Hoa lan – công dụng, ý nghĩa, cách trồng và các loại phổ biến

Đối với những người yêu hoa và cây cảnh thì chắc ít nhiều cũng quan tâm đến lan. Nhưng thường rất ít người rành về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng lan và cả những loại hoa lan phổ biến nhất tại Việt Nam. Hiểu được vấn đề này, hôm nay KhuyenNongTPHCM sẽ dành thời gian chia sẻ với bạn về tất tần tật những thông tin về lan nói trên. Chắc chắn đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho quý độc giả đặc biệt là những người yêu lan nhưng chưa dành thời gian tìm hiểu nhiều về chúng. Hãy cùng đọc bài viết nhé!

Lan là loại hoa có một sự hấp dẫn đặc biệt mà đa phần những người yêu hoa cũng thích.Lan là loại hoa có một sự hấp dẫn đặc biệt mà đa phần những người yêu hoa cũng thích.

Hoa lan có những đặc điểm gì?

Lan (còn được gọi là phong lan) là một trong những loài thực vật có hoa lớn nhất thuộc bộ Măng Tây. Chúng có mặt ở hầu hết các quốc gia và được nhiều người ưa chuộng.

Ngoài việc lai tạo tự nhiên, do có hoa đẹp nên chúng còn được lai giống nhân tạo để tạo ra nhiều giống khác nhau. Chính vì vậy mà thế giới hoa lan rất đa dạng từ kiểu dáng, màu sắc cho đến hương thơm. Theo khảo sát, nhiều loại lan lai tạo, đột biến được những người chơi lan mua với giá rất cao, có khi lên đến cả tỷ đồng cho một giả hành lan như lan Giã Hạc 5 cánh trắng.

Hiện nay, theo thống kê của Vườn Thực Vật Hoàng Gia KEW thì có 880 chi lan với gần 22.000 loài lan khác nhau. Đây là số lượng những loài đã được chấp nhận. Mỗi năm người ta lại bổ sung thêm tầm khoảng 800 giống lan các loại. Với con số khủng này, số lượng lan hiện cao gấp 4 lần so với số lượng các loài động vật có vú và gấp đôi so với số lượng loài chim.

Do đó, để hiểu hết về các loại hoa lan là một việc không mấy dễ dàng.

Cùng với sự đa dạng về chủng loại là sự đa dạng về màu sắc, chúng có tất cả các màu hiện có trong bảng màu từ màu phổ biến như đỏ, cam, hồng, trắng… cho đến đen, nâu… Những loài lan có kích thước nhỏ nhất chỉ bằng hạt gạo nhưng những hoa lan lớn nhất có đường kính tầm khoảng 1m.

Ngoài ra, chúng còn sử hữu sự đa dạng về mùi hương. Có loại tỏa hương thơm ngát được ưa chuộng trong việc trang trí không gian và cả trong ẩm thực, điển hình như lan Vanilla. Tuy nhiên, thật đặc biệt khi chúng có những loại tỏa mùi giống với mùi thịt ôi thiu khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với các loài côn trùng.

Lan Giã Hạc đột biến có giá rất cao.Lan Giã Hạc đột biến có giá rất cao.

Công dụng của hoa lan

  • Với kiểu dáng, màu sắc đa dạng, hoa lan thường được dùng để trang trí không gian. Chúng tạo nên những mảng xanh dễ chịu cho mọi người, những giò lan thường đem lại không gian trong lành, thoáng mát;
  • Không những trang trí không gian, loài hoa này còn được dùng để trang trí những món ăn thêm đẹp mắt;
  • Khi nở hoa, những chùm hoa tuyệt đẹp còn là thú vui giải trí dành tặng người trồng. Loài hoa này thường khoác lên mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, thuần khiết và rực rỡ;
  • Đặc biệt, những loại lan có mùi hương thơm còn tạo cảm giác dễ chịu, thư thái, quên đi những áp lực trong cuộc sống.

Đặt chậu hoa lan trong nhà bạn sẽ thấy không gian sang trọng, trang nhà hơn.Đặt chậu hoa lan trong nhà bạn sẽ thấy không gian sang trọng, trang nhà hơn.

Hoa lan trong phong thủy

Ý nghĩa phong thủy

Theo nhiều quan niệm, hoa lan là loài hoa có khả năng thu hút nhiều nguồn năng lượng tích cực. Chúng mang nét đẹp sang trọng, quý phái và sức sống mạnh mẽ nên tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở và sự vươn lên không ngừng.

Đây còn là loài hoa đại diện cho tình yêu chung thủy và sức sống mãnh liệt. Nét e thẹn của hoa như hình ảnh những cô thiếu nữ thẹn thùng, e ấp khi đứng trước đối phương. Với đặc điểm sống bám, sống dựa giẫm vào chất dinh dưỡng từ những loài cây khác, người ta ví hoa lan giống với những cô gái yếu mềm muốn tìm một bờ vai vững chắc cho cuộc đời.

Cũng theo những quan niệm phong thủy, loài hoa ưa mọc thành chùm này mang ý nghĩa về sự gắn kết trong tình cảm gia đình. Chúng thể hiện sự hòa thuận vợ chồng và sự yêu thương nhau của những gia đình đông con.

Hoa lan hợp với mệnh nào?

Với những ý nghĩa tốt đẹp kể trên, hẳn nhiều người sẽ chọn hoa lan làm loài cây phong thủy mang lại may mắn, hạnh phúc cho mình. Do đa dạng về màu sắc nên tất cả 5 mệnh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong Ngũ Hành đều có những loại lan phù hợp. Với mỗi mệnh bạn lựa chọn những màu sắc của hoa phong lan như sau:

  • Những người mệnh Kim: phù hợp với màu trắng sáng hoặc màu vàng;
  • Những người mệnh Mộc (Mộc là cỏ cây): nên chọn những loại lan có màu xanh. Tuyệt đối không nên trồng và chăm sóc những loại lan cho hoa đỏ hoặc trắng;
  • Những người mệnh Thủy: hãy lựa chọn những gam màu trắng, xanh nhẹ, vàng để đem lại nhiều điều may mắn;
  • Những người mệnh Hỏa: nên chọn những màu rực rỡ như đỏ, cam, vàng;
  • Những người mệnh Thổ: hợp với những loại hoa lan màu vàng hoặc cam.

Tùy theo bản mệnh của bạn mà lựa chọn màu sắc phù hợp để cây bổ trợ cho cuộc sống tinh thần, tình cảm và vật chất của bạn. Đặc biệt, hiểu được những ý nghĩa trên sẽ giúp bạn trở thành 1 người tinh tế trong việc tặng quà cho bạn bè và người thân.

Tùy vào bản mệnh theo Ngũ Hành phong thủy mà bạn chọn loại lan phù hợp.Tùy vào bản mệnh theo Ngũ Hành phong thủy mà bạn chọn loại lan phù hợp.

Các loại hoa lan phổ biến tại Việt Nam

Ở nước ta hiện nay có khá nhiều loại, tùy vào sở thích mà mỗi người ưa chuộng những loại lan khác nhau. Tuy nhiên, theo khảo sát thì những loại lan như: Hồ Điệp, Phi Điệp, Quân Tử và Vũ Nữ là 4 loại phổ biến nhất. Mỗi loại có những đặc điểm và đặc tính khác nhau như sau:

Lan hồ điệp (Phalaenosis)

Với dáng cây đẹp, kích thước hoa to và màu sắc hoa rực rỡ, độc đáo hoa Lan Hồ Điệp đã thu hút và lôi cuốn được rất nhiều người yêu hoa. Do vậy mà chúng trở thành loại lan phổ biến nhất trong nhiều năm qua.

Đây là loài lan có sức sống mạnh mẽ và thích ứng nhanh với những điều kiện thời tiết khác nhau. Thông thường chúng nở hoa vào khoảng cuối mùa đông cho đến mùa xuân năm sau.

Ngày trước, hoa lan Hồ Điệp chỉ có các màu cơ bản: trắng, tím, vàng, hồng, trắng chấm. Nhưng do được nhiều người yêu thích nên càng ngày chúng lại được lai tạo thành nhiều màu sắc hơn.

Người ta không chỉ tự trồng còn dùng những chậu Hồ Điệp rực rỡ hoa để tặng cho nhau trong những dịp quan trọng.

Với nhiều màu sắc và dáng hoa đẹp mà Lan Hồ Điệp trở thành loại lan ưa chuộng nhất.Với nhiều màu sắc và dáng hoa đẹp mà Lan Hồ Điệp trở thành loại lan ưa chuộng nhất.

Hoa lan Phi Điệp

Thuộc nhóm Lan Hoàng Thảo, ngoài tên thường gọi là Phi Điệp thì chúng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Lưỡng Điểm Hạc, Lan Giả Hạc  hay là Giả Hạc Tím và tên tiếng Anh là Dendrobium anosmum.

Ngoài phổ biến ở Việt Nam, hoa lan Phi Điệp còn được trồng nhiều ở các nước như Philippines, New Guinea, Borneo, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào và Sri Lanka… Ngoài việc được con người trồng tại nhà thì chúng còn tự mọc trên những thân cây. Đặc biệt là những loại cây có vỏ không đồng đều ở những vùng đồi núi cao.

Thân lan có nhiều đốt như cây mía với chiều cao từ 100 – 300cm, lá lan Phi Điệp có hình thoi và màu xanh bóng. Hoa lan Phi Điệp có kích thước từ 7 – 10cm. Một số loài lai tạo còn có kích thước nhỏ hơn. Màu sắc hoa cũng đa dạng từ hồng đậm cho đến tím nhạt. Hoa thường tươi trong khoảng 3 tuần nếu như điều kiện thời tiết thích hợp. Trên mỗi hoa, màu sắc lại đậm nhạt khác nhau từ viền cho đến cuống hoa. Khi nở chúng tỏa hương thơm ngát gần giống với mùi mâm xôi.

Lan Phi Điệp không những phổ biến ở nước ta mà còn được trồng ở nhiều nước khác.Lan Phi Điệp không những phổ biến ở nước ta mà còn được trồng ở nhiều nước khác.

Hoa lan Quân Tử

Được biết đến với nhiều tên gọi khác như Đại Quân Tử, Huệ Đỏ, Lan Huệ Da Cam,… Chúng có tên khoa học là Clivia nobilis thuộc chi Clivia, họ Amaryllidaceae và có nguồn gốc từ Nam Phi.

Đây là loài lan thân thảo, sống được nhiều năm và chiều cao từ 0.3 – 1 mét. Thời gian trồng và chăm sóc chúng khá lâu, phải mất tầm 6 năm cây mới bắt đầu cho hoa.

Bộ rễ lan khỏe mạnh, ăn sâu vào đất nên hoa lan Quân Tử có sức sống mãnh liệt, chịu được những điều kiện môi trường nắng nóng, khô hạn hay giá lạnh…

Thân và lá cây kết hợp lại tạo thành hình dáng giống như những chiếc quạt cầm tay. Những chiếc lá cây có hình dạng bẹ, màu xanh đậm và đan xen nhau.

Hoa lan Quân Tử có màu đỏ, vàng, cam và thường nở hoa vào mùa xuân, mùa hè. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp những đóa hoa với phần trên màu vàng hồng rất nhạt và đậm hơn ở phần dưới. Mỗi chùm hoa gồm từ 12 – 18 hoa nhỏ. Mỗi cây có khoảng 2 – 3 chùm. Thời gian giữ hoa lên đến cả tháng.

Quả lan Quân Tử có kích thước bằng viên bi nhỏ với màu đỏ tươi, đến cả năm quả mới chín. Bên trong quả có hạt hình tròn, kích thước đường kính khoảng 6mm.

Lan Quân Tử có màu đỏ, vàng, cam và thường nở hoa vào mùa xuân, mùa hè.Lan Quân Tử có màu đỏ, vàng, cam và thường nở hoa vào mùa xuân, mùa hè.

Hoa Lan Vũ Nữ (Oncidium)

Đây là loại lan có cấu tạo cánh hoa đặc biệt, nhìn như những cô vũ công đang uốn lượn rất thu hút. Cây thuộc dạng đa thân và nhiều màu sắc hoa (có đến 26 màu hoa khác nhau). Tùy giống mà chúng có thể tỏa hương hoặc không.

Không những được ưa chuộng nhờ hình dáng và màu sắc mà hoa lan Vũ Nữ còn nhờ vào thời gian giữ hoa rất lâu, đến tận 3 tháng.

Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 20 – 25 độ C và nên chọn thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch để trồng.

Lan Vũ Nữ thu hút ánh nhìn bởi hình dáng cánh hoa như những nàng vũ công đang múa.Lan Vũ Nữ thu hút ánh nhìn bởi hình dáng cánh hoa như những nàng vũ công đang múa.

Cách trồng hoa lan trong chậu

Để lan sinh trưởng và phát triển tốt trong chậu, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau đây:

Chọn chậu trồng

Phổ biến nhất là loại chậu trồng lan bằng đất nung, bằng nhựa hay bạn có thể tự làm chậu bằng quả dừa khô cũng rất tốt mà lại độc đáo.

Đặc điểm quan trọng của chậu lan là có nhiều lỗ để bộ rễ cây thông thoáng và đảm bảo tính thoát nước cho giá thể.

Giá thể trồng hoa lan

Bạn có thể dùng xơ dừa, vỏ thông hay những vụn gỗ. Yêu cầu giá thể ngoài khả năng giữ ẩm còn phải đảm bảo nhẹ và xốp để không làm rễ cây “nghẹt thở”.

Chọn giống lan

Bạn có thể dựa vào những đặc điểm, ý nghĩa và những loại lan phổ biến bên trên mà tự chọn cho mình giống lan phù hợp.

Khi chọn giống hoa lan, bạn nên lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, tươi tốt và chọn những loại dễ trồng.

Một điểm quan trọng không kém là chọn những cửa hàng uy tín để có giống tốt.

Nếu bạn chọn những giống lan rừng mọc hoang, trước khi trồng chúng phải được xử lý qua thuốc kích thích rễ. Sau một tháng cây nhú rễ mới trồng vào chậu.

Tiến hành trồng hoa lan vào chậu

Thời điểm trồng phù hợp là từ tháng 3 cho đến tháng 4 dương lịch. Bạn trồng theo trình tự sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ chậu trồng. Sau đó cho giá thể vào 1/5 chiều cao chậu. Những giá thể có kích thước lớn nên đặt ở dưới để đỡ bị lọt ra ngoài. Tiếp đến là những loại kích thước vừa và cuối cùng là lớp giá thể nhỏ nhất.
  • Nhẹ nhàng đặt nhành lan vào giữa chậu rồi tiếp tục cho giá thể lên trên cho đến khi cách miệng chậu 1 – 2cm.
  • Bạn nên cắm cọc và buộc thân cây hoa lan vào cọc để giữ lan đứng vững, không bị xiêu vẹo bởi gió hay những tác động của môi trường. Nên hướng cành vào giữa chậu.
  • Bạn không nên cắm nhành lan giống xuống sát đáy chậu nhé!
  •  Sau khi trồng xong, bạn tưới nước để cấp ẩm cho cây đồng thời đặt chậu lan nơi có ánh nắng nhẹ cho đến khi cây phát triển mới đem ra nắng.

Trồng lan vào chậu bạn nên cho giá thể có kích thước lớn vào bên dưới trước.Trồng lan vào chậu bạn nên cho giá thể có kích thước lớn vào bên dưới trước.

Hướng dẫn nhân giống lan

Hiện nay những người chơi lan thường áp dụng 2 cách nhân giống hoa lan phổ biến là giao phấn và chiết tách cây con. Cụ thể như sau:

Kỹ thuật giao phấn

Đây là hiện tượng thường xảy ra trong tự nhiên. Sau thời gian trồng lan thì người ta dựa vào phương pháp này để tạo những giống hoa lan mới từ những loại lan yêu thích.

Nhờ đó mà càng ngày càng đa dạng, phong phú chủng loài lan cả tự nhiên lẫn nhân tạo.

Đây là phương pháp nhân giống giữ được đặc tính của cây bố mẹ.

Kỹ thuật chiết tách cây con

Đây là phương pháp thường được dùng để tăng số lượng chậu lan, áp dụng với những chậu đã quá nhiều cành.

Bạn nên tách những giả hành già (được 2 – 3 năm tuổi) khi hoa đã tàn.

Bạn chỉ cần nhẹ nhàng tách cả rễ và cây hoa lan. Sau đó ươm vào giá thể ẩm để cây đâm chồi. Bạn nên giâm lại giả hành vào chính chậu cũ đến khi có chồi mới thì tách lần 2 ra chậu khác.

Mỗi giả hành già bạn có thể nhân giống thành 1 – 2 cây con.

Tuy tiến hành dễ dàng nhưng cây con không đảm bảo được những đặc tính nguyên thủy từ cây bố mẹ.

Tách chiết để nhân giống lan.Tách chiết để nhân giống lan.

Kỹ thuật chăm sóc hoa lan

Khi chăm sóc lan, bạn lưu ý những yếu tố sau đây:

Tưới nước

Lan rất cần nước nhưng không ưa ngập úng. Do vậy, bạn nên tưới nước cho hoa lan từ 1 – 2 lần. Bạn đừng nên tưới nhiều, chỉ cần tưới với lượng vừa đủ.

Song song đó, bạn dùng rêu, xơ dừa để phủ xung quanh gốc cây để giữ ẩm.

Điều kiện ánh sáng

Lan là loài cây ưa bóng râm, bạn nên chọn chỗ mát mẻ để đặt chậu cây nhằm giữ độ xanh tươi của cành lá. Những chậu lan được trồng nơi quá nắng hoặc khuất gió, cả ngày không được tiếp xúc với ánh nắng sẽ còi cọc kém phát triển và cháy lá.

Bạn nên chọn điểm cố định để đặt cây, không nên thay đổi vị trí nhiều lần khiến cây không kịp thích nghi với môi trường dễ làm rụng hoa sớm.

Trước khi trồng hoa lan, bạn nên tìm hiểu đặc điểm của chúng để đáp ứng đủ yêu cầu vì mỗi loài lan lại có nhu cầu lượng ánh sáng khác nhau.

Lưu ý là không nên thay đổi vị trí của chậu lan thường xuyên, như vậy thì hoa sẽ không thể thích nghi kịp thời với hướng sáng và độ ẩm, làm cho hoa nhanh bị rụng hơn.

Nhiệt độ môi trường

Hoa lan không ưa nắng nóng nhưng khả năng chịu lạnh cũng rất kém. Ngưỡng chịu nhiệt của lan giống với cơ thể người. Do vậy, bạn căn cứ vào cảm giác của cơ thể mà có chế độ chăm sóc cây phù hợp.

Cần đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển.

Cắt tỉa

Sau khi lan trổ hoa, bạn đừng nên giữ cành hoa trên cây quá lâu dẫn đến mất dinh dưỡng. Khi hoa tàn, chỉ còn vài bông trên chùm là lúc bạn nên cắt bỏ cành hoa để tập trung dinh dưỡng nuôi cây tiếp tục cho hoa.

Nếu bạn bỏ qua kỹ thuật này, những đợt hoa sau cây thường kém dinh dưỡng, hoa không to như những đợt hoa đầu.

Ngoài ra, những cành lá hư hỏng, khô héo, bạn nên cắt tỉa bỏ khỏi chậu để hạn chế sâu bệnh tấn công.

Dinh dưỡng cho hoa lan

Sau khi cắt bỏ cành hoa như hướng dẫn bên trên, bạn nên bón thúc cho cây bằng phân NPK 20-20-20 và phân cá hay bánh dầu để cây lại sức. Nên hòa tan phân vào nước rồi tưới lên cây.

Sau đợt phân này khoảng 3 – 4 tháng, chậu lan của bạn đã lại sức bạn tiến hành xử lý để cây ra hoa. Lúc này, bạn dùng phân NPK 6-30-30 hoặc 10-52-17 bon cho đến khi chúng nở hoa.

Khi cành hoa mới xuất hiện, bạn lại dùng đến NPK 20-20-20 hoặc 10-30-30 để hoa rực rỡ hơn.

Phòng bệnh

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của chậu lan, bạn cần nhờ đến những loại thuốc phòng bệnh và nấm hại cây như Captan, Benomeyl, Aliette….

Khi hoa lan bị nhiễm bệnh do vi khuẩn thì bạn có thể dùng Physan 20, Kasimin, Nacossan…

Dùng Kelthane để diệt trừ nhện.

Dùng Supracide, Mipcin… để diệt trừ rệp hay những loại côn trùng phá hại cây.

Nếu ốc sên tấn công chậu lan, bạn có thể nhờ đến vỏ trứng, các loại bã hoặc Methaldehyde.

Bạn có thể xịt thuốc định kỳ để phòng sâu bệnh trên hoa lan theo lịch cách nhau 7 – 10 ngày vào mùa mưa hoặc cách nhau 15 – 20 ngày vào mùa nắng.

Chăm sóc tỉ mỉ để có những chậu lan tuyệt đẹp nở hoa rực rỡ và giữ hoa lâu bền.Chăm sóc tỉ mỉ để có những chậu lan tuyệt đẹp nở hoa rực rỡ và giữ hoa lâu bền.

Như vậy đến đây bạn đã nắm được nhiều thông tin quan trọng về những loài hoa lan. Lan là một trong những loài hoa cảnh đẹp và đa dạng. Tùy vào đặc điểm môi trường sống cũng như sở thích cá nhân hay dựa vào bản mệnh theo ngũ hành phong thủy mà bạn đưa ra sự lựa chọn thích hợp cho mình nhé! KhuyenNongTPHCM hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn.

Chúc bạn sớm có những chậu lan tuyệt đẹp!

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Rate this post

Viết một bình luận