Ho Khan Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị Tại Nhà

Ho khan cảnh báo bệnh gì? Nguyên Nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ho khan cảnh báo bệnh gì? Là cảm cúm, viêm họng thông thường; hay là dấu hiệu cho thấy cơ thể gặp phải một vấn đề nghiêm trọng nào đó? Vậy thì cách chữa ho khan hiệu quả như thế nào? Có những cách trị ho khan nào hiệu quả mà không phải dùng đến thuốc tây y? Hãy cùng Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh tìm hiểu ngay.

ho-khan-canh-cao-benh-gi

1. Ho khan là gì?

Ho khan là hiện tượng ngứa ngáy nơi cổ họng, gây đau rát, khàn tiếng. Người bị bệnh có thể xuất hiện những cơn ho dữ dội kéo dài không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, khi ho sẽ không có dịch nhầy hoặc đờm kèm theo.

Với trẻ chưa biết khạc đờm, đôi khi cha mẹ sẽ nhầm lẫn ho có đờm là ho khan. Do đó, để biết được chính xác sức khỏe gặp vấn đề gì, cần nắm được những triệu chứng điển hình một cách chính xác. 

2. Dấu hiệu nhận biết

  • Ho dai dẳng, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. 

  • Cổ họng đau rát, sưng ngứa rất khó chịu.

  • Thân nhiệt tăng cao và đôi lúc lại có cảm ớn lạnh. 

  • Khàn tiếng hoặc mất hẳn tiếng. 

  • Tức ngực, khó thở và khó nuốt. 

  • Cơ thể mệt mỏi, chân tay rã rời. 

  • Chóng mặt, nhức đầu, sổ mũi…. 

3. Ho khan cảnh báo bệnh gì?

Ho khan có thể là một phản ứng của hệ hô hấp đối với các yếu tố từ môi trường, tình trạng này được gọi là ho kích ứng hoặc ho do dị ứng, thường xuyên xảy ra vào thời điểm giao mùa hoặc mùa đông. Đây chính lý do giải thích vì sao vào những khoảng thời gian trên tỷ lệ những người mắc các chứng ho tăng mạnh. 

Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu liên quan đến một số bệnh lý, cụ thể: 

  • Cảm lạnh:

    Khi cơ thể bị các virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus tấn công, họng, mũi, xoang sẽ bị tác động. Từ đó gây ra cơn ho kéo dài từ 3 – 7 ngày.

  • Viêm họng:

    Ho khan là biểu hiện thường thấy giai đoạn đầu khi vùng hầu họng bị sưng, viêm. Bệnh thường khởi phát đột ngột kèm theo các triệu chứng sốt, rát họng, nuốt đau, chảy nước mũi, tiếng nói khàn.

  • Viêm mũi dị ứng:

    Khi phần mũi bị viêm sẽ sản sinh ra nhiều dịch nhầy, chất dịch trong mũi này có thể chảy ngược vào trong cổ họng.

    Thông thường viêm mũi dị ứng thường xảy ra khi có sự thay đổi về thời tiết hoặc môi trường sống bị ô nhiễm. 

  • Trào ngược dạ dày thực quản:

    Bệnh xảy ra khi lượng dịch dạ dày trào ngược lên vượt quá giới hạn. Lúc này axit của dạ dày trào ngược lên vòm họng gây ra cảm giác ngứa và ho khan.

  • Ho gà:

    Ho gà thường gặp ở trẻ em. Đây là loại bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, do virus Bordetella Pertussis gây ra. Bệnh khởi phát với những triệu chứng gần giống cảm lạnh kèm ho ít, sốt nhẹ.

    Các cơn ho xuất hiện nhiều hơn sau 1 – 2 tuần nhiễm bệnh và xảy ra liên tục, dữ dội hơn ở những tuần tiếp theo.

  • Hen suyễn:

    Những người mắc hen suyễn có triệu chứng điển hình là ho vào ban đêm và gần sáng. Nguyên nhân là do đường thở bị viêm, sưng phù, co thắt khi gặp các chất kích thích gây cản trở không khí đi vào phổi khiến bệnh nhân thiếu oxy, khó thở. 

    Bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn thường có các triệu chứng khác như: nặng ngực, khó thở, thở khò khè, ngực căng tức. 

  • Xẹp phổi:

    Tràn khí màng phổi hay còn gọi xẹp phổi là những biến chứng hô hấp thường gặp sau phẫu thuật. Hoặc có thể là biến chứng của các vấn đề hô hấp khác như chấn thương ngực, suy hô hấp, u phổi, xơ nang.

    Xẹp phổi gây trở ngại cho đường thở, khiến bệnh nhân thở khó, thở rít.

  • Suy tim:

    Suy tim là tình trạng tim hoạt động không hiệu quả, không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Trong một số trường hợp, suy tim sẽ gây ra ho dai dẳng, hoặc ho kèm các chất nhầy màu hồng hoặc trắng.

  • Tác dụng phụ của thuốc huyết áp:

    Sử dụng thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển hóa để hạ huyết áp cũng là một nguyên. Thành phần trong các loại thuốc này ngoài giúp ổn định huyết áp còn có chức năng phân hủy chất sinh học bradykinin. Khi hợp chất này bị phân hủy quá mức, sẽ gây kích thích đường hô hấp. 

4. Cách trị ho khan tại nhà hiệu quả

cach-tri-ho-khan

4.1. Sử dụng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Dùng thuốc ho bổ phế Bảo Thanh để trị những cơn ho kéo dài từ lâu đã được các y bác sĩ khuyên dùng. Thế mạnh của sản phẩm này là được điều chế từ các dược liệu quý tự nhiên như Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Cát cánh, Viễn chí, Bán hạ …, gia thêm cả ô mai, vỏ quýt mật ong. Các vị dược liệu này được kết hợp với nhau chặt chẽ theo đúng trật tự Quân – Thần – Tá – Sứ trong triều đình phong kiến xưa, xem việc trị bệnh cũng như trị nước, có tôn ti trật tự rõ ràng, phân rõ vai trò chính yếu của từng vị thuốc, từ đó bổ trợ, gánh vác cho nhau, đạt hiệu quả trị bệnh. 

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh

Thuốc ho Bảo Thanh trị ho theo nguyên tắc trị bệnh trong Đông y, đó là trị bệnh phải trị tận gốc. Nhờ đó, thuốc ho bổ phế Bảo Thanh có tác dụng trị ho khan hiệu quả. Đồng thời, các dưỡng chất bên trong nuôi dưỡng hệ hô hấp khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Sản phẩm là đông y nên lành tính, đã được kiểm nghiệm bởi đội ngũ dược sĩ có trình độ cao và giàu kinh nghiệm. Vì vậy, thuốc ho bổ phế Bảo Thanh sử dụng được cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em và mẹ bầu. 

Cách sử dụng: 

  • Trẻ em trên 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.

  • Trẻ em trên 2,5 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

  • Người lớn: ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml (áp dụng cho cả phụ nữ có thai trên 3 tháng và đang cho con bú)

4.2. Dùng mật ong 

Uống mật ong để giữ ấm cổ họng hoặc kết hợp với chanh đào là những bài thuốc trị ho thường được mọi người mách nhau sử dụng từ xưa tới nay. Mật ong chứa chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, long đờm, giảm tình trạng đau rát cổ họng…. Bạn chỉ cần pha mật ong với nước ấm, cho thêm một chút nước cốt chanh và uống. Nếu có điều kiện, hãy làm để dành sẵn cho những ngày giao mùa dễ bị ho, cảm lạnh nhé. 

cach-tri-ho-khan-bang-mat-ong

4.3. Uống trà Hoa cúc 

Hoa cúc giúp thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn, làm dịu các cơn ho hiệu quả. Do đó, uống trà được đánh giá là cách trị ho khan quả và đơn giản nhất. Chỉ cần kiên trì sử dụng, triệu chứng ho sẽ xuất hiện ít dần và cải thiện đáng kể. 

4.4. Dùng Cam thảo

Theo Đông y, cam thảo giúp nhuận phế, tiêu đờm. Còn theo kết quả phân tích của y học hiện đại, thành phần cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất có tính kháng viêm, tiêu viêm, kháng khuẩn, phục hồi tổn thương ở niêm mạc họng, giảm đau buốt ở cổ họng. 

cach-tri-ho-khan-bang-cam-thao

Cách thực hiện: 

  • Cam thảo rửa sạch và nấu cùng 0,5l nước 

  • Đun sôi khoảng 20 và để nguội

  • Uống hàng ngày để giảm ho đáng kể.

4.5. Gừng chưng đường phèn 

Sự kết hợp giữa gừng và đường phèn giúp làm ấm cơ thể, long đờm. Cách làm này bạn hãy thái gừng thành lát mỏng và chưng cách thủy với đường phèn khoảng nửa tiếng. Sau đó, ngậm lát gừng khoảng 2 – 3 lần/ngày để đẩy lùi các cơn ho. 

4.6. Quất hấp đường phèn 

Quất hấp đường phèn là bài thuốc trị ho khá phổ biến. Cách thực hiện và sử dụng tương tự như gừng chưng đường phèn, cổ họng sẽ nhanh chóng được cải thiện và từ đó giảm các cơn ho dai dẳng.

4.7. Chuối hấp đường phèn 

Thành phần của chuối có chứa nhiều vitamin C tốt. Còn đường phèn giảm đau cổ họng. Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau sẽ trị được các cơn ho, đặc biệt là ho rát cổ. 

Bạn thực hiện như sau:

  • Chuối chín bỏ vỏ và đem trộn với một lượng đường phèn vừa đủ. 

  • Hấp khoảng 20 phút để đường phèn ngấm đều vào chuối. 

  • Ăn mỗi ngày 1 lần, triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng. 

4.8. Giấm táo 

cach-tri-ho-khan-bang-giam-tao

Hiệu quả chống lại các tác nhân làm nhiễm trùng đường hô hấp của giấm táo đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Để phát huy tối đa hiệu quả của giấm táo, hãy pha cùng nước ấm và kết hợp với mật ong để uống. Kiên trì thực hiện theo cách này, cơn ho sẽ dần bị đẩy lùi.

4.9. Uống Rau diếp và vo gạo 

Hỗn hợp rau diếp cá và nước vo gạo có hiệu quả như một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng điều trị hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

  • Rau diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. 

  • Hòa nước rau diếp cá vào nước vo gạo và đem hỗn hợp đun sôi trong 20 phút. 

  • Uống đều đặn để mang lại kết quả tốt nhất. 

4.10. Ăn canh Cải cúc

Cải cúc chứa nhiều thành phần giúp tiêu đờm, mát họng và giảm ho. Do đó, chỉ cần một bát canh cải cúc nấu đơn giản là có thể đẩy lùi cơn ho hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cải cúc với mật ong và chưng cách thủy, trị ho bằng cách này cũng sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy. 

4.11. Lá tía tô

Ngoài tác dụng giải cảm ai cũng biết, thì tía tô còn có thể tiêu đờm, trị đau rát cổ. Đặc biệt, thảo dược này có thể dùng được cho cả bà bầu và trẻ em.

Cách thực hiện: 

  • Lá tía tô rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng. Sau đó rửa lại một lần nữa. 

  • Sao vàng lá tía tô trên bếp nhỏ lửa, rồi tán thành bột mịn. 

  • Mỗi lần uống thì pha 3 – 4 thìa bột với nước ấm. 

  • Uống ngày 2 – 3 lần. 

4.12. Sử dụng Cam nướng 

Tinh chất có trong vỏ và ruột cam giúp trị các bệnh về đường hô hấp hiệu quả. Đặc biệt khi nướng lên, cam sẽ làm tình trạng ho ngứa rát cổ giảm nhanh chóng; Sau khi nướng, bạn nên lột vỏ ăn trực tiếp khi cam còn ấm. Còn đối với trẻ thì ép lấy nước cho bé uống. 

Bạn hãy tham khảo: Cách trị ho khan cho trẻ

4.13. Nước Rau má 

Sử dụng nước rau má sẽ giúp triệu chứng này giảm nhanh chóng. Loại rau dân dã này giúp kháng viêm, sát khuẩn, giúp tình trạng cổ họng bị viêm, giảm sưng và đau rát. Bạn chỉ cần lấy rau mã đã rửa sạch và xay nhuyễn cùng với một ít muối hạt. Chắt lấy nước cốt, sau đó ngậm và nuốt từ từ. Áp dụng mỗi ngày 1 lần, liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy ho xuất hiện ít dần và dừng hẳn. 

4.14. Sử dụng viên ngậm có chứa tinh dầu bạc hà 

Những viên ngậm dược liệu có các vị thuốc trị ho như viên ngậm Bảo Thanh được bào chế dưới dạng kẹo cứng Lozenge, có tác dụng trị ho. Bạc hà làm mát cổ họng, các dược liệu khác có công dụng trừ ho, bổ phế từ đó làm cơn ho dịu nhanh chóng.

vien-ngam-bao-thanh

Cách sử dụng: 

  • Trẻ em từ 3 – 10 tuổi: Mỗi lần ngậm 1 viên, ngày 3 – 4 lần

  • Trẻ em trên 10 tuổi: Mỗi lần ngậm 1 viên, ngày 5 – 6 lần

  • Người lớn: Mỗi lần ngậm 1 viên, ngày 6 -8 lần.

Lưu ý: Ngậm cho đến khi tan hết hoặc nhai rồi nuốt

4.15. Uống sữa nóng kết hợp tiêu đen 

Tiêu đen kết hợp với sữa nóng là một cách làm hiệu quả mà ít người biết. Mỗi tối trước khi đi ngủ, uống một ly sữa nóng pha với tiêu đen sẽ trị được cơn ho lâu ngày. 

Những cách trị ho khan được chia sẻ ở trên, ngoại trừ uống Siro ho bổ phế Bảo Thanh và viên ngậm Bảo Thanh, thì phần lớn phải thực hiện kiên trì trong thời gian dài mới có hiệu quả. Thêm vào đó là bạn cần chú ý lựa chọn nguyên liệu sạch, an toàn, không bị dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu. Do đó, nếu bạn gặp khó khăn trong việc chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện các bài thuốc, thì lựa chọn uống thuốc ho bổ phế Bảo Thanh hoặc dùng viên ngậm Bảo Thanh là quyết định sáng suốt hơn cả vì đây là sản phẩm được bộ y tế kiểm nghiệm chất lượng và cấp phép lưu hành. Hơn nữa, đây là sản phẩm của một công ty dược uy tín nên hoàn toàn yên tâm sử dụng. 

5. Ho khan bao lâu thì nên gặp bác sĩ?

kho-khan-bao-lau-nen-gap-bac-si

Tuy không phải là một bệnh lý nghiêm trọng gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh, nhưng lại mang đến khá nhiều phiền phức cho cuộc sống. Nếu sớm được chữa trị thì có thể dễ dàng trị.

Vì vậy khi bị ho, bạn có thể sử dụng cách chữa bệnh bằng phương pháp dân gian. Nhưng nếu triệu chứng kéo dài dai dẳng mà không thuyên giảm, hãy đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa uy tín để khám và điều trị sớm.

6. Cách phòng ngừa ho khan tái phát

Để phòng bệnh tái phát, bạn nên giữ cho vùng mũi, họng sạch sẽ và tăng sức đề kháng, một số cách đơn giản như:

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch đặc biệt vùng họng bằng cách bổ sung vitamin C. Những nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất này có thể kể đến như: súp lơ xanh, cà chua, cam, bưởi, dứa…. 

  • Uống đủ nước giúp niêm mạc bớt khô, giữ ấm cổ họng, nên uống ít nhất 1,5 lít nước, ưu tiên nước ấm và hạn chế nước lạnh để bảo vệ đường thở được tốt nhất.

  • Tạo thói quen uống siro Bảo Thanh pha nước ấm uống vào sáng sớm. Cách uống này tương tự như việc uống mật ong pha nước ấm để phòng ho. Nhưng hiệu quả sẽ tốt hơn, vì thành phần của siro Bảo Thanh là sự kết hợp của nhiều vị dược liệu quý cho hệ hô hấp. 

  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi khoa học, đặc biệt là những đối tượng phải làm việc ở nơi bị ô nhiễm, phải nói nhiều khiến hệ hô hấp dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, họng sưng tấy, đau rát.

Như vậy, ho khan không quá nguy hiểm nếu như bạn sớm xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời. Vì vậy khi xuất hiện triệu chứng nêu trên, cần tìm ra nguyên nhân sớm nhất có thể. Những cách điều trị bằng các nguyên liệu tại nhà này chỉ có hiệu quả khi nguyên nhân do tác động bên ngoài hay cảm cảm cúm nhẹ. Nếu thực hiện trên 3 tuần không khỏi, hoặc có kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

5/5 – (31 bình chọn)

Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

https://www.mydr.com.au/respiratory-health/cough-dry-cough

https://www.uofmhealth.org/health-library/sig56284

When a cough may be more than just a cough

Rate this post

Viết một bình luận