Thơm (dứa) có tác dụng gì?10+ tác dụng của thơm đối với sức khỏe

Thơm hay còn gọi là khóm và dứa là loại quả được nhiều người ưa chuộng, ngoài việc xuất hiện trong các món ăn, uống thì quả thơm cũng giúp các chị em khá nhiều trong công cuộc làm đẹp. Vậy cụ thể, thơm có tác dụng gì? Hãy cùng điểm nhanh một số công dụng từ thơm trong bài viết hôm nay.

Xem Thêm:

Tìm hiểu về quả thơm

Thơm có tác dụng gì

Thơm (còn gọi là khóm, dứa) là loại trái cây quá quen thuộc với mỗi người Việt chúng ta. Loại quả xù xì, gai góc này không những có hương vị rất thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất, có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

250g thơm sẽ bao gồm:

132 calo
0,9 gram protein
0,3 gram chất béo
32 gram carbohydrate
0,5 gram chất xơ
25 gram đường
Một cốc nước dứa cung cấp 63% nhu cầu về mangan hàng ngày của người lớn, 42% vitamin C hàng ngày và nhiều hơn 10% thiamin, vitamin B6 và folate. Ngoài ra, dứa cũng chứa các vi chất cần thiết cho cơ thể như kali; magie; đồng; beta-carotene.

Vậy nên, chúng ta có thể sử dụng nước ép dứa hoặc bạn có thể chuẩn bị nước dứa như sau để sử dụng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe

Vậy thơm có tác dụng gì?

Thơm có tác dụng gì

Thơm có tác dụng gì? Ngoài công dụng là thức uống giải khát và là nguyên liệu trong ẩm thực hàng ngày, dứa còn có rất nhiều công dụng khác rất khi sử dụng. Điển hình như:

1/ Tăng cường hệ miễn dịch

Chỉ cần ăn một khẩu phần thơm là bạn đã nạp trên 130% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Do đó, không có gì lạ khi thơm là một trong những nguồn thực phẩm giàu axit ascorbic nhất và có vị ngon nhất.

Vitamin C chủ yếu liên quan đến việc làm giảm bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các tác động xấu của các gốc tự do. Các gốc tự do là các sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất tế bào, có thể làm hỏng các hệ thống cơ quan khác nhau và phá vỡ chức năng cũng như làm cho các tế bào khỏe mạnh đột biến thành các tế bào ung thư.

2/ Có lợi cho hệ tiêu hóa

Giống với hầu hết các loại trái cây, thơm cũng là nguồn cung cấp chất xơ phong phú. Tuy nhiên, thơm rất đặc biệt vì chúng chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Thơm còn có thể bảo vệ bạn khỏi những tình trạng sức khỏe bao gồm táo bón; tiêu chảy; hội chứng ruột kích thích; xơ vữa động mạch; đông máu và bệnh về huyết áp. Chất xơ có thể tăng lượng phân, giúp thúc đẩy quá trình thức ăn đi qua đường tiêu hóa ở mức bình thường và cũng kích thích sự giải phóng các chất tiêu hóa để giúp hòa tan thực phẩm. Hơn nữa, ăn thơm có thể giúp bạn hạn chế phân lỏng; giúp giảm tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích. Chất xơ cũng giúp làm sạch mạch máu, loại bỏ cholesterol dư thừa; do đó tăng cường sức khỏe tim mạch.

3/ Tăng cường thị lực

Một công dụng của quả dứa khác cũng đã được chứng minh đó là tăng cường thị lực cho con người. Chất beta – carotene trong trái dứa sẽ ngăn cản; trì hoãn tình trạng thoái hóa bạch cầu; giúp mắt sáng và khỏe kể cả khi bạn đã bước sang tuổi trung niên.

Để tăng cường thị lực bằng dứa, bạn có thể ăn trực tiếp múi dứa sau khi đã làm sạch vỏ và mắt hoặc ép lấy nước uống đều rất hiệu quả.

4/ Điều trị bệnh ho và cảm lạnh

Vitamin C có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, một loại enzyme đặc biệt có trong thơm, bromelain, cũng có khả năng giảm đờm và chất nhầy trong đường hô hấp và các xoang.

5/ Tăng cường sức khỏe của xương

Mặc dù không được biết đến nhiều như một nguồn trái cây giàu canxi, nhưng thơm chứa lượng lớn mangan. Mangan là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sự chắc khỏe; tăng trưởng và phục hồi của xương.

Thơm có tác dụng gì

6/ Điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp

Thơm là một nguồn trái cây có nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali. Kali là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta; nếu thiếu kali; cơ thể bạn có thể sẽ bị đe dọa bởi một loạt các mối nguy cho sức khỏe.

Một trong những chức năng quan trọng nhất của kali là làm giãn mạch, có nghĩa là làm giảm căng thẳng; áp lực của mạch máu và tăng tuần hoàn máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khi mạch máu giãn ra, huyết áp trong cơ thể sẽ giảm và quá trình lưu thông máu ít bị hạn chế. Điều này có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông và làm giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch và mạch máu. Do đó, không có gì nghi ngờ khi thơm có thể giúp bạn và người thân ngăn ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch; đau tim và đột quỵ.

 7/ Tốt cho tuần hoàn máu

Ngoài ra, thơm cũng cung cấp cho cơ thể nhiều đồng, một khoáng chất đảm nhận vai trò quan trọng trong một số phản ứng enzyme và có trong các hợp chất trong cơ thể. Quan trọng nhất, đồng là một yếu tố cần thiết cho việc hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Số lượng tế bào hồng cầu cao làm tăng oxy cho các hệ cơ quan khác nhau và giúp chúng hoạt động hiệu quả nhất. Đồng cũng làm tăng khả năng nhận thức và tốt cho hệ thần kinh; do đó có thể ngăn ngừa các bệnh rối loạn thần kinh như chứng mất trí và bệnh Alzheimer.

8/ Kiểm soát bệnh viêm khớp

Một trong những lợi ích nổi bật của quả thơm là khả năng giảm viêm các khớp và cơ, đặc biệt là các chứng viêm khớp – căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Thơm có chứa một loại enzyme proteolytic tương đối hiếm có tên là bromelain. Loại enzyme này có liên quan đến việc phá vỡ các protein phức tạp và có tác dụng chống viêm nghiêm trọng, nhờ đó có tác dụng trong việc giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp ở nhiều người.

9/ Tốt cho mô và tế bào

Ngoài các tác dụng trên, vitamin C có trong quả dứa cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra collagen cho cơ thể. Đây là lý do tại sao vitamin C được xem như một loại vitamin chuyên dùng trong việc chữa bệnh.

Bạn biết đấy, collagen là thành phần protein thiết yếu tạo nên thành mạch máu, da, các cơ quan và xương. Hàm lượng vitamin C cao trong quả thơm có thể chữa lành vết thương và tổn thương cơ thể một cách nhanh chóng, ngoài ra còn giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.

10/ Làm đẹp da, giữ dáng

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng của quả dứa rất tốt cho da và dáng vóc. Cụ thể, dứa sẽ giúp da bạn mờ thâm nám; lành sẹo mụn; ngăn ngừa lão hóa; sáng hồng và tẩy tế bào chết; bụi bẩn vô cùng hiệu quả. Ngăn nguy cơ béo phì giúp dáng vóc thon gọn và cuốn hút.

Cách thực hiện: Cách đơn giản nhất bạn nên áp dụng đó là gọt, bỏ mắt dứa thái miếng thật mỏng hoặc xay nhuyễn lấy bã đắp lên mặt kết hợp với 300ml nước ép dứa mỗi ngày. Sau khoảng 3 tuần, bạn sẽ thấy các tác dụng trên phát huy rõ rệt.

Một số lưu ý khi ăn thơm

Thơm có tác dụng gì

  • Không nên ăn thơm (dứa) xanh để ăn sống hoặc ép nước uống vì rất nguy hiểm. Ăn thơm (dứa) xanh rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa…
  • Không ăn thơm vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…
  • Không ăn quá nhiều vì sẽ đánh mất cảm giác ngon miệng, kích thích niêm mạc miệng dẫn đến dễ bị rát nướu, lưỡi. Ngoài ra với những ai hay bị dị ứng da, ăn nhiều thơm làm các triệu chứng nặng thêm.
  • Đối với phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu, người có tiền sử viêm da cơ địa và người có tiền sử bị dạ dày thì tốt nhất không nên ăn.

Trên đây là một số thông tin về thơm (dứa) và giải đáp thơm có tác dụng gì. Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc đã cập nhật được đầy đủ các thông tin cần biết. Dứa là loại quả ngon và tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày một ly ép dứa cũng không tồi đúng không?

>> Bài viết liên quan:
Protein có tác dụng gì? 10 tác dụng của protein đối với cơ thể
Muối có tác dụng gì? Tổng hợp 12 Tác dụng của muối đối với cơ thể
Panadol có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng

Bài viết này có hữu ích?

Nhấp vào ngôi sao để bình chọn

Điểm bình chọn trung bình 1 / 5. Tổng lượng bình chọn 1

Chưa có lượt đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá nhé!

Rate this post

Viết một bình luận