Tôi thấy nhiều người mách nhau ăn thịt mèo đen có thể khỏi hen hoàn toàn, vậy xin bác sĩ cho tôi biết ăn thịt mèo đen có chữa được hen không? Tôi bị hen đã 30 năm nay, thường xuyên bị ho, khò khè. Khoảng 2- 3 ngày thì lại bị lên cơn khó thở một lần. Tôi đã từng cấy chỉ khoảng 2 năm, sau 2 năm thì cấy chỉ mất tác dụng, vẫn bị lên cơn hen thường xuyên. Hiện nay tôi chỉ uống salbutamol mỗi lần khó thở mà 1, 2 tuần gần đây dù có uống tăng số viên cơn khó thở cũng không dứt hẳn được. Tôi mong tìm cách nào chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này chứ không thế này khổ quá. Mong được bác sĩ giải đáp.
Tổng đài bác sĩ tư vấn sức khỏe 1800 5454 35 xin được giải đáp băn khoăn của bạn như sau:
Ăn thịt mèo đen có chữa được hen không?
Mèo xuất hiện sớm nhất trong thế giới các loài thú cổ xưa, cách đây khoảng 8000 năm, từ giống mèo rừng ở châu Phi. Lúc đầu, mèo được nuôi ở Ai Cập, sau sang châu Âu, châu Á và các khu vực khác trên thế giới. Ở Việt Nam, mèo được thuần hóa khoảng vài trăm năm trước công nguyên và được nuôi khắp nơi trong cả nước, để bắt chuột và làm cảnh.
Ngày nay mèo đã trở thành vật nuôi rất có ích cho mỗi gia đình.
Quả thực theo y học cổ truyền thì thịt mèo được coi là một vị thuốc, vị thuốc miêu nhục. Xương mèo (miêu cốt) và mật mèo (miêu đởm) thường dùng loại mèo đen. Các sách y cổ có hướng dẫn các dùng vị thuốc này trong một số bệnh lý như phân mèo (miêu phẩn) sao khô làm thuốc chữa chứng đậu, sởi ở trẻ em (Hải Thượng Lãn Ông trong Lĩnh nam bản thảo). Gan mèo đen thái nhỏ, phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 4 g với rượu nhạt vào lúc đói chữa hư lao (Tuệ Tĩnh – Nam dược thần hiệu).
Ngoài ra, trong y học, mèo còn được dùng để thử tác dụng của thuốc chữa bệnh về tim như đối với các chế phẩm của dương địa hoàng (Digitalis purpurea); người ta dùng đơn vị “mèo” để nghiên cứu đánh giá chất lượng thuốc. Ruột mèo có thể được dùng làm chỉ khâu trong phẫu thuật.
Tuy nhiên ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học, y học hiện đại, thì việc sử dụng các vị thuốc từ mèo đã không còn phổ biến. Đặc biệt là khi mèo đã trở thành vật nuôi rất có ích cho mỗi gia đình. Hiện cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của cách chữa hen phế quản từ mèo đen.
Sự phát triển của y học hiện đại cũng đã tìm ra sinh lý học của bệnh hen phế quản và những yếu tố thúc đẩy khởi phát và tăng nặng bệnh hen. Người bệnh cần nhận thức được rằng, hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là căn bệnh mạn tính với tình trạng viêm đường thở tồn tại nhiều năm ở hầu hết bệnh nhân. Chồng lên tình trạng viêm mạn tính này là những đợt viêm cấp tính, tương ứng với những đợt kịch phát hen. Tình trạng viêm mạn tính tồn tại dai dẳng ở niêm mạc đường thở từ khí quản tới tiểu phế quản tận, tập chung chủ yếu ở các phế quản (đường dẫn khí có sụn). Kể cả khi người bệnh không có bất cứ triệu chứng hen nào (triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực….) thì tình trạng viêm vẫn tồn tại. Khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố làm khởi phát cơn hen như dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, hít thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết, gắng sức, yếu tố tâm lý….thì đường thở bị viêm nặng lên dẫn tới tình trạng tăng đáp ứng đường thở, giới hạn luồng khí (do co thắt cơ trơn, tăng tiết nhầy, phù nề niêm mạc đường thở).
Vì tình trạng viêm luôn tồn tại và chỉ có thể kiểm soát bằng các thuốc điều trị dự phòng, bệnh hen là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Ở một giai đoạn nhất định, khi sức khỏe người bệnh tốt, đáp ứng tốt với thuốc dự phòng thì các triệu chứng có thể biến mất một thời gian và triệu chứng trở lại khi người bệnh có tuổi, sức đề kháng giảm, thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.
Các phương pháp điều trị, cho đến thời điểm này nhằm đạt các mục tiêu kiểm soát hen phế quản hoàn toàn. Các mục tiêu kiểm soát hen hoàn toàn bao gồm:
– Không xuất hiện triệu chứng khò khè, khó thở ban ngày (dưới 2 lần/2 tuần);
– Không có triệu chứng ban đêm hay không thức giấc vì hen;
– Không cần điều trị cắt cơn (hoặc dưới 2 lần/tuần);
– Chức năng phổi bình thường hay gần bình thường;
– Bệnh nhân sinh hoạt, học tập và làm việc bình thường
Để đạt được các mục tiêu kiểm soát hen triệt để, kiểm soát hen hoàn toàn này, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen của Bộ Y tế (cập nhật mới nhất tháng 4/2020) và chiến lược toàn cầu về xử trí hen (GINA 2020) thì người bệnh cần thực hiện tốt 3 việc:
– Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ
– Biết cách xử trí các cơn hen cấp tính
– Dùng thuốc dự phòng đều đặn theo chỉ định của bác sĩ (kể cả những bậc hen nhẹ nhất).
Thực tế cho thấy, dù đã có hướng dẫn chi tiết về chẩn đoán và điều trị hen nhưng có đến 60% bệnh nhân đang không được điều trị đúng cách. Người bệnh chỉ tập chung điều trị cắt cơn mà không điều trị dự phòng, mặc dù trước đó đã được bác sĩ kê thuốc dự phòng.
Lạm dụng thuốc cắt cơn (Salbutamol) nguy hiểm như thế nào?
Theo hướng dẫn mới nhất của chiến lược toàn cầu về xử trí hen (GINA), phác đồ điều trị hen phế quản ngay ở bậc hen nhẹ nhất cũng cần dùng thuốc dự phòng.
Nhưng các con số về dịch tễ học hen phế quản cho thấy, đa phần các trường hợp bệnh nhân sau một thời gian điều trị theo phác đồ phối hợp giữa thuốc cắt cơn và dự phòng, đã tự động bỏ các loại thuốc dự phòng mà chỉ giữ lại thuốc giãn phế quản dùng để cắt cơn. Như thuốc salbutamol chẳng hạn, người bệnh sẽ uống khi lên khó thở.
Những trường hợp này, sau một thời gian lạm dụng thuốc cắt cơn, người bệnh phải tăng liều mới thấy hiệu quả và cơn hen ngày một dày lên, xuất hiện thường xuyên với mức độ ngày càng nặng hơn trước.
Lúc này, người bệnh đã rơi vào tình trạng “cơn hen kiểm soát mình” do lạm dụng thuốc cắt cơn và điều trị không đúng.
Các bác sĩ cũng cho biết, không ít các trường hợp khi trực cấp cứu, nhiều người bệnh hôn mê sau ngừng tim ở người bệnh xuất hiện cơn hen phế quản ác tính. Khai thác lại quá trình dùng thuốc, thì gia đình đều đưa ra những lọ thuốc xịt cắt cơn. Hầu hết, không mấy ai trong số này dùng thuốc dự phòng hen đều đặn. Họ lạm dụng thuốc giãn phế quản để cắt cơn mà coi nhẹ điều trị dự phòng. Hậu quả liều thuốc giãn phế quản bị trơ dần cuối cùng lên cơn co thắt ác tính, rồi ngừng tim. Nhóm bệnh nhân này tiên lượng chết não rất cao.
Để ngăn chặn nguy cơ lên cơn hen, bệnh nhân hen phải tuân thủ điều trị và dùng thuốc đúng cách theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Các cơn hen có thể xuất hiện đột ngột trên nền viêm mạn tính của đường thở, không ai biết nó sẽ xuất hiện lúc nào. Vậy nên bệnh nhân cần phải dùng song song 2 loại thuốc là thuốc cắt cơn hen cấp tính và thuốc dự phòng cơn hen tái phát.
Thuốc cắt cơn hen cấp tính có thể hình dung đơn giản là thuốc mang tính cấp cứu, như khi sắp chết đuối thì cần có phao, thuốc cắt cơn giúp giảm triệu chứng khó thở, có tác dụng làm cơ trơn của khí quản giãn ra giúp không khí vào phổi dễ dàng. Thuốc cắt cơn hen tác dụng rất nhanh nên người bệnh sẽ đỡ khó thở ngay. Đó cũng là lý do khiến nhiều người lạm dụng nhóm này mà bỏ quên nhóm dự phòng, kiểm soát hen.
Thuốc cắt cơn có chứa các hoạt chất giãn phế quản tác dụng ngắn thường được sử dụng: salbutamol, fenoterol, terbutalin. Các thuốc cắt cơn không dùng đều đặn hàng ngày mà chỉ dùng khi lên cơn hen. Bệnh nhân hen cần phải luôn mang thuốc này bên người, nhưng không được lạm dụng.
Nếu người bệnh xuất hiện nhiều hơn 1 cơn hen cấp tính trong 1 tuần, có nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn dùng thuốc đúng cách.
Thuốc dự phòng hen phế quản là thuốc dùng để giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp tính. Thuốc dự phòng hen được chỉ định dùng dài hạn, duy trì hàng ngày giúp đề phòng các triệu chứng hen, cơn hen tái phát. Nếu dùng đúng và thường xuyên theo chỉ định, thuốc sẽ làm giảm co thắt đường thở hoặc làm giảm viêm mạn tính đường thở hoặc cả hai và số lần phải dùng thuốc cắt cơn hen cấp tính sẽ giảm đi.
Các thuốc dự phòng hen phế quản thường được dùng hiện nay bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài, các kháng thụ thể leukotrien, theophylin, tiotropium, thuốc hen P/H… Trong đó 2 loại phổ biến nhất là corticosteroid dạng hít và các thuốc giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài.
Các hoạt chất corticosteroid hít thường được các bác sĩ chỉ đinh điều trị cho người bệnh: beclomethasone, budesonide, fluticasone. Các hoạt chất giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài thường được sử dụng: salmeterol, formoterol. Kháng thụ thể Leukotrien thường được sử dụng là montelukast. Thuốc hen P/H là thuốc dự phòng đông y, hiện là thuốc điều trị Đông y duy nhất lưu hành trên thị trường có trong danh mục thuốc thiết yếu của bộ Y tế.
Để điều trị hen phế quản hiệu quả cần có sự kết hợp của thuốc dự phòng hen và thuốc cắt cơn hen. Bệnh nhân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc cắt cơn hen khi chưa có chỉ định và tư vấn từ chuyên gia y tế. Việc lạm dụng thuốc giãn phế quản cắt cơn gây ra nhiều hệ lụy xấu, nguy hiểm hơn là góp phần tạo thuận lợi cho cơn hen phế quản ác tính xuất hiện, hậu quả gây ngừng tim, nguy hiểm tính mạng.
Để có thêm thông tin khoa học về bệnh hen, hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ qua số tổng đài miễn cước 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn
Họ tên
Số điện thoại