Kiến Ba Khoang Cắn: Dấu Hiệu Nhận Biết và Thuốc Điều Trị

Bị kiến ba khoang cắn được xếp vào nhóm viêm da tiếp xúc do côn trùng. Nếu bị kiến ba khoang đốt nhưng không biết biểu hiện ra sao, cách xử lý vết thương và điều trị như thế nào hiệu quả, an toàn, hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Kiến ba khoang cắn người nguy hiểm như thế nào?

Kiến ba khoang (Paederus fuscipes) còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như kiến khoang, kiến gạo, kiến kim, kiến lác, kiến nhốt, cằm cặp… Đây là loại côn trùng có thân hình thon dài với 2 màu chính là đỏ và đen xen kẽ nhau. Loại côn trùng này sống chủ yếu ở các vùng ô nhiễm, ẩm ướt như vườn cây, ruộng lúa, bãi rác, công trường đang được xây dựng…

Kiến ba khoang cắn

Loại động vật này thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa và tụ tập ở những nơi có ánh sáng của đèn điện, chủ yếu từ tháng 7 – 11 hằng năm. Chúng có thể bám đậu vào giường nệm, quần áo, chăn màn, khăn mặt, khăn tắm… Theo trung tâm Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương), kiến ba khoang tiết ra chất độc Pederin gây tổn thương cho da, chất độc này được đánh giá là mạnh gấp 12 – 15 lần nọc độc của rắn hổ mang.

Tuy nhiên, trên thực tế thì kiến ba khoang không có chủ động cắn người như chúng ra vẫn nghĩ. Chất dịch chỉ được tiết ra khi chúng ta cố tình giết kiến và việc tiết dịch cũng chỉ là hình thức tự vệ của loại công trùng này. Nọc độc của kiến ba khoang có thể gây ra bỏng nặng trên da, vết bỏng có hình dạng tương tự như đường đè khi chúng ta giết kiến.

Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, vết thương do kiến ba khoang cắn sẽ dần dần lan rộng hơn trên da và nhiều vị trí khác. Thậm chí khi các tổn thương trên da đã khô lại vẫn có thể để lại di chứng là các vết thâm sẹo làm giảm tính thẩm mỹ, ngoại hình của người bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng khi bị kiến ba khoang cắn

Kiến ba khoang cắn được xếp vào nhóm một trong những dạng viêm da tiếp xúc do côn trùng. Những triệu chứng khi bị kiến ba khoang thường tương tự như bệnh giời leo khiến nhiều người nhầm lẫn và tự mua thuốc để bôi. Tuy nhiên, vết thương chắc chắn không thể khỏi được, thậm chí còn khiến vùng da bị tổn thương càng diễn tiến nặng hơn, nổi mụn mủ, nhiễm trùng, bội nhiễm… Vì vậy, việc nắm rõ các triệu chứng, biểu hiện lâm sàng khi bị kiến ba khoang cắn sẽ giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán bệnh và có biện pháp điều trị đúng cách kịp thời.

Ngay sau khi bị kiến ba khoang đốt sẽ gây ra cảm giác đau nhói, châm chích, khoảng 6 – 8 tiếng sau đó thì phát ban, đau rát, ửng đỏ, khoảng 12 – 24 tiếng tiếp theo thì hiện rõ các tổn thương trên da. Sau khoảng 3 ngày những triệu chứng sẽ dần thuyên giảm, đỡ đau rát và sau 5 – 7 ngày tiếp theo vùng da bị tổn thương đã khô hoàn toàn, bong vảy hoàn toàn nhưng sẽ để lại những vết sẹo thâm khó phai.

Kiến ba khoang cắn

Cụ thể như sau:

  • Vết cắn của kiến ba khoang thường tập trung thành từng đám, dạng vệt, rát đỏ, da dày cộm.
  • Nổi mụn nước li ti hình tròn hoặc hình bầu dục kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Các tổn thương chủ yếu tại các vết thương hở như: cổ, ngực, tay, mặt, vai, gáy…
  • Nếu không được xử lý vết thương kịp thời, cứ cào gãi liên tục do ngứa ngáy và làm lây lan dịch tiết đến những vùng da khác, nhất là các vùng nếp gấp.
  • Bên cạnh những triệu chứng tại chỗ, người bị kiến ba khoang cắn thường gây ra cảm giác bỏng rát khó chịu, tổn thương lây lan trên diện rộng, hơi sốt nhẹ và nổi hạch ở những vùng da lân cận.

Xử lý vết thương do kiến ba khoang đốt và thuốc bôi điều trị

Bị kiến ba khoang cắn thực tế không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Việc không được xử lý và chăm sóc điều trị kịp thời có thể khiến cho tổn thương trên da ngày càng nặng hơn. Phần dịch tiết độc hại của kiến ba khoang nếu dính ở vùng mắt, gây bỏng mắt, sưng phù và gây ảnh hưởng đến thị giác hoặc bộ phận sinh dục gây ra các tổn thương da nghiêm trọng.

Không những vậy, biến chứng nặng nề nhất khi bị kiến ba khoang đốt là hoại tử da. Do đó, ngay khi bị kiến cắn người bệnh nên xử lý nhanh chóng các triệu chứng trên bề mặt da để tránh gây ra những tổn thương không đáng có trên làn da. Để xử lý những tổn thương trên da đạt hiệu quả, người bệnh cần thực hiện theo các bước sau:

1. Xử lý vết thương nhằm loại bỏ nọc độc kiến ba khoang

  • Khi kiến ba khoang cắn vào da, việc đầu tiên bạn cần làm chính là loại bỏ chúng ngay. Nhưng do đây là loại côn trùng có độc nên tuyệt đối không dùng tay để bắt, chà, miết để cố giết chúng. Thay vào đó, chỉ cần đeo găng tay hoặc dùng khăn giấy để bắt chúng ra khỏi da, chú ý thao tác phải thật dứt khoác, không chà xát để tránh khiến nọc độc lây lan.
  • Ngay sau đó, rửa tay ngay bằng dung dịch sát khuẩn hoặcnước rửa tay có cồn. Càng rửa kỹ sẽ càng giúp hạn chế tối đa độc tố của kiến ba khoang phát tán và lây lan.
  • Đưa vùng da bị kiến ba khoang cắn vào vòi nước sạch để rửa, kết hợp rửa bằng nước muối sinh lý để tăng hiệu quả.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi hoặc thuốc uống nào khi chưa sự cho phép của bác sĩ.
  • Nhanh chóng đến bệnh viện da liễu để được xử lý vết thương và hướng dẫn cách điều trị, chăm sóc tại nhà, phòng ngừa biến chứng.

2. Các loại thuốc bôi khi bị kiến ba khoang cắn

Những ai đã từng bị kiến ba khoang đốt đều biết tổn thương do loại côn trùng này sẽ rất nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, sau khi được xử lý sơ cứu vết cắn của kiến ba khoang, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp cho người bệnh sử dụng.

Phần lớn các loại thuốc dùng cho người bị kiến ba khoang đều là thuốc bôi có khả năng làm dịu da, sát khuẩn và cải thiện mức độ tổn thương.

Hồ nước

Đây là tên gọi chung của những sản phẩm được sản xuất dưới dạng dung dịch có chứa một số thành phần chính như bột talc, oxide kẽm, nước cất, glycerin… Đây đều là những thành phần có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, làm dịu, làm mát da và tăng khả năng che chắn làn da, bảo vệ vùng da bị tổn thương.

Nhờ những công dụng này mà hồ nước được sử dụng chủ yếu trong điều trị kiến ba khoang cắn, muỗi cắn, giời leo, bị dị ứng, nổi mẩn ngứa, tay chân bị phèn mặn ăn, zona… Đặc biệt, thuốc còn được biết đến công dụng trị mụn hiệu quả, với khả năng làm khô mụn, khiến mụn nhanh chín, đẩy mụn ẩn trồi lên. Sản phẩm được chỉ định sử dụng cho cả người lớn và trẻ em rất an toàn, hiệu quả.

Kiến ba khoang cắn bôi thuốc gì

Thuốc xanh Methylen

Dung dịch xanh Methylen 1% được xếp vào nhóm thuốc có chứa hoạt chất cấp cứu và giải độc. Đối với người bị kiến ba khoang cắn có thể sử dụng dung dịch này để tăng khả năng chống khuẩn, sát trùng, thúc đẩy quá trình làm khô da, nhanh chóng cải thiện triệu chứng.

Dung dịch Milian

Milian là một trong những loại thuốc bôi điều trị tại chỗ đối với các bệnh ngoài da do nhiễm virus như viêm da tiếp xúc, chàm da eczema, viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da mủ, ghẻ lở, các triệu chứng khi bị kiến ba khoang cắn… Thuốc có đặc tính sát khuẩn, chống nhiễm trùng, tiêu viêm, giảm sưng, giảm ngứa ngáy…

Thuốc bôi chứa corticoid

Đây là loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng bệnh ngoài da do nhiều tác nhân dị ứng, trong đó bao gồm trường hợp bị kiến ba khoang cắn. Hoạt chất corticoid có khả năng động tương tự như hormone cortisone do tuyến thượng thận đảm nhận.

Thuốc được sản xuất dưới dạng kem bôi, dễ thẩm thấu vào da và phát huy công dụng làm giảm viêm nhiễm, ức chế những tổn thương lây lan trên da cũng như phòng ngừa biến chứng. Thuốc có tác dụng mạnh nên tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Fucidin

Thuốc Fucidin là sản phẩm bôi ngoài da được sản xuất dưới dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng trường hợp. Loại thuốc này được chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh lý da liễu như viêm nang lông, viêm nang râu, viêm tuyến mồ hôi, nhiễm nấm, nhiễm trùng da liên cầu trùng, tụ cầu khuẩn, hỗ trợ cải thiện triệu chứng do bị viêm quanh, nổi mụn trứng cá hoặc bị kiến ba khoang cắn…

kiến ba khoang cắn bôi gì

Acyclovir

Thuốc Acylovir là một trong những sản phẩm kem bôi da có tác dụng kháng virus. Thuốc không chỉ có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các loại virus mà còn giúp cơ thể tăng sức khỏe chống lại tình trạng nhiễm trùng. Loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh lý như: zona thần kinh, thủy đậu, herpes bộ phận sinh dục, bị kiến ba khoang cắn gây tổn thương nặng…

Diphehydramine

Đây là hoạt chất chính trong sản phẩm kem bôi ngoài da Benadryl có khả năng làm dịu da, giảm khô ngứa, nổi mẩn đỏ, bị côn trùng cắn (kiến ba khoang), da dị ứng với các tác nhân như chất tẩy rửa, xà phòng…. hoặc dùng trong điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến, á sừng, thủy đậu, nhựa độc thực vật…

Ngoài những loại thuốc thuộc nhóm bôi như vừa kể trên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, nặng hay nhẹ, có dấu hiệu bội nhiễm, nhiễm trùng hay không mà bác sĩ sẽ kê thêm nhóm các lại thuốc uống như thuốc kháng histamine.

Lưu ý: Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải có sự cho phép của bác sĩ. Đồng thời, người sử dụng cũng cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng và tần suất sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra những rủi ro, tác dụng phụ ngoài ý muốn.

3. Chăm sóc tại nhà

Sau khi đã được bác sĩ xử lý và điều trị bệnh ổn định trở lại, bạn nên kết hợp với ác biện pháp chăm sóc vết thương và chăm sóc da tại nhà để sau để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Chỉ sử dụng thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý áp dụng các mẹo dân gian truyền miệng khi chưa được kiểm chứng hiệu quả.
  • Hạn chế tối đa việc dùng tay cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị kiến ba khoang cắn để giảm thiểu mức độ tổn thương, giúp quá trình phục hồi vết thương diễn ra nhanh hơn.
  • Trường hợp bùng phát cơn ngứa ngáy dữ dội hãy tiến hành chườm đá hoặc chườm khăn lạnh lên da. Nhiệt độ lạnh của đá sẽ giúp cắt nhanh cơn ngứa ngáy mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
  • Giữ vùng da bị tổn thương do kiến ba khoang cắn khỏi các tác nhân dị ứng từ bên ngoài như: nguồn nước bẩn, hóa chất, xà phòng chứa chất kích ứng…

làm gì khi bị kiến ba khoang cắn

Làm cách nào để phòng ngừa sự tấn công của kiến ba khoang?

Song song với việc áp dụng các biện pháp điều trị cải thiện triệu chứng trên da, bạn cũng cần chú ý thực hiện cách phòng ngừa, hạn chế tối đa sự xuất hiện của kiến ba khoang trong nhà, ở xung quanh khu vực sinh hoạt của bản thân thông qua các phương pháp sau:

  • Phun thuốc tiêu diệt côn trùng: Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để loại bỏ các ổ kiến ba khoang đang trú ngụ. Xịt thuốc diệt côn trùng cần được thực hiện định kỳ mỗi tháng một lần, chú ý tập trung vào những khu vực góc khuất như tủ, gầm trong phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, đặc biệt phun thuốc thường xuyên hơn với những gia đình có sân vườn nhiều cây cối. Lưu ý, chỉ phun thuốc diệt côn trùng khi trong nhà không có người và sau khi xịt khoảng 30 phút – 1 tiếng mới tiếp xúc sinh hoạt bình thường.
  • Thiết kế lưới ngăn côn trùng: Đây cũng là mẹo khá hiệu quả trong việc ngăn chặn sự tấn công của các loại côn trùng, trong đó có kiến ba khoang. Nên lắp đặt các tấm lưới ngăn ở những khu vực lỗ thông khí, cửa ra vào, cửa sổ…
  • Sử dụng đèn diệt côn trùng: Loại đèn này hoạt động bằng cách sử dụng ánh sáng thu hút các loại côn trùng, đặc biệt là kiến ba khoang vì chúng là loại động vật rất ưa ánh sáng đèn, khi chúng đến gần đèn sẽ bị tiêu diệt. Sản phẩm này nên sử dụng vào ban đêm.
  • Dùng các loại tinh dầu đuổi côn trùng: Sử dụng các loại tinh dầu như sả, cỏ xạ hương… có khả năng đuổi kiến, muỗi, gián rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu hoặc trồng các loại cây này xung quanh nhà tùy sở thích.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa: Tạo thói quen vệ sinh không gian sống hằng ngày, lau chùi, dọn dẹp những thứ không cần thiết, tích tụ bụi bẩn là nơi trú ngụ hoàn hảo cho các ổ kiến ba khoang, ruồi muỗi. Đặc biệt là những gia đình có sân vườn nên thường xuyên phát quang cây cối, bụi rậm, cỏ mục… để các loại côn trùng không có chỗ trú ngụ, sinh sôi phát triển.
  • Đóng cửa vào ban đêm: Nếu gia đình bạn sống ở gần nơi có rừng rậm, cánh đồng, bãi rác… hãy lưu ý đóng kỹ các cửa vào buổi tối. Vì ánh sáng đèn điện chính là thứ thu hút các loại côn trùng tấn công vào nhà, trong đó có kiến ba khoang.

Kiến ba khoang cắn

Tóm lại, bị kiến ba khoang cắn là vấn đề khá nghiêm trọng, cần được xử lý, điều trị và chăm sóc đúng cách càng sớm càng tốt. Bởi vì nọc của kiến ba khoang rất độc, nếu không điều trị hoặc điều trị quá muộn sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Bên cạnh điều trị, cần kết hợp với các thói quen vệ sinh môi trường sống để tạo không gian sạch, thoáng đãng, chống lại sự xuất hiện của các loại côn trùng.

5/5 – (1 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận