Danh sách chuyên đề tiểu luận pháp luật đại cương | Luận Văn 123

Như chúng ta đã biết, Pháp luật đại cương là một môn học đại cương bắt buộc đối với sinh viên hệ cao đẳng, đại học thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam. Để hoàn thành môn học này, sinh viên cần thực hiện bài tiểu luận theo hình thức cá nhân hoặc làm nhóm. Trong bài viết này, Luận Văn 123 sẽ chia sẻ đến bạn danh sách chuyên đề tiểu luận môn pháp luật đại cương để giúp bạn hoàn thành tốt môn học này!

Những điều bạn cần biết về môn học Pháp luật đại cương

Pháp luật đại cương là một môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về Nhà nước và pháp luật dựa cơ sở nghiên cứu các khái niệm, các phạm trù cơ bản nhất dưới hai góc độ khoa học và pháp lý về Nhà nước và pháp luật.

Pháp luật đại cương bao gồm các nội dung chính sau:

  • Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật: Nguồn gốc, bản chất, chức năng…

  • Khái niệm quy phạm pháp luật, văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật

  • Khái niệm vi phạm pháp luật, loại vi phạm pháp luật và các trách nhiệm pháp lý

  • Những vấn đề lý luận chung và những chế định cơ bản của chuyên ngành luật: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Hình sự.

tieu_luan_phap_luat_dai_cuong_luanvan123
Viết tiểu luận môn Pháp luật đại cương

Tổng hợp đề tài tiểu luận pháp luật đại cương

Trên cơ sở các nội dung chính được đề cập trong môn học Pháp luật đại cương, sinh viên sẽ phải hoàn thành bài tiểu luận dựa vào một trong số các nội dung này. Nếu như giáo viên không chỉ định đề tài, bạn có thể tùy ý lựa chọn bất kỳ chủ đề nào mà bạn cảm thấy nắm vững nhất, thích thú nhất trong môn học để làm tiểu luận. Dưới đây là một số đề tài tiểu luận pháp luật đại cương tham khảo: 

  1. Quy phạm pháp luật là gì? Cấu trúc của quy phạm pháp luật

  2. Nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật

  3. Trình bày mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục, tập quán

  4. Xác định mối quan hệ của mặt khách quan và chủ quan trong vi phạm pháp luật

  5. Trình bày mối quan hệ giữa chế tài và quy định trong quy phạm pháp luật

  6. Khái niệm, đặc điểm của hình thức pháp luật

  7. Phân loại hình thức pháp luật

  8. Quan hệ pháp luật là gì? Các thành phần của quan hệ pháp luật

  9. Hệ thống hóa pháp luật

  10. Nguồn gốc, bản chất và vai trò của Nhà nước

  11. Trình bày và so sánh các loại pháp lý. Đánh giá mức độ chế tài của trách nhiệm pháp lý

  12. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản chất và chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  13. Hệ thống chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khái niệm, đặc điểm của hệ thống chính trị Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  14. Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay

  15. Giám sát, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật

  16. Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật

  17. Trách nhiệm pháp lý. Khái niệm, đặc điểm và các loại trách nhiệm pháp lý

  18. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì? Những yêu cầu cơ bản và vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

  19. Tội phạm là gì? Các yếu tố cấu thành tội phạm

  20. Các giai đoạn phạm tội

  21. Hình phạt là gì? Hệ thống các loại hình phạt được quy định tại Bộ luật hình sự của nước ta hiện nay

  22. So sánh những khác nhau cơ bản giữa áp dụng pháp luật và thực hiện pháp luật

  23. Vai trò của xử phạt hành chính. Thực tiễn về xử phạt hành chính ngăn ngừa hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay.

  24. Vấn đề sở hữu trong luật dân sự. Thực tiễn trong vấn đề đăng ký xe ô tô, mô tô, xe máy đúng chủ sở hữu.

  25. Giải quyết vấn đề pháp lý và thực tiễn trong kết hôn đồng giới

  26. Luật tố tụng hình sự. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự

  27. Luật tố tụng hình sự. Các giai đoạn tố tụng hình sự

  28. Quan hệ pháp luật dân sự là gì? Cơ cấu của quan hệ pháp luật dân sự

  29. Quyền sở hữu là gì? Các nội dung của quyền sở hữu và các hình thức sở hữu được quy định tại Bộ luật hình sự

  30. Thừa kế là gì? Những nội dung chính của thừa kế theo di chúc được quy định tại Bộ luật dân sự

  31. Hợp đồng dân sự là gì? Chủ đề, hình thức và nội dung ký kết của hợp đồng dân sự

  32. Luật tố tụng dân sự. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự và trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự

  33. Doanh nghiệp và kinh doanh là gì? Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

  34. Luật hôn nhân và gia đình. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình

  35. Luật hành chính Việt Nam. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam

  36. Các loại cơ quan hành chính Nhà nước

  37. Xác định vai trò của Hiến pháp đối với các ngành luật trong Hệ thống pháp luật Việt Nam

  38. Mối quan hệ của chế định pháp luật và ngành luật trong Hệ thống pháp luật

  39. Ý thức pháp luật. Vai trò của ý thức pháp luật

  40.  Điều ước quốc tế. Ký kết điều ước quốc tế

Hiện tại, Luận Văn 123 đang cung cấp dịch vụ viết thuê tiểu luận, luận văn. Bạn đang gặp khó khăn với bài tiểu luận pháp luật đại cương của mình, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành bài luận thật ưng ý! 

Chi tiết dịch vụ viết thuê tiểu luận: https://luanvan123.net/dich-vu-viet-thue-tieu-luan-bid39.html

Mẫu đề cương chi tiết tiểu luận pháp luật đại cương

Ngoài đề tài tiểu luận pháp luật đại cương thì đề cương chi tiết của bài tiểu luận cũng quan trọng không kém. Và để bạn có cái nhìn chi tiết hơn về về đề cương tiểu luận pháp luật đại cương, chúng tôi giới thiệu đến bạn đề cương của một đề tài cụ thể. Bạn hãy vận dụng để hoàn thành bài tiểu luận của mình được tốt hơn nhé.

Đề tài: Các giai đoạn phạm tội

Lời mở đầu

Chương 1: Phần mở đầu

1.1. Đặt vấn đề

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về tội phạm và các giai đoạn phạm tội

2.1. Tội phạm

2.1.1. Khái niệm tội phạm

2.1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm

2.2. Các giai đoạn phạm tội

2.2.1. Khái niệm các giai đoạn phạm tội

2.2.2. Chuẩn bị phạm tội

2.2.2.1. Khái niệm chuẩn bị phạm tội

2.2.2.2. Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội

2.2.3. Phạm tội chưa đạt

2.2.3.1. Khái niệm phạm tội chưa đạt

2.2.3.2. Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt

2.2.4. Phạm tội hoàn thành

2.2.4.1. Khái niệm phạm tội hoàn thành

2.2.4.2. Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn phạm tội hoàn thành

2.2.5. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

2.2.5.1. Khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

2.2.5.2. Điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

2.2.5.3. Trách nhiệm hình sự đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Chương 3: Vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế

3.1. Tình huống 1

3.2. Tình huống 2

3.3. Tình huống 3

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Danh mục từ viết tắt

Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên đã giúp bạn tự tin hơn trong quá trình làm bài tiểu luận pháp luật đại cương của mình chưa? Hãy tham khảo thật kỹ bài viết và vận dụng vào bài tiểu luận của mình thật tốt nhé. Chúc bạn thành công và đạt được kết quả mong muốn.

Rate this post

Viết một bình luận