Đậu Hũ Và Tào Phớ Có Phải Là Một? Bí Quyết Độc Quyền Để Làm Thành Công Hai Món Ăn Này Từ Lần Đầu Tiên
Đậu hũ và tào phớ là hai món ăn từ lâu đã có mặt trong bữa cơm gia đình của người Việt Nam với tầng suất đều đặn. Người người nhà nhà không ai là không yêu thích đậu hũ và tào phớ. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu về nguồn gốc cũng như cách làm và những tiêu chí tiên quyết để có mẻ đậu thật ngon ngay từ lần đầu nhé.
Đậu hũ và tào phớ là hai món ăn từ lâu đã có mặt trong bữa cơm gia đình của người Việt Nam với tần suất đều đặn. Người người nhà nhà không ai là không yêu thích** đậu hũ và tào phớ**. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu về nguồn gốc cũng như cách làm và những tiêu chí tiên quyết để có mẻ đậu thật ngon **ngay từ lần đầu nhé. **
Lịch sử về đậu hũ và tào phớ
Dựa vào một sự tích của Trung Quốc, đậu hũ được tạo ra khi một đầu bếp quyết định thử nghiệm nêm nếm vào vào món đậu nành hấp. Đậu hũ là kết quả từ sự kết hợp cùng muối biển nigari. Muối biển nigari ngày nay vẫn được áp dụng trong quá trình làm đậu hũ.
Ngoài ra cũng có nhiều sự tích khác về món đậu hũ này. Điển hình là câu chuyện về một cặp vợ chồng nọ, vì đã già nên không còn khả năng nhai. Con của họ xay nhuyễn đậu nành đã nấu để làm thành món súp. Lúc nếm thử, họ nhổ ra ngay vì có quá nhiều bã đậu nành.
Khi đã được lọc để loại bỏ phần bã, món ăn này vẫn không được ưa chuộng vì không có hương vị gì. Người con vì đó đã thêm một ít muối vào món súp và hâm lại. Lúc món súp này nguội liền đông lại và trở thành một dạng thạch. Vì tò mò nên người con đã nếm thử và phát hiện ra món ăn này thơm ngon kì lạ. Từ đó món ăn được đưa đến với nhiều người hơn.
Tào phớ được xem như một biến tấu khác của đậu hũ. Một số nơi thường nhầm lẫn tên gọi của hai món ăn này. Đậu hũ và tào phớ tuy hay bị nhầm lẫn nhưng gần như khác nhau về nhiều mặt. Từ tên gọi, cấu trúc, cách làm, chế biến cũng như hương vị.
Hai món ăn này đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đã trở thành những món ăn quen thuộc với tất cả mọi người. Đậu hũ hay được gọi với nhiều tên gọi như là tàu hũ, tào hũ, đậu,… Tào phớ cũng không thua kém với các cái tên** tàu hũ đá, tàu hũ nước đường, đậu hoa,… **
Sự khác nhau giữa đậu hũ và tào phớ
Nếu như các loại tàu hũ đều có kết cấu chung khá đặc, chắc và cứng. Thì tào phớ lại có cấu trúc lỏng, nhẹ và mềm mịn hơn khá nhiều. Nếu so sánh thì đậu hũ non có kết cấu tương đồng với tào phớ nhất.
Đậu hũ với cách chế biến đa dạng đã đồng hành cùng bữa cơm gia đình người Việt Nam bao lâu nay. Từ chiên, xào đến kho hay hấp đều dùng được. Ngoài làm món chính, đậu hũ còn được dùng kèm cùng nhiều món ăn phổ biến như bún đậu mắm tôm hay làm nguyên liệu phụ của các món ăn chính như lẩu, các món canh, thịt kho,..
Tào phớ cũng không kém cạnh khi có muôn vàn các kiểu biến tấu như tào phớ hạt lựu, tào phớ bạc hà, tào phớ hạnh nhân, khoai môn hay thậm chí là ăn kèm kem tươi.
Cách làm đậu hũ sốt trứng muối
Cách làm tào phớ
Ở Việt Nam, tào phớ là một món ăn khá phổ biến. Tào phớ khi đến với Sài Gòn hay được gọi với cái tên “tàu hũ” hay “tàu hũ nước đường”. So với tào phớ miền Bắc và đậu hũ miền Trung thì tào phớ Sài Gòn có kết cấu đặc hơn, ăn kèm nước cốt dừa, nước đường nóng thêm chút gừng và vài hạt bột lọc nhỏ. Tàu phớ thường được bán ở những gánh hàng rong hoặc xe đẩy với tiếng rao “Tàu hũ ơ…”
Ngoài ra, ở miền Nam còn có biến tấu ăn kèm đá, nước dừa và các loại topping khác, gọi là tàu hũ đá. Món ăn này được đại đa số các bạn học sinh, sinh viên ưa thích, là món ăn vặt dân dã phổ biến nhất nhì Sài Gòn những năm 1990-2000.
Một số lợi ích của hai loại thực phẩm này
Đậu hũ được làm ra** từ đậu nành**, giàu dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người như: canxi, sắt, magie,… đặc biệt, đây là loại thực phẩm ít calo, không cholesterol. Ngoài ra đậu hũ, tào phớ còn cung cấp đầy đủ vitamin và tất cả các loại axit amin thiết yếu cần cho sự sống mỗi người.
Bên cạnh đó, đậu hũ và tào phớ còn đem lại nhiều lợi ích cho người mắc các bệnh tim mạch, phòng chống và ngăn chặn quá trình phát triển của các tế bào ung thư, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị béo phì, tiểu đường loại 2, các bệnh liên quan đến phổi và thận, thoái hóa thần kinh,…
Ngoài ra, ở phương Đông, người ta tin rằng các sản phẩm làm từ đậu nành có khả năng tăng cường năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra còn giúp thanh nhiệt và thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Một số bài thuốc cổ truyền còn cho rằng đậu hũ có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo sữa mẹ, đồng thời cải thiện sức khỏe của làn da.
Những tiêu chí tạo nên mẻ đậu hũ thành công, mềm ngọt thơm ngon ngay từ lần đầu tiên
1. Nhất định phải tìm được túi lọc
Khâu lọc bã đậu cực kì quan trọng. Ở khâu này, bạn cần chuẩn bị túi vải hoặc khăn vải mùng để lọc sạch bã đậu ra khỏi hỗn hợp “sữa”. Nếu còn bã, đậu sẽ bị cháy khi nấu. Ngoài ra, khi có thành phẩm, bã đậu để lại một cấu trúc không đều cho đậu, làm khi ăn thấy lộm cộm, không còn vị ngon đúng chuẩn. Túi hoặc khăn dùng để lọc cần thoát nước nhanh vì để lâu có thể làm đậu vón cục và dính lại trên khăn, không lọc được.
2. Cho dấm vào từ từ, không vội cho hết vào ngay một lần
Mỗi loại dấm có độ chua khác nhau, khi làm cần để ý đến độ tách sữa của hỗn hợp. Độ đặc, mềm mịn của đậu phụ thuộc khá nhiều vào khâu này. Vì vậy hãy chia dấm ra và cho vào từng chút một để có được mẻ đậu như ý.
3. Hãy chú ý màu của hỗn hợp sữa
Khi cho quá nhiều giấm, phần nước trong hỗn hợp sẽ có màu vàng nhạt. Lúc này đậu của bạn sẽ trở nên cứng (gọi là đậu bị già). Ngoài ra đậu còn bị vón cục làm hỏng món ăn.
4. Ép nước ra khỏi đậu, tuy nhiên lưu ý không ép quá kỹ
Đậu khi mới được lấy ra khỏi nồi hay bị ứ nước bên trong. Lót khăn giấy bên dưới, dùng một vật nặng để đè lên khoảng từ 15-20 phút. Không đè quá lâu, đậu sẽ mất nước.
5. Bảo quản đậu “dưới nước”
Sau khi nấu, cho đậu vào một chiếc hộp nhỏ** cùng nước lạnh**, bảo quản trong ngăn mát. Nếu sử dụng ngay sau khi làm thì có thể bỏ qua.
Tham khảo cách làm đậu hũ tại nhà thơm ngon đúng điệu
Các tiêu chí quan trọng để thành công ngay khi thử làm tào phớ
1. Dùng túi lọc để lọc sạch phần bã đậu.
Tương tự như đậu hũ, khi làm tào phớ, cần dùng túi lọc để** loại bỏ hoàn toàn bã đậu**. Khi bã đậu sót lại, dễ làm tào phớ bị lợn cợn, không mướt và mịn.
2. Cẩn thận khi chuẩn bị đường nho
Không dùng nước nóng pha đường nho hoặc pha đường nho trước khi nấu xong nước đậu vì đường nho vào nước sẽ chua, càng nóng càng nhanh chua, tào phớ sẽ không đông được.
3. Ở khâu hòa hỗn hợp “sữa” cùng đường nho, làm thật dứt khoát
Đổ thật nhanh, dứt khoát toàn bộ nước đậu vào dung dịch nước đường nho đã pha (giúp đường nho hòa tan đều vào nước đậu tào phớ sẽ mịn đẹp).
Tiếp tục hớt bọt nổi trên bề mặt. đóng nắp nồi cơm điện và chỉ mở hé vung giúp thoát ít khí ra bên ngoài. Để yên hỗn hợp trong vòng 30 phút, ta sẽ có một nồi đậu hũ non cực mịn và thơm.
Tham khảo chi tiết cách làm tào phớ mịn mượt thơm ngon
Chúc các bạn thành công, cùng tham khảo thêm một số cách chế biến nhé !
*
Cách làm đậu hũ hải sản nướng giấy bạc thơm ngon độc đáo*
*
Chao ôi, mấy ngày mưa lạnh như này có thêm dĩa đậu hũ tứ xuyên cay xè thì còn gì bằng*
*
Công thức tào phớ đường nho thơm ngọt ngon miệng ấm lòng ngày lạnh*
Chúc các bạn thành công
Xem thêm: