Cập nhật: 11:28, 6/1/2020 Lượt đọc: 189087
7 cách trị ho có đờm từ các bài thuốc dân gian rẻ tiền hiệu quả
Các cách trị ho có đờm từ nguyên liệu tự nhiên không chỉ mang lại kết quả điều trị khả quan mà còn đảm bảo an toàn đối với sức khỏe khi người bệnh sử dụng trong thời gian dài.
Ho có đờm là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng, ho được xem là một phản xạ có lợi của cơ thể, giúp tống khứ bụi bẩn, dị vật và tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp mũi miệng ra ngoài. Và ho đôi khi có đờm là do đường thở có chất xuất tiết sinh ra quyện với tạp chất.
Triệu chứng ho có đờm thường là ho kèm theo dịch tiết được tiết ra từ họng, phế nang hoặc phế quản. Thông thường, lượng tiết dịch đờm khoảng 100ml/24 giờ thường sẽ được đào thải qua mũi họng hay đường tiêu hóa.
Căn cứ vào triệu chứng ho có đờm thường được chia thành bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Nếu triệu chứng ho kèm theo đờm kéo dài hơn 3 tuần được coi là bệnh mạn tính.
Nguyên nhân gây bệnh ho có đờm
Hầu hết các nguyên nhân gây ho có đờm có thể là do các căn bệnh cấp tính gây ra như bệnh cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm thanh quản hoặc viêm xoang cấp,… Tuy nhiên, nếu triệu chứng bệnh kéo dài, người bệnh nên cẩn thận bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của các căn bệnh nguy hiểm như:
- Bệnh phổi tắc nghẽn: Còn được gọi là bệnh COPD. Là một căn bệnh đường hô hấp gây khó thở do đường thở bị hẹp lại. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm diễn ra trong nhiều ngày, nhất là vào buổi sáng.
- Bệnh lao phổi: Là một trong những nguyên nhân gây ho có đờm lâu ngày. Bên cạnh triệu chứng này, người bệnh còn cảm thấy đau tức ở ngực, khó thở và đôi khi ho có đờm lẫn máu. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây áp xe phổi, gây khó thở. Thậm chí nhiều trường hợp bị suy hô hấp dẫn đến tử vong.
- Giãn phế quản: Bệnh có hai thể chính là giãn phế quản khô và giãn phế quản ướt. Triệu chứng của giãn phế quản khô là ho ra máu lặp lại nhiều lần. Trong khi đó, giãn phế quản ướt gây ho có đờm mủ lâu ngày.
- Ung thư phổi: Bệnh với biểu hiện đặc trưng như ho có đờm kèm theo triệu chứng nuốt khó, đau ở ngực và khàn tiếng.
7 Cách trị ho có đờm từ dân gian
Trong trường hợp ho có đờm ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng những cách tiêu đờm từ các nguyên liệu tự nhiên sau đây để cải thiện tình trạng vướng víu, khó chịu ở vòm họng.
1. Nước ép củ cải trắng
Theo Đông y, củ cải trắng có tính mát, vị thanh, hạt củ cải có vị cay ngọt và tính bình thường được sử dụng để điều trị các trường hợp bệnh như viêm khí quản, bụng không tiêu. Ngoài ra, loại củ này còn có tác dụng chữa trị thổ huyết, chảy máu cam, hội chứng lý, khan tiếng, đái tháo đường,… Bên cạnh các công dụng này, củ cải trắng còn được sử dụng với mục đích tiêu đờm, giảm ho.
+ Cách trị ho có đờm bằng củ cải trắng, mật ong và gừng được thực hiện như sau:
- Người bệnh chuẩn bị 1kg củ cải trắng, 250ml gừng và 300ml mật ong.
- Củ cải rửa sạch dưới vòi nước, bỏ vỏ và thái hạt lựu rồi cho vào máy ép lấy nước
- Gừng rửa sạch, bỏ vỏ và thái lát mỏng
- Sau đó, cho gừng và nước ép củ cải trắng vào ấm, đun sôi nhỏ lửa
- Sau khoảng 10 phút, tắt bếp, thêm mật ong vào và tiếp tục đun
- Sau khi nước sôi trở lại, tắt bếp, chờ nguội và cho vào lọ thủy tinh, bảo quản dùng dần
+ Cách dùng:
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 5ml. Nếu cảm thấy khó uống có thể pha hỗn hợp nước ép củ cải, mật ong và gừng với một chút nước ấm và uống.
Cách trị ho có đờm bằng củ cải trắng được xem là phương pháp điều trị an toàn, có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ con. Và để bài thuốc dân gian này mang lại kết quả điều trị khả quan, bệnh nhân nên uống liên tục trong 3 ngày.
2. Chanh
Chanh ngoài công dụng cung cấp vitamin C, giúp nâng cao sức đề kháng chống bệnh tật, các hoạt chất trong chanh còn giúp giảm ho và làm loãng dịch nhầy.
Người bệnh có thể thực hiện cách trị ho có đờm bằng chanh qua các bước đoan giản sau đây:
- Chanh tươi rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt và vắt lấy nước cốt
- Lấy một muỗng cà phê nước cốt chanh pha với 100 ml nước ấm
- Sau đó, thêm vào 1 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều và uống nhiều lần trong ngày
Bên cạnh cách trị ho có đờm này, người bệnh có thể thái chanh thành từng lát mỏng, trộn với ít muối và ngậm 2 – 3 lần mỗi ngày, giúp giảm nhanh triệu chứng ho có đờm.
3. Lá húng chanh (tần dày lá)
Theo Y học cổ truyền, lá húng chanh có tính ấm, vị cay và mùi thơm có tác dụng tiêu đờm, phát tán phong hàn, sát khuẩn và có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm và trị ho.
+ Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng vài lá húng chanh đem rửa sạch, thái nhỏ
- Sau đó, trộn chung với đường phèn và một ít mật ong đem hấp cách thủy
Với cách trị ho có đờm này, mỗi ngày người bệnh nên uống 2 lần. Uống liên tục vài ngày giúp thông cổ, trị đờm và giảm ho.
4. Gừng
Gừng là một trong những bài thuốc chữa ho có đờm tại nhà được nhiều bệnh nhân sử dụng. Ngoài tác dụng thông mũi và chống nhiễm trùng, với đặc tính ấm gừng giúp làm loãng đờm và giảm triệu chứng đau rát, gây kích thích ho ở vòm họng.
+ Cách làm sau đây:
- Gừng tươi đem bóc vỏ và rửa sạch
- Sau đó, thái thành từng lát mỏng và cho vào cốc nước ấm hãm trong vòng 5 phút
- Pha thêm một ít mật ong và uống vài lần trong ngày
Áp dụng cách trị ho có đờm này vài ngày, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm ngay sau đó.
5. Nước muối
Theo các chuyên gia, nước muối có tác dụng sát trùng, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng làm giảm cảm giác ngứa rát ở cổ họng và hỗ trợ làm tiêu đờm, rất thích hợp đối với những bệnh nhân ho có đờm.
Với cách trị ho này, bệnh nhân chỉ cần sử dụng 1 chút muối tinh nguyên chất hòa tan với cốc nước ấm và dùng súc miệng vào mỗi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối, giúp làm dịu cổ họng và giảm ho có đờm.
6. Rau diếp cá
Với đặc tính thải độc và tiêu đờm, các cách trị ho có đờm bằng rau diếp cá đang được nhiều người bệnh lựa chọn bởi vừa an toàn, dễ thực hiện mà lại chi phí thấp.
+ Cách làm đơn giản như sau:
- Sử dụng một nắm rau diếp cá đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng 10 phút rồi vớt ra để ráo
- Sau đó, giã nát và trộn với một bát nước vo gạo
- Tiếp đó, cho vào nôi và đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút, tắt bếp
- Lọc bỏ bã và lấy phần nước, chờ nguội và uống
Để làm loãng đờm và cải thiện ho, bệnh nhân chỉ cần uống 1 – 2 lần nước diếp cá với nước vo gạo. Kiên trì uống 2 – 3 ngày, bệnh có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.
7. Hạt tiêu đen
Nhờ tính chất kháng khuẩn, chống viêm và khả năng làm loãng dịch nhầy, hạt tiêu đen kết hợp với sữa tươi giúp chữa ho có đờm. Rất đơn giản, người bệnh chỉ cần sử dụng vài hạt tiêu đen cho vào cốc sữa nóng rồi khuấy đều. Uống nước này vào mỗi tối trước khi đi ngủ giúp giảm dần chứng ho, đồng thời làm sạch dịch đờm.
Nguồn tin : sưu tầm