Khiêm tốn là một đức tính luôn được đề cao hiện nay. Từ trong công việc đến các hoạt động vấn đề trong cuộc sống. Vậy lòng khiêm tốn là gì, có ý nghĩa như thế nào, làm sao để khiêm tốn đúng mực? Hãy cùng Hành trình trầm hương tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
I. Khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn là chính là một đức tính tốt đẹp và cần có của con người. Đức tính tốt này được thể hiện qua hành động, cử chỉ lời nói đối với những người xung quanh. Và ngoài ra lòng khiêm tốn còn được hiểu là những nỗ lực của bản thân để trau dồi, bù đắp những kiến thức còn thiếu sót. Dám nhận sai, dám thay đổi và dám làm dám chịu. Những người có đức tính khiêm tốn sẽ không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng. Luôn nhận được được sự gần gũi, đồng cảm và nhận được sự yêu mến của những người xung quanh.
II. Ý nghĩa của lòng khiêm tốn trong cuộc sống
Khiêm tốn là một đức tính vô cùng tốt đẹp, vậy trong cuộc sống lòng khiêm tốn có ý nghĩa gì?
-
Trong công việc khi bạn khiêm tốn, không khoe khoang nhiều. Thì sau cùng sẽ gặt hái được nhiều thành công.
-
Khi giúp đỡ người khác bằng lòng chân thành, sẽ nhận được lại như vậy.
-
Tôn trọng, lắng nghe cảm thông bao dung cho người khác sẽ nhận được sự yêu mến. Và được trau dồi thêm nhiều kiến thức bổ ích.
-
Khi chúng ta luôn cố gắng, rèn luyện trau dồi bản thân thì sẽ nhận được nhiều lời khen ngợi yêu thương.
-
Lòng khiêm tốn sẽ giúp chúng ta được nâng cao giá trị bản thân. Nhận được sự tôn trọng, bao dung giúp đỡ từ mọi người.
-
Khiêm tốn giúp con người sống tích cực, làm phong phú kiến thức, kinh nghiệm, uy tín và nhận được sự yêu mến từ người khác.
III. 9 đức tính của người khiêm tốn
Giữa cuộc sống bộn bề, chúng ta cần phải trang bị cho bản thân những đức tính cần thiết. Và đức tính vô cùng quan trọng đó là khiêm tốn. Vậy trong chúng ra cần phải rèn luyện những đức tính nào để trở thành một người mang đức tính tốt này. Hãy tham khảo ở phần dưới đây:
1. Biết bao dung
Trong cuộc sống nếu chúng ta biết bao dung tha thứ, thì sẽ giúp cho con người với con người trở nên gắn kết với nhau hơn. Bởi cuộc sống không chỉ có màu hồng, sẽ có rất nhiều những sai lầm. Vì vậy hãy dùng lòng bao dung của mình để cho những sai lầm kia được hóa giải, được thay đổi. Hãy lắng nghe mọi người bằng chính trái tim và sự chân thành của bản thân mình.
2. Biết ơn
Hãy học cách biết ơn những gì chúng ta đang có, biết ơn những người xung quanh, những người đang yêu thương chúng ta. Biết ơn cả những người hại bạn để bạn hiểu rõ hơn về cuộc sống này. Đây chính là một đức tình tốt.
3. Không nên so sánh
Hiện nay con người chúng ta luôn có một thói quen không tốt đó là thích so sánh. Luôn tự so sánh mình với người khác, rồi ghen ghét hơn thua. Mà không nhìn nhận điểm yếu của bản thân để cố gắng trở nên tốt đẹp hơn.
Vì thế chúng ta hãy nên khiêm tốn lại, ít so sánh hơn, ai cũng điểm mạnh điểm yếu. Thay vào đó hãy tự cải thiện điểm yếu của mình. Và phát huy điểm mạnh để ngày một tốt hơn. Hãy làm nhiều việc tốt giúp đỡ mọi người xung quanh, nhưng không nên nhắc về nó quá nhiều.
4. Biết lắng nghe, thấu hiểu
Chúng ta luôn cảm thấy tin tưởng đối với một người biết lắng nghe và tin tưởng. Tuy nhiên thì chỉ nên lắng nghe, tham khảo đón nhận, chứ không nên luôn thụ động nghe theo,
Hãy luôn lắng nghe người xung quanh, dù có thể chúng ta không hiểu hết vấn đề. Nhưng khi bạn lắng nghe, người khác sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng. Và ngoài ra lắng nghe còn giúp chúng ta tăng thêm kiến thức cho bản thân.
5. Khen chân thành
Trong cuộc sống bất cứ ai cũng muốn nhận lời khen, lời ca ngợi bản thân mình. Nhưng như nào là lời khen mỉa mai, khen chân thành? Một lời khen chân thành là điều ai cũng mong muốn được nhận. Khi chúng ta cho đi lời khen chân thành, thì tự nhiên cái tôi được hạ xuống. Từ đó đức tính tốt này được bộc lộ.
6. Tìm cái thiện trong con người mình
Hãy tìm kiếm cái thiện trong bản thân của chúng ta, bởi cái thiện cũng là khiêm tốn. Nhưng cái thiện ở đây không chỉ có nghĩa là không làm việc xấu. Mà chúng ta còn cần phải thực hiện các việc thiện. Giúp đỡ những người xung quanh, cho đi mà không mong cầu hồi đáp.
7. Chấp nhận giới hạn của bản thân
Bản thân chúng ta không một ai là hoàn hảo cả. Ở những khía cạnh nào đó, chúng ta luôn có những khuyết điểm sai sót. Vì vậy chúng ta nên tự nhận thức để biết đâu là giới hạn của bản thân. Học cách chấp nhận, và đón nhận sự giúp đỡ của những người xung quanh về điều thiếu sót đó.
8. Nhận ra khuyết điểm của mình
Không nên đặt cái tôi quá cao, quá tự đắc hoặc luôn cho là mình đúng. Trong một vấn đề, hãy xem xét để nhận ra cái sai của mình. Hãy chú ý lắng nghe sự góp ý của mọi người về khuyết điểm của mình. Để có thể thay đổi nó ngày một tốt hơn, hoàn thiện hơn.
9. Biết giúp đỡ người khác
Khi muốn người khác giúp đỡ mình, thì hãy học giúp đỡ và cho đi. Khi bạn cho đi sự chân thành, bao dung yêu thương. Thì đây cũng là cách để giúp mình, mình cho đi như nào mình sẽ được nhận lại như vậy. Đây còn là cách gắn kết con người với con người, giúp tình cảm được tăng lên, cuộc sống cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng vui vẻ hơn.
IV. Cách thể hiện sự khiêm tốn đúng mực
-
Khiêm tốn là một đức tính tốt mà chúng ta nên rèn luyện cho bản thân. Nhưng đôi khi đức tính tốt này sẽ mang đến nhiều rắc rối và điều không hay. Vì vậy phải nghiêm tốn đúng hoàn cảnh, đúng vấn đề, đúng lúc. Bởi nhiều khi khiêm tốn quá sẽ gây ra rất nhiều điều không đáng có.
-
Khi quá khiêm tốn, nhiều khi sẽ khiến người xung quanh cảm thấy chúng ta không có giá trị. Khiêm tốn là ít nói, nhưng không phải vấn đề hoàn cảnh nào cũng ít nói. Trong những trường hợp cần thiết hãy tự tin đưa ra ý kiến của mình. Bởi nếu khiêm tốn quá, sẽ khiến bản thân trở nên nhút nhát, e dè, sợ sệt, tự ti,… Và điều này sẽ khiến bản thân bạn trở nên bị động, không tốt.
-
Vì vậy chúng ta cần biết lúc nào nên khiêm tốn, lúc nào không. Trong công việc, nên rèn đức tính tốt này. Nhưng khi có vấn đề cần phát biểu ý kiến, hãy nói ra đưa ra vấn đề của mình. Còn trong cuộc sống, chỉ không nên quá ba hoa, khoe khoang quá nhiều. Như vậy mới có thể trở thành một người đúng mực.
Cảm ơn các bạn đã đọc những thông tin chia sẻ về đức tính khiêm tốn của chúng tôi. Hy vọng rằng sẽ đem đến cho các bạn nhiều điều bổ ích. Nếu cảm thấy hay, hãy like và chia sẻ cho bạn bè cùng đọc nhé!
>>XEM THÊM: Vô cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục
>>XEM THÊM: Lòng trắc ẩn là gì? Lòng trắc ẩn và sự thương hại có giống nhau không?
Rate this post