu có năng lực làm việc và vượt chỉ tiêu đưa ra.
Bài viết đã giải đáp cho các bạn những thắc mắc xung quanh nghề Sale là gì, tiết lộ các phẩm chất cần có của một người làm Sale cũng như top các loại hình triển vọng của Sale trong tương lai. Hi vọng sau khi đọc bài viết các bạn sẽ có những kiến thức bổ ích cũng như định hướng tốt trong tương lai!
5/5 – (1 bình chọn)