Quá trình ra hoa, hình thành quả trên cây có múi và các yếu tố ảnh hưởng

– Hoa cây có múi thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá, thường là hoa lưỡng tính. Hầu hết các loại cam quýt đều tự thụ, tuy nhiên cũng có thể có loài thụ phấn chéo như một số loài quýt. Sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng năng suất nhưng trái sẽ có nhiều hạt.

– Khảo sát thời gian ra hoa của một số giống bưởi khảo nghiệm nhận thấy giống bưởi Da Xanh ra hoa từ tháng 2 – 5 và thu hoạch từ tháng 8 – 12, sớm hơn các giống 5 Roi, Đường Lá Cam, Đường Da Láng và bưởi Sa Điền (Trung Quốc) từ 1 – 2 tháng.

1. Sự phân hoá và sự kích thích ra hoa trên cây có múi

– Sự phân hoá (differentiation) mầm hoa bao gồm sự thay đổi về mô học và hình thái học chuyển mô sinh trưởng dinh dưỡng trở thành một mô phân sinh hoa (Davenport, 1990). Tình trạng sắp xếp của đỉnh tận cùng quyết định quá trình tiếp theo và sự xếp đặt của mầm chồi bên. Nếu đỉnh tận cùng hình thành đài hoa thì mầm chồi bên cũng sẽ hình thành hoa. Nếu đỉnh hình thành lá thì mầm bên sẽ hình thành gai.

– Sự kích thích mầm hoa bắt đầu với sự dừng sinh trưởng dinh dưỡng trong thời gian nghỉ đông ở vùng Á nhiệt đới hoặc trong thời gian khô hạn ở vùng nhiệt đới. Nói chung, trên cây trưởng thành, sự sinh trưởng của chồi dừng và tỉ lệ sinh trưởng của rễ giảm trong mùa đông ngay khi nhiệt độ xuống chưa đến 12,5oC. Trong thời gian sinh trưởng nầy mầm phát triển khả năng ra hoa.

– Do đó, sự kích thích ra hoa bao hàm sự kiện trực tiếp chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang ra hoa.

– Nhiệt độ thấp và khô hạn là hai yếu tố kích thích đầu tiên, trong đó nhiệt độ thấp là yếu tố đầu tiên ở vùng Á nhiệt đới trong khi khô hạn là yếu tố kích thích ra hoa cho cam quýt ở vùng nhiệt đới.

+ Nhiệt độ dưới 25oC trong nhiều tuần lễ là yêu cầu kích thích mầm hoa. Ngưỡng nhiệt độ thấp cảm ứng ra hoa là 19oC trong vài tuần và ngưỡng tối thấp là 9,4oC. Số hoa sản xuất tỉ lệ với sự khắc nghiệt của nhiệt độ thấp hoặc khô hạn.

+ Nhiệt độ càng thấp hay sự khô hạn càng khắc nghiệt tỉ lệ ra hoa càng cao. Ngoài ra, tỉ lệ phát hoa có lá hoặc không lá có liên quan với sự khắc nghiệt của Stress. Điều kiện stress càng khắc nghiệt sẽ tạo ra nhiều bông không mang lá. Ở ngoài đồng, sự khô hạn dài hơn 30 ngày kích thích số mầm hoa có ý nghĩa.

+ Mầm hoa được kích thích trong điều kiện khô hạn nhưng chỉ phát triển nhiệt độ ấm lên hoặc ẩm độ đất tăng (không còn “xiết nước”). Thường cây sẽ ra hoa sau khi tưới nước 3 – 4 tuần. Thời gian từ khi cảm ứng ra hoa đến khi hoa nở thay đổi từng năm. Áp dụng GA3 trong giai đoạn kích thích ra hoa sẽ ngăn cản sự kích thích và sự ra hoa tiếp theo.

2. Sự ra hoa và đậu trái trên cây có múi

– Hoa hình thành và phát triển trên cành một năm tuổi. Trên cành vượt thường ra bông lá trong khi trên gỗ già thường ra bông không mang lá. Cây còn tơ, ra hoa chưa ổn định thường ra hoa không tốt như cây trưởng thành.

Sự ra hoa và hình thành quả trên cây có múi

Sự ra hoa và hình thành quả trên cây có múi

– Hầu hết các loại cam quýt đều tự thụ phấn. Một số loài quýt có đặc tính tự bất thụ là quýt Clementine, quýt Orlando, Quýt Minneola, quýt Sunburst. Do đó, khi thiết kế vườn cần chú ý nguồn phấn giúp cho các cây nầy đậu trái. Cây cho phấn thường được bố trí theo tỉ lệ 3:1 hay 4:2. Côn trùng như ong mật thụ phấn hiệu quả hơn gió. Một đàn ong có khả năng thụ phấn cho 0,8 ha diện tích trồng cây có múi.

– Sự đậu trái bị ảnh hưởng rất mạnh bởi nhiệt độ và sự khô hạn. Thông thường phát hoa có lá đậu trái cao hơn so với phát hoa không có lá; chồi có tỉ lệ lá/hoa cao sẽ có tỉ lệ giữ trái đến khi thu hoạch cao. Nhiệt độ cao (>35oC) và sự khô hạn dễ gây ra sự rụng trái non. Nhiều tác giả cho rằng sự rụng sinh lý khi trái có kích thước từ 0,5 – 2,0 cm có liên quan đến chất điều hoà sinh trưởng, nước và các chất carbohydrate.

– Sự rụng hoa trước khi thụ phấn là hiện tượng quan trọng trên cây có múi. Trên cây cam “Shamouti” có 15,6% hoa rụng ở giai đoạn nụ, và 25% hoa rụng ở giai đoạn hoa nở. Nhìn chung, chỉ có khoảng 1 – 4% hoa phát triển cho đến khi thu hoạch.

– Hầu hết các loại cây có múi quan trọng đều không đều hỏi thụ phấn chéo để đậu trái hoặc tạo trái, ngoại trừ một số loài quýt lai như “Orlando”, “Robinson”. Tuy nhiên để tạo hạt hoặc thúc đẩy bầu noãn phát triển ở những cây có đặc tính trinh quả sinh yếu (parthenocarpic) như cam ngọt Hamlin. Tuy nhiên, đối với giống có đặc tính trinh quả sinh mạnh như bưởi chùm Marsh có thể tạo trái ngay khi cắt chỉ nhuỵ và nướm trước khi thụ phấn.

3. Sự rụng trái non trên cây có múi

– Có 5 loại chồi trên cây có múi sau khi kích thích ra hoa:

a) Chồi sinh sản chỉ mang hoa trên cành hình thành mùa trước, không có mang lá;

b) Chồi hỗn hợp có mang một ít hoa và lá;

c) Chồi hỗn hợp có mang nhiều hoa và một ít lá lớn;

d) Chồi hỗn hợp có mang ít hoa và nhiều lá;

e) Chồi sinh trưởng chỉ mang lá. Chồi có mang lá thường có tỉ lệ đậu trái cao hơn chồi không có lá. Thông thường chồi có mang nhiều lá như chồi loại (d) sẽ có tỉ lệ giữ trái đến khi trưởng thành cao nhất. Phát hoa mang lá có tỉ lệ đậu trái cao hơn có lẽ do gia tăng sự đồng hoá CO2 và mức độ cung cấp carbohydrate hoặc do sự nối các mạch nhựa được cải thiện để làm trung gian cho trái phát triển bởi các chất điều hoà sinh trưởng từ các lá non mới hình thành hoặc khả năng chưa (sink) lớn hơn của các chồi hỗn hợp. Sự nối các mạch nhựa sẽ làm cho chồi có mang lá giảm sự thiếu nước hơn so với chồi chỉ mang hoa.

– Gibberellin và 2,4 – D thường được áp dụng để cải thiện vỏ quả và sự rụng trái non trên cam Navel ở California (Mỹ) .

– Phun GA3 làm tăng sự đậu trái cho cây có múi có đặc tính trinh quả sinh yếu mặc dù GA3 không có thể cải thiện sự đậu trái đối với tất cả các loại cây có múi. Những hoa nở đợt đầu thường đậu trái kém hơn những hoa nở sau. GA3 thường được áp dụng để tăng tỉ lệ đậu trái và năng suất và sản xuất trái không hạt cho thị trường châu Âu.

– Sự rụng trái non bắt đầu sau khi ra hoa cho đến 3 – 4 tuần sau khi hoa nở. Sự rụng trái non xảy ra nghiêm trọng khi nhiệt độ trên bề mặt lá từ 35 – 40oC hoặc khi cây bị khô hạn như ở vùng đất khô cằn ở miền Nam California hoặc ở Nam Phi. Nhiệt độ cao và sự khô hạn nghiêm trọng làm cho khí khẫu bị đóng dẫn đến giảm sự đồng hoá khí CO2 và sự rụng trái non gây ra bởi sự mất cân bằng của carbon.

Bán Gibberellic Acid 90% (GA3) nguyên chất

Tìm hiểu thêm GA3

4. Sự phát triển trái của cây có múi

– Sự phát triển trá của cây có múi theo đường cong đơn giản, gồm ba giai đoạn như các loại trái cây khác:

+ Giai đoạn phân chia tế bào: 4 – 6 tuần sau khi ra hoa

+ Sự phát triển kích thước trái

+ Giai đoạn trưởng thành: ngắn hơn 2 tháng

– Một số đặc tính của trái (như kích thước, hình dạng trái, cấu trúc và bề dày của con tép) được xác định trong 2 tháng đầu sau khi ra hoa. Cây mang nhiều trái ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ phát triển trái

5. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đặc tính của trái trên cây có múi

– Một số đặc tính của trái như kích thước, hình dạng, màu sắc, thời gian chín, TSS, TA bị ảnh hưởng rất mạnh bởi yếu tố khí hậu. Tỉ lệ sinh trưởng của trái tối hảo trong điều kiện nhiệt độ từ 20 – 25oC, nhiệt độ lớn hơn 30oC và thấp hơn 13oC ức chế sự sinh trưởng của trái. Khí hậu ẩm, lạnh trái sẽ phát triển tốt hơn khí hậu khô, nóng. Cấu trúc của con tép mịn trong điều kiện khí hậu ẩm. Trong điều kiện Á nhiệt đới màu sắc trái phát triển tốt hơn trong điều kiện nhiệt đới. Diệp lục tố bắt đầu bị phá huỷ khi nhiệt độ ban đêm thấp hơn 13oC. Trị số TSS cao nhất đạt được trong điều kiện nhiệt đới và Á nhiệt đới ẩm, nhiệt độ ban đêm cao làm giảm TSS ở vùng nhiệt đới. Hàm lượng Acid thấp và giảm nhanh khi nhiệt độ cao, hàm lượng acid cao nhất ở vùng bán sa mạc hoặc vùng sa mạc Á nhiệt đới.

Nguồn: Admin tổng hợp

Rate this post

Viết một bình luận