Ngài dùng dụ ngôn
này nói với đoàn lũ
người tụ họp đến từ
mọi thành phố:
“Một người gieo
giống đi gieo hạt. Khi ông gieo vãi,
có hạt rơi bên vệ đường
và bị người ta dẫm lên
hoặc chim đến ăn mất. Có hạt
rơi trên đá và khi nó mọc
lên nó bị khô héo ngay vì không
có nước. Có hạt rơi giữa
bụi gai, cũng mọc lên nhưng bị gai
lấn lướt mà chết. Và
có hạt rơi vào đất mầu
mỡ, nó mọc lên và cho hoa trái
gấp trăm”.
Khi Ngài kể xong, Ngài
còn thêm:
“Hãy nghe cho rõ, tất
cả những người có tai để
nghe”.
Các môn đệ của
Ngài hỏi về ý nghĩa của dụ
ngôn này. Chúa Giêsu trả lời:
“Các con có thể
hiểu được mầu nhiệm về
nước Thiên Chúa, còn đối
với các người khác chỉ
là các dụ ngôn, như có lời
rằng, họ có thể nhìn mà không
thấy, nghe mà không hiểu (Is 6,9)
Ðây là ý nghĩa
của dụ ngôn: hạt giống là lời
Thiên Chúa. Những hạt rơi trên
vệ đường là những
người nghe lời Chúa nhưng
rồi ma quỉ đến và lấy đi
khỏi lòng họ kẻo họ tin và được
Chúa cứu chữa. Những hạt
rơi trên đá là người
ban đầu nghe và vui mừng đón
nhận lời Chúa, nhưng không ăn
rể sâu, họ tin trong một thời gian
và rồi khi gặp thử thách, họ
bỏ ngay. Còn về phần những
hạt rơi trong bụi gai, là những
người có nghe nhưng trên đường
đi các lo toan và tiền của bóp
nghẹt và không lớn lên được.
Còn về những hạt rơi trên
đất tốt, là những người
có tâm hồn quảng đại và
tinh tế; nghe lời Chúa thì ghi giữ
lại và mang hoa trái nhờ sự
trung kiên của họ”.
(Lc 8,4-15)
Có một luật gia đứng
lên và hỏi Chúa Giêsu để
gài bẫy Ngài:
“Thưa Thầy, tôi phải
làm cái gì để được
hưởng sự sống đời
đời?”
Chúa Giêsu trả lời
ông:
“Trong luật lệ có chép
như thế nào? Ông đọc thấy
gì?”
Ông ta đáp:
“Con phải yêu mến
Chúa, là Thiên Chúa của con với
hết tâm hồn, hết sức lực
và hết tâm trí và yêu người
bên cạnh như chính mình vậy”.
Chúa Giêsu đáp:
“Ông hãy làm như
vậy và sẽ có sự sống”.
Nhưng người đó
muốn phô trương nên nói:
“Vậy ai là người
bên cạnh của tôi?”
Chúa Giêsu đáp:
“Có một người
trên đường từ Giêrusalem
đến Giêricô bị rơi vào
tay những người trộm cướp.
Họ lấy tất cả những gì
ông có, đánh đập ông
rồi bỏ đi để ông nửa
sống nửa chết. Một thầy tư
tế cũng đi trên con đường
ấy, nhìn thấy ông, đi tránh
sang phía bên kia. Một thầy thuộc dòng
họ Lêvi đi tới nơi cũng
làm như vậy. Nhưng một người
Samaritanô nhìn thấy ông và động
lòng thương. Người này đến
gần bên ông và băng bó các
vết thương, xức dầu và
đổ rượu vào các vết
thương. Sau đó người này
vác ông lên vai và đưa tới
quán trọ để săn sóc. Ngày
hôm sau, người này lấy ra hai
đồng tiền đưa cho người
chủ quán và nói: “Xin ông săn
sóc cho nạn nhân và khi trở về
tôi sẽ thanh toán số tiền còn
thiếu ông đã bỏ ra”.
Theo ý ông, ai trong những
người này tỏ ra mình là
người bên cạnh của người
rơi vào tay bọn trộm cướp?”
Người thông luật
trả lời:
“Thưa đó là
người đã tỏ lòng thương
ông ta”.
Chúa Giêsu nói:
“Hãy về và làm
như vậy”.
(Lc 10,25-37)
Chúa Giêsu nói:
“Các ngươi hãy
coi chừng tính hà tiện. Cuộc sống
con người không tùy thuộc những
gì mình có”.
Rồi Ngài lại nói
với họ một dụ ngôn:
“Ngày kia có một
người giầu có sau khi được
vụ mùa lớn liền nghĩ: “ta
phải làm gì bây giờ? Tôi
không còn đủ chỗ để
chứa hoa mầu”. Thế rồi ông
ta lại nghĩ: “Tôi sẽ phá cái
kho đó đi và xây cái lớn
hơn và chứa các lúa gạo,
của cải trong đó. Hãy ung dung, ăn
uống và vui chơi”. Nhưng Thiên Chúa
nói với ông ta: “Thật ngu dại,
đêm nay ngươi không còn sống
nữa, thì các cái ngươi tích
trữ thuộc về ai?” Ðiều này
cũng xảy đến cho người
tích trữ của cải cho mình thay
vì làm giầu có trước
mắt Thiên Chúa”.
(Lc 12,5-21)
Một trong những người
khách nói với Chúa:
“Hạnh phúc thay người
nào được dự tiệc trong
Nước Thiên Chúa”.
Chúa Giêsu đáp:
“Có một người
mở tiệc và mời một số
đông người đến dự.
Khi tới giờ ăn tiệc, ông
sai đầy tớ đi gọi những
người được mời
“Các vị có thể vào bàn,
mọi sự đã sẵn”. Nhưng tất
cả đều tìm lý lẽ để
xin kiếu. Người đầu tiên
nói: “tôi mới mua một miếng
đất và phải đi xem, xin cho tôi
kiếu lỗi”. Người thứ
hai lại nói: “Tôi mới mua năm
cặp bò và phải đi xem lại, xin
lỗi đành phải kiếu”. Một
người khác nói: “tôi mới
lập gia đình nên không thể đến
được”. Người đầy
tớ đi về và trình lại
cho ông chủ. Thế là ông chủ
nổi giận nói với đầy
tớ: “hãy mau ra ngoài đường
phố và mời tất cả những
người nghèo khó, bệnh tật,
người què quặt và đui mù
vào. Người đầy tớ
nói “Thưa ông, lệnh truyền của
ông đã được thi hành,
nhưng vẫn còn chỗ trống”. Rồi
ông chủ bảo: “Hãy đi đến
các nẻo đường và nài
kéo người ta đến, làm
sao cho nhà đầy hết. Bởi vì
ta nói với ngươi, không một
người nào đã được
mời sẽ nếm được mùi
bữa tiệc của ta”.
(Lc 14,15-24)
Những người thu
thuế và tội lỗi thường
tìm đến với Chúa Giêsu
để nghe các điều người
nói. Những người Pharisêu
và ký lục chê trách và nói:
“người này đón tiếp
những người tội lỗi và
ăn chung với chúng”.
Vì thế mà Chúa
nói với họ dụ ngôn này:
“Có người nào
trong các ông có một trăm con chiên
mà lạc mất một, sẽ không bỏ
chín mươi chín con trong đồng cỏ
và đi tìm con chiên lạc cho tới
khi tìm thấy? Rồi khi đã tìm
thấy, ông ta vui mừng vác trên
vai. Trở về nhà, ông mời
bạn bè và người láng giềng,
và nói: “Hãy vui cùng tôi,
vì tôi đã tìm thấy con chiên
bị lạc mất”. Cũng vậy, tôi
nói với các ông rằng trên
trời sẽ còn vui mừng hơn
vì một người tội lỗi thống
hối hơn là chín mươi chín
người đạo đức không
cần phải thống hối”.
(Lc 15,1-7)
“Nếu một người
đàn bà có mười đồng
bạc và mất một, bà sẽ thắp
đèn lên, lau quét nhà và
tìm cho được mới thôi
và khi đã tìm thấy bà ta
lại chẳng gọi bạn bè, hàng xóm
đến và nói với họ: “Hãy
chia vui với tôi, tôi đã tìm
thấy đồng tiền lạc mất”.
(Lc 15,8-10)
Và Chúa Giêsu nói
tiếp:
“Một người kia
có hai đứa con. Ðứa con
thứ hai thưa với cha: “Thưa cha,
xin cha chia cho con phần gia tài”. Vì thế
người cha chia tài sản cho hai người.
Ít ngày sau, cậu trẻ thu góp mọi
của cải đi miền xa. Cậu phung phí
tiền bạc sống hoang đàng. Khi cậu
đã xài hết tiền, miền ấy
lại trải qua một cơn đói khủng
khiếp và cậu sống cơ cực
vì không còn đồng tiền nào
nữa. Cậu tự đi xin việc làm
và làm trong một nông trại, chi heo
ăn. Cậu ước ao được
ăn đồ ăn heo đang ăn, nhưng
chẳng ai cho. Vì thế cậu hồi tâm
lại và nói: “Bao nhiêu tôi tớ
làm công trong nhà cha tôi có dư
thừa thức ăn, còn tôi ở
đây đang sắp chết vì đói.
Tôi sẽ bỏ nơi này và về
nhà cha tôi và thưa: “Thưa cha, con
đã lỗi phạm đến trời
và đến cha. Con không đáng
gọi là con cha nữa, hãy đối
xử với con như một người
tôi tớ”. Nghĩ rồi cậu ta
bỏ nơi đó và về nhà
cha mình.
Khi cậu ta còn ở
xa xa, cha cậu đã nhìn thấy và
động lòng thương. Cha cậu chạy
tới và hôn cậu âu yếm.
Lúc ấy, người con thưa: “Thưa
cha, con đã lỗi phạm đến trời
và đến cha, con không còn đáng
gọi là con cha nữa”. Nhưng người
cha đã ra lệnh cho các tôi tớ:
“Hãy mau, đem ra đây áo tốt
nhất và mặc cho cậu, xỏ nhẫn
vào tay cậu và đôi dép vào
chân cậu. Hãy mang một con bê béo
và giết đi để mở tiệc
mừng vì con ta chết nay đã sống
lại, lạc mất nay đã tìm thấy”.
Và tiệc mừng bắt đầu.
Cậu con trai cả vắng mặt,
ở ngoài ruộng. Trên đường
về nhà anh nghe thấy tiếng đàn
hát và nhảy múa. Anh gọi một
người tôi tớ đến
và hỏi mọi sự. Người
tôi tớ nói: “Em cậu đã
trở về, và cha cậu truyền giết
con bê chúng ta đã nuôi béo
vì em cậu đã về an toàn và
khỏe mạnh”. Cậu anh cả nổi giận
và không chịu bước vào
nhà, nên người cha phải ra để
nài nỉ cậu; cậu nói với
cha: “Con đã tận tụy phục vụ
cha và không bao giờ trái lệnh
cha. Thế mà cha chưa bao giờ cho con
dù chỉ con bê non để vui vẻ với
các bạn hữu. Còn bây giờ,
đứa con kia của cha đã tiêu
tán gia tài của cha, trở về
và cha giết một con bê đã nuôi
béo”. Nhưng người cha nói:
“Này con, con ở với cha luôn
và mọi cái của cha là của con.
Nhưng chúng ta phải mừng vui vì
em con đã chết nay sống lại, đã
lạc mất nay tìm thấy”.
(Lc 15,11-32)
“Nước Trời
giống như chủ ruộng kia đi thuê
người làm công cho vườn
nho mình. Sau khi đã thỏa thuận với
các người làm tiền lương
một đồng một ngày, ông đưa
họ đến vườn nho. Sau đó,
ông lại ra khu chợ và nhìn thấy
nhiều người khác đứng
không. Ông liền bảo họ: “Các
anh hãy đến vườn nho của
tôi và tôi sẽ trả tiền công
đích đáng”. Và họ cũng
đã đến vườn nho làm
việc. Ðến trưa và chiều, ông
chủ cũng ra đi và thuê thợ
như vậy. Gần chiều, ông lại đi
ra và gặp thấy còn nhiều người
nữa đứng đó. Ông
hỏi họ: “Tại sao các anh đứng
nhàn rỗi suốt ngày vậy?” Họ
trả lời: “Vì không có ai
thuê chúng tôi”. Ông nói với
họ: “Các ông hãy đến vườn
nho của tôi”.
Ðến chiều tối,
ông chủ vườn nho bảo người
cai thợ: “Anh hãy gọi những
người làm công lại và trả
lương cho họ, bắt đầu từ
những người đến sau cùng
rồi sau mới là người tới
trước nhất. Thế là người
được thuê lúc sau trưa mỗi
người nhận được một
đồng, và những người
đến trước nhất trông chờ
được nhiều hơn, nhưng họ
cũng chỉ nhận được có
một đồng mà thôi. Họ nhận
nhưng cằn nhằn với ông chủ
và nói: “Những người
khác họ chỉ làm có một giờ
mà ông đãi ngộ họ như chúng
tôi mặc dầu chúng tôi đã
làm công việc nặng nhọc dưới
sức nắng gắt!” Nhưng ông
chủ trả lời cho một người
trong họ: “Này bạn, tôi không có
bất công với bạn, nào chúng
ta đã chẳng thỏa thuận một đồng
sao? Hãy cầm lấy tiền công và
đi về. Tôi có thể trả cho người
tới trể nhất như đã trả
cho anh. Tôi không được tự
do dùng tiền của theo ý tôi muốn
hay sao? tại sao bạn lại ghen tức vì
tôi rộng rãi?” Như vậy, người
sau rốt sẽ trở thành trước
hết và người trước
hết sẽ trở thành rốt bét”.
(Mt 20,1-16)
Sứ điệp
của Chúa Giêsu về tình yêu
thương bao la của Thiên Chúa có
thể gây hiểu lầm cho rằng con người
không cần phải cố gắng gì.
Dụ ngôn những nén bạc làm
sáng tỏ rằng những ân huệ
của Thiên Chúa có những đòi
hỏi tương ứng. Người
nào nhận được nhiều, những
người được cảm nghiệm
tình yêu thương của Thiên Chúa,
phải chia sẻ tình yêu thương này
và phải nỗ lực làm việc
cho Nước Thiên Chúa.
Tất cả
chúng ta đều phải trả lời
về những ân huệ và tài
năng do Thiên Chúa ban. Trong ngày phán
xét, Chúa Giêsu sẽ không hỏi
về những lời nói hay chương
trình, Ngài sẽ hỏi về những
hành động cụ thể. Ngài sẽ
phán xét chúng ta dựa trên cách
cư xử của chúng ta đối với
người khác, đặc biệt và
với những người túng
thiếu.
Chúa Giêsu
không cho là một tình yêu Thiên
Chúa đích thực nếu không
có tình yêu cho nhân loại. Trong dụ
ngôn về sự phán xét Thiên
Chúa đồng hóa chính mình với
những người túng thiếu.