Những điều thú vị về ổn cắm và phích cắm trên thế giới

Ô cắm và phích điện ở các quốc gia trên thế giới sẽ có sự khác nhau rõ rệt, thế nhưng ít người để ý đến điều này nên sẽ gặp phải sự bất tiện khi đi du lịch nước ngoài

 

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ Ổ VÀ PHÍCH CẮM ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI

 

 

 

   Bạn đã bao giờ đi sang các nước khác ngoài đất nước của mình chưa, nếu rồi thì có lẽ bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi qua đó rồi bạn đau đầu vì vấn đề “ tại sao ổ cắm nước ngoài lại được thiết kế gây khó dễ cho người Việt như vậy, tôi không thể cắm hay sử dụng thiết bị điện tử nào cả với nhưng ổ cắm như thế này cả ”. Còn nếu bạn chưa từng bước chân qua nước ngoài bao giờ thì có lẽ bạn chưa được nghe về những sự thật về ổ/phích cắm điện ở nước bạn nước bè rồi. Hiện nay, trên thế giới có tổng cộng 15 kiểu phích cắm với các kiểu ổ cắm tương ứng. Mỗi kiểu phích/ổ cắm có hình dáng, cấu trúc khác nhau và được đặt tên theo các ký tự alphabet: A, B, C,…, O. Cách gọi tên này do Cơ quan quản lý thương mại quốc tế Hoa Kỳ ban hành và được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới như một chuẩn để gọi tên các loại phích/ổ cắm điện. Bài viết sau đây sẽ xoáy sâu vào chủ đề này, phổ cập cho các bạn một kiến thức và ai sang nước ngoài cũng cần lưu ý. Trả lời câu hỏi có bao nhiêu loại ổ/phích cắm điện? Chúng phân biệt với nhau như thế nào? Đặc điểm ra sao?

                     

Hình dạng các kiểu phích và ổ cắm

 

1. Kiểu A:

 

                                                            

    Phích/ổ cắm điện kiểu A còn được gọi là phích cắm NEMA 1-15 (tiêu chuẩn phân loại kết nối điện) được sử dụng chủ yếu tại khu vực phía Bắc và Trung Mỹ, Nhật Bản,… Là kiểu phích cắm 2 chấu không nối đất, 2 chấu đều là một thanh kim loại thẳng, 2 lá kim loại mỏng có chiều dài từ 15,9 đến 18,3mm, dày 1,5mm và khoảng cách giữa 2 lá kim loại (chấu, lưỡi cắm) là 12,7mm, chấu nối với dây trung tính (dây nguội) sẽ có chiều ngang là 7,9mm và chấu nối với dây nóng sẽ có chiều ngang là 6,3mm. Vì đặc trưng trong sự thiết kế kích thước nên phích cắm này chỉ có duy nhất một cách cắm vào ổ điện. Cụ thể, chúng ta có thể thấy ổ cắm loại A có thiết kế một khe cắm dài hơn khe cắm còn lại. Ngoài ra phích cắm loại A có cường độ dòng điện định mức 15A.

                                     

    Một thắc mắc ngoài lề khác là tại sao trên mỗi chấu của phích cắm loại A đều có một lỗ hình tròn. Nếu các bạn tháo ổ cắm điện kiểu A ra và nhìn vào bên trong, nơi mà chấu của phích cắm trượt vào, các bạn sẽ thấy có một phần nhô lên cao. Phần lồi này sẽ vừa vặn với lỗ tròn trên đầu chấu để phích cắm có thể được giữ trong ổ cắm chặt hơn, ngoài ra phần lồi lên cho phép 2 chấu điện tiếp xúc với thanh kim loại bên trong tốt hơn, đồng thời trong sản xuất công nghiệp nếu ta chừa ra một lỗ cho mỗi chấu phích cắm thì sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá nguyên liệu.

   Lưu ý: Nếu phích cắm được cắm một nửa chiều dài chấu vào ổ điện thì đổng nghĩa với việc đã có điện, dù khoảng cách này khá nhỏ so với tay người nhưng trường hợp bị giật điện vẫn có thể xảy ra, tốt nhất nên cẩn thận khi sử dụng.

 

 

2.Kiểu B:

    Tương tự kiểu A, kiểu B cũng được sử dụnh chủ yếu ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nhật Bản,…. Là kiểu phích cắm thiết kế theo tiêu chuẩn NEMA 5-15. Nó có 2 chấu bằng kim loại phẳng dày 1,5mm, cách nhau 12,7mm, chiều dài từ 15,9 đến 18,3mm và chiều rộng 6,3mm. Chấu thứ 3 là một thanh kim loại hình trụ có đường kính 4,8mm. Chấu thứ 3 này dài hơn 2 chấu phẳng 3,2mm để đảm bảo thiết bị được nối đất trước khi 2 chấu còn lại nối với nguồn điện. Khoảng cách giữa chấu nối đất và 2 chấu còn lại là 11,9mm. Phích cắm kiểu B có dòng định mức là 15A.

    Ở một số nơi chưa có điều kiện trang bị hệ thống nối đất người ta thường bẻ chân nối đất của phích rồi sử dụng như phích cắm kiểu A. Tuy nhiên điều này sẽ không đảm bảo sự an toàn về điện

 

 

3 Kiểu C:

 

                                                       

   Đây là kiểu phích cắm không có chân nối đất, được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Từ chân của chấu điện được phủ một lớp cách điện có chiều dài 10mm. Phích cắm kiểu C thường được sử dụng cho các thiết bị với định mức dưới từ 2,5A trở xuống.

 

   Phích cắm này không được đánh giá cao về độ an toàn, khả năng xảy ra mất an toàn về điện của phích cắm này cao hơn so với các loại phích cắm khác vì thiết kế chân nối đất không được hỗ trợ. Thế nhưng phích cắm kiểu C vẫn có thể sử dụng cho phích cắm kiểu E, F, J, K và N.

 

4 Kiểu D:

                 

   Đây là loại phích cắm vô cùng phổ biến tại Ấn Độ và Nepal. Ba chấu điện là hình trụ tròn được sắp xếp thành hình tam giác. Chân nối đất sẽ có đường kính to hơn 2 chân còn lại. Mặc dù được thiết kế 3 chấu nhưng không có nghĩa là nó an toàn đâu nhé, ngược lại nó còn được gán cho mệnh danh là một trong những phích cắm nguy hiểm nhất thế giới. Hãy tưởng tượng rằng bạn sơ ý chỉ cắm hết một nửa chiều dài chấu vào ổ điện, khả năng một nửa chấu còn lại vô tình chạm phải tay bạn là hoàn toàn có thể xảy ra vì chấu của phích cắm khá dài, sẽ nguy hiểm biết chừng nào vì thậm chí một nửa chiều dài chấu là đủ để ngón tay trẻ em lọt vào.

 

 

5. Kiểu E:

   Loại này sử dụng ở Pháp, Bỉ, Ba Lan, Cộng hòa Szech, Slovakia, Tunisia và Ma Rốc. Các bạn có nhận ra điều đặc biệt không? Chúng ta dễ dàng để ý thấy chân nối đất được thiết kế nhô lên gắn liền với ổ cắm thay vì gắn với phích cắm như kiểu B.           Còn về phích cắm kiểu E thì đương nhiên nó sẽ được thiết kế thêm một lỗ để khi cắm phích vào ổ thì chân nối đất của ổ sẽ cố định chặt với lỗ cắm này. Đặc biệt hơn, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ thấy một mảnh kim loại nhỏ ở dưới phích cắm kiểu E, miếng kim loại này cũng có tác dụng làm chân nối đất nhưng sự có mặt của nó sẽ giúp chúng ta có thể cắm phích kiểu E vào ổ điện kiểu F. Phích cắm E sẽ có dòng định mức 16A.

 

6.Kiểu F:

           

   Phích cắm kiểu F được sử dụng phổ biến tại nhiều nước, đại diện như Đức, Áo, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và khu vực Đông Âu. Phích cắm kiểu F có cấu trúc tương tự như kiểu C và kiểu E với 2 chấu hình trụ tròn và 2 lá kim loại tiếp đất ở bên trên và bên dưới. Phích cắm kiểu F có định mức là 16A.

 

7.Kiểu G:

     

    Phích cắm kiểu G được sử dụng chủ yếu tại Anh, Ireland, Cộng hòa Séc, Malta, Malaysia, Singapore và Hong Kong. Tại chân mỗi chấu được phủ một lớp cách điện dài 9mm dọc thân chấu, đảm bảo an toàn trong trường hợp phích bị cắm nửa trong nửa ngoài vào ổ cắm.

 

    Với thiết kế các chân như trên nên phích cắm kiểu G không thể cắm vào ổ cắm kiểu C và ngược lại. Thông thường, người ta thường sử dụng thêm một đầu nối để chuyển phích kiểu G thành kiểu C , cách làm này tất nhiên không thể đảm bảo tính an toàn do không có nối đất. Tại Anh, các ổ cắm điện tại nhà thường được lắp đặt theo kiểu mạch vòng và được bảo vệ bởi CB 32A. Đây là hệ thống điện rất ít khi sử dụng tại những nước khác, đòi hỏi phải có cầu chì trong phích cắm. Do đó, một số thiết bị nhỏ, như sạc điện thoại, laptop thường có thêm cầu chì 3A bên trong phích cắm. Các thiết bị lớn hơn như máy pha cà phê, trong phích cắm thường có cầu chì 13A.

 

8 Kiểu H:

    Kiểu H được sử dụng độc quyền tại Israel và Palestine, là kiểu phích cắm nối đất 16A, gồm 3 chấu trị tròn sắp xếp thành một hình tam giác có đỉnh hướng xuống. Do chân phích cắm kiểu H không được phủ lớp cách điện nên nó được xếp vào danh sách những loại phích cắm kém an toàn. Chú ý rằng ổ cắm kiểu H không tương thích với phích cắm kiểu E hoặc F do đường kính của lỗ cắm nhỏ hơn phích kiểu E/F 0,3mm.

 

 

9. Kiểu I:

     

     Phích cắm kiểu I được sử dụng chủ yếu tại Úc, New Zealand, Papua New Guinea, Trung Quốc và Argentina. Đây là kiểu phích cắm 3 chấu với  2 chấu ở phía trên được bố trí nghiên 1 góc 30 độ so với phương thẳng đứng tạo thành hình chữ V ngược. Dòng định mức phích cắm là 10A.

 

10. Kiểu J:

                              

   Kiểu J là kiểu chỉ được sử dụng tại  Thụy Sĩ và Liechtenstein.  Phích cắm điện kiểu J trông rất giống như kiểu N của Brazil nhưng không thể nào tương thích với ổ cắm kiểu N do khác nhau vị trí của chấu nối đất. Phích cắm kiểu C hoàn toàn có thể sử dụng cho ổ cắm kiểu J.

 

11. Kiểu K:

             

    Kiểu K được sử dụng phổ biến ở Đan Mạch và Greenland. Phích cắm kiểu K thiết kế 3 chấu với chấu nối đất có tiết diện chữ U. Phích cắm kiểu K có dòng định mức 16A.

 

12. Kiểu L:

   Kiểu L rất ít nơi sử dụng, chỉ có Ý, Chile và một vài nơi ở Bắc Phi sử dụng kiểu này. Ổ cắm điện kiểu L bao gồm hai biến thể khác nhau với định mức lần lượt là 10A và 16A. Cả hai biến thể này đều có phích cắm 3 chấu tròn đặt thẳng hàng. Vì sự khác biệt về đường kính và khoảng cách giữa các chấu này nên các bạn lưu ý phân biệt rõ 2 biến thể này

 

13. Kiểu M:

 

   Nam Phi, Swaziland và Lesotho là những nơi sử dụng loại ổ/phích cắm điện này. Kiểu M cũng được sử dụng ở Israel cho các thiết bị công nghiệp nặng như máy điều hòa công nghiệp và một số loại máy giặt. Ở Anh, kiểu M vẫn còn khá phổ biến. Chúng được dùng cho các thiết bị sân khấu, mặc dù xu hướng đang chuyển sang các kiểu phích cắm công nghiệp CEE màu xanh và đỏ theo tiêu chuẩn quốc tế.

 

14. Kiểu N:

 

   Kiểu N là kiểu chỉ sử dụng nhiều tại Brazil.  Ổ cắm điện kiểu N được thiết kế đặc biệt để có thể tương thích với các phích cắm kiểu C. Kiểu N trông rất giống với kiểu J tiêu chuẩn của Thụy Sĩ, nhưng hai kiểu này không tương thích với nhau do khoảng cách giữa chấu nối đất với chấu tiếp điện ngắn hơn. Có 2 biến thể của kiểu N: kiểu dòng định mức 10A và kiểu dòng định mức 20A.

 

15. Kiểu O:

                     

    Nếu bạn qua Thái Lan du lịch sẽ rất dế bắt gặp ổ cắm kiểu này vì nó hầu như chỉ sử dụng tại Thái Lan với cường độ định mức là 16A. Hai chấu phích cắm (không phải chấu nối đất) được bọc lớp cách điện. Mặc dù phích cắm kiểu O khá giống với phích cắm kiểu H của Israel hoặc kiểu K của Đan Mạch, nhưng chúng không thể sử dụng được với ổ cắm kiểu O.

 

Rate this post

Viết một bình luận