Thành phần dinh dưỡng của quả sung
Sung là một loại trái cây có hàm lượng calo thấp nhưng rất giàu khoáng chất như sắt, canxi, kali, phốt pho, magiê và đồng. Chúng cũng chứa vitamin A, D, E, K và B phức hợp, đường tự nhiên, chất xơ hòa tan, axit hữu cơ và chất béo.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một quả sung cỡ trung bình (khoảng 50g) chứa:
– Lượng calo: 37 calo
– Carbohydrate: 10g
– Đường: 8g
– Chất xơ: 1,5g
– Chất béo: 0,15g
– Canxi: 18mg
– Magie: 8mg
– Phốt pho: 7mg
– Kali: 116mg
– Folate: 3mcg
– Vitamin A: 4mcg
– Vitamin K: 3mcg
Bà bầu ăn quả sung có tốt không?
Theo bạn thì bà bầu ăn quả sung có tốt không? Nhiều người thắc mắc rằng bà bầu ăn sung có được không hoặc mẹ bầu ăn sung có tốt không. Theo các nhà nghiên cứu, ăn sung khi mang thai rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu cần ăn với lượng vừa phải, vì tiêu thụ quá nhiều loại quả này có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai ăn sung như một loại trái cây chứ không phải như một loại thuốc. Cụ thể, đối với sung của các nước khác như sung Mỹ, mẹ bầu có thể ăn 1-3 quả sung mỗi ngày vào các thời điểm khác nhau, dưới dạng một bữa ăn nhẹ; tuyệt đối không nên ăn quá 3 quả mỗi ngày. Còn đối với quả sung Việt Nam, mẹ bầu có thể ăn tối đa 5 quả mỗi ngày.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng với quả sung khô, mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều. Bởi vì trong quá trình sấy khô, lượng đường đã bị cô đặc lại. Vậy nên quả sung khô chứa rất nhiều đường và giàu calo. Tiêu thụ nhiều sung sấy khô trong thai kỳ cũng không tốt cho mẹ và bé.
Lợi ích của việc quả sung khi mang thai
Bà bầu ăn quả sung xanh có tốt không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi được tiêu thụ với số lượng hợp lý, quả sung có thể mang lại những lợi ích sức khỏe sau đây cho mẹ và bé: