Sợ hãi là gì? Nguồn gốc và Cách vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân

Sợ hãi là gì? Nguồn gốc của nỗi sợ hãi? Làm cách nào để vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân mình? Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn. Vậy sợ hãi là gì? tại sao chúng ta lại có những nỗi sợ. Trong bài viết này Trịnh Đức Dương Blog sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về vấn đề này.

1. Sợ hãi là gì?

Nỗi sợ hãi là gì? Nỗi sợ được định nghĩa là một cảm xúc tiêu cực, hoang mang khi bạn gặp những mối đe dọa. Nỗi sợ hãi xuất hiện trước cả những mối đe dọa vô hình và mối đe dọa hữu hình

      • Nỗi sợ hãi là một cơ chế tự nhiên của con người. Cơ chế này giúp bạn nhận ra nguy hiểm, từ đó giúp bạn chuẩn bị tâm lý chống lại mối nguy hiểm đó. Nỗi sợ hãi là một cảm giác bẩm sinh, đồng thời nó cũng là cảm giác đặc biệt.
      • Nỗi sợ có sự khác biệt và cấp độ lớn hơn nhiều so với lo lắng. Có những nỗi sợ khiên cho chúng ta mất bình tĩnh, và tạo ra những kết quả xấu.

Trên thực tế dù ít dù nhiều, dù bạn là nam hay nữ, bạn là bất kì ai thì cũng đều có những nỗi sợ hãi. Đó là định nghĩa của nỗi sợ hãi là gì? Vậy Nguồn gốc của nỗi sợ là gì?

Nỗi sợ hãi là gì

2. Nguồn gốc của nỗi sợ hãi là gì?

Chúng ta thường chỉ nghe đến phương pháp vượt qua nỗi sợ hãi. Nhưng rõ ràng mỗi người có 1 nỗi sợ khác nhau. Có người sợ nhện, sợ đau, sợ máu, sợ rất nhiều thứ khác. Vậy thì rõ ràng không có phương pháp cụ thể để bạn vượt qua nỗi sợ hãi nào. Nếu bạn không biết nó nguồn gốc từ đâu.

2.1 Nỗi sợ từ mối đe dọa thực sực

Nỗi sợ này là nỗi sợ có tính tích cực nhất về mặt nguồn gốc. Nó giúp các giống loài phát hiện những nguy hiểm thực sự và đưa ra biện pháp tự vệ. Cụ thể nỗi sợ hãi là gì? Ví dụ khi bạn bị đe dọa, bị tấn công. Như vậy những nỗi sợ này là hiện hữu và có thật. Những mối đe dọa gây ảnh hưởng trước tiếp đến sức khỏe, mạng sống của bạn. Với nỗi sợ hãi loại này bạn chỉ cần cố gắng làm chủ cảm xúc của mình. Điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh xử lý tình huống

cách vượt qua sợ hãi là gì

2.2 Nỗi sợ hãi vô hình là gì?

Trong thực tế nỗi sợ hãi mà chúng ta hay gặp là những nỗi sợ vô hình. Những nỗi sợ hãi vô hình là khi ta sợ cái gì đó mà trên thực tế nó không hề đe dọa đến cuộc sống của mình. Nỗi sợ hãi vô hình bắt nguồn từ những nguyên nhân sau.

Nỗi sợ hãi Bẩm sinh.

Một yếu tốt quan trọng làm ảnh hưởng đến nỗi sợ hãi của bạn đó là yếu tố bẩm sinh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy. Trong não bộ có tồn tại một khu vực được xem là trung tâm của nỗi sợ hãi. Đây là Vùng não nằm ngay trong vùng não trung tâm – hippocampus. Nó nằm ngay bên trong thuỳ thái dương. Ngoài ra Đặc điểm giới cũng là một nguyên nhân tạo ra nỗi sợ.

Nỗi sợ hãi từ Tâm lý.

Đây là nguyên nhân phổ biến hơn cả sinh ra nỗi sợ. Đa số bạn sợ hãi 1 cái gì đó là do bị cài vào suy nghĩ từ trước đó. Ví dụ: bạn sợ ma. Vốn dĩ chúng ta chưa gặp ma bao giờ. Nhưng chúng ta lại vô cùng sợ hãi khi phải đi đâu đó 1 mình. Đó là do chúng ta được cài đặt nỗi sợ vô hình này từ nhỏ. Và nỗi sợ đó càng ngày càng lớn dần lên.

Nỗi sợ kết hợp.

Là nỗi sợ kết hợp xuất hiện từ những mối đe dọa thực sự và những nỗi sợ vô hình. Đây là nỗi sợ phức tạp, Tuy nhiên chúng thường sảy ra trong thời gian rất ngắn khi chúng ta chưa kịp chuẩn bị tâm lý. Ví dụ khi làm nổ một quả bóng bay. Ngay lập tức phản xạ của nỗi sợ hãi xuất hiện. Rõ ràng quả bóng không gây nguy hiểm, bạn cũng không sợ quả bóng nổ. Nhưng quả bóng nổ là có thật. Và tiếng nổ thường là nguy hiểm, nên bạn phản ứng ngay với nó. Chúng ta đã tìm hiểu về Nguồn gốc của nỗi sợ hãi là gì? Vậy Cách khắc phục nỗi sợ hãi như thế nào?

3. Cách khắc phục tâm lý sợ hãi là gì

Trong phần Nỗi sợ hãi là gì? tôi đã chia sẻ về nỗi sợ cũng như nguồn gốc của nó. Rõ ràng có những nỗi sợ là có thật. Những nối sợ này trên thực tế có ảnh hưởng tốt cho bạn. Nhưng những nỗi sợ vô hình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Tôi sẽ chia sẻ một cách cụ thể cho các bạn về cách khắc phục tâm lý sợ hãi trong bài viết tiếp theo. Điều quan trọng là bạn phải làm chủ được cảm xúc và nghĩ tích cực về những gì bạn đang phải đối mặt.

Cách 1: Chia để trị

Tôi cũng có nỗi sợ. Tôi rất sợ con đỉa, khi nhỏ mỗi lần xuống ruộng cấy là 1 lần kinh hoàng. Nhưng tôi đã vượt qua được. Điều đầu tiên tôi làm để vượt qua nỗi sợ hãi đó là đối mặt với nó, tiếp theo là phân tích, làm quen và loại bỏ. Chia để trị là cách vượt qua nỗi sợ tức thời, và được sử dụng nhiều nhất trong các cách để vượt qua nỗi sợ. Ở đây chúng ta có rất nhiều phương pháp nhỏ khác nhau trong mục này.

Thay vì chúng ta cố gắng đối mặt với cái tổng thể, chúng ta hãy chia nhỏ nỗi sợ thành từng phần. Cái gì mình thực sự sợ, cái gì ở “nguồn gây sợ” không làm mình sợ, cái gì ít sợ ơn cái gì mình sợ nhất. Chừng nào bạn chưa thực sự biết mình thực sự sợ cái gì thì mình sẽ không thể vượt qua được nỗi sợ đó. Ví dụ bạn sợ Nhện, nhưng con nhện chiên giòn, bỏ chân và bị bị mắt ăn cũng ngon mà. Vậy thực sự bạn sợ gì ở nó, sợ vì nó có lông, vì nó nhiều chân, vì nó độc, vì nó chạy nhanh… Và rồi bình tĩnh lại tại sao lại phải sợ điều đó, nó có thực sự đáng sợ.

Cách 2: Đối mặt Với nỗi sợ hãi.

Đây là việc đầu tiên cũng là cách vượt qua nỗi sợ hãi duy nhất mà bạn phải làm. Hãy chuẩn bị tâm thế cho mình là đối mặt, dù gì bạn cũng phải chiến đấu với nó. Không còn cách nào khác, đưa mình từ thế bị động lên chủ động. Câu thần chú là “tôi phải làm, và tôi làm được, tôi không sợ, nó không có gì đáng sợ”. Bạn hãy vừa nói vừa đối mặt với điều bạn sợ, từng chút từng chút một. Hãy tưởng tượng bạn không còn đường để lui và bạn chỉ có 1 cách duy nhất là đối mặt. Vậy đã không còn đường lui, sợ cũng chết mà không sợ cũng chết. Tại sao bạn lại không hiên ngang trước nỗi sợ.

Chủ động đối mặt với nỗi sợ.

Đừng bao giờ để mình rơi vào thế bị động. Hãy chủ động đối mặt với nỗi sợ. Hãy nghĩ rằng ta không tìm đến người thì người cũng tìm đến ta. Và chọn cho mình cách chủ động với nó.Tôi sợ đỉa, tôi phải xuống nước đi cấy, nó bám vào tôi, và tôi sợ. Đó là sợ bị động. Tôi chuyển từ bị động thành chủ động. Tôi đối mặt với nó, tự tìm đến nó ở mương, ở ruộng những lúc mà tôi có thể. Lúc này tôi đang ở trên bờ và nó dưới nước, tôi chủ động hoàn toàn việc có cho nó bám vào hay không. Chọc nó, lấy tay cho xuống nước để nó bám vào lặp đi lặp lại. Dần dần tôi đã lôi nó lên bờ phanh thây nó ra, bắt nó để lên bàn tay cho nó bám. Da bàn chân dày nhất nó cắn không thủng đặt nó lên, cho nó cắn rồi lại nhổ nó ra và tôi hết sợ.

Cách 3: Phân tích nỗi sợ hãi là gì.

Như đã chia sẻ ở trên khi bạn không thể rõ cái  mà mình sợ hãi là gì đó mới thực sự là vấn đề. Cách vượt qua nỗi sợ tiếp theo đó là bạn cần phân tích nỗi sợ. Nỗi sợ có gì đáng sợ, nó có gì khác với những thứ tôi không sợ. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ: Tại sao bạn sợ bóng tối, có phải có người bên cạnh sẽ hết sợ không? Nếu đúng thì có phải bạn sợ bóng tối hay sợ cái gì trong bóng tối? Bạn đã gặp cái đó trước đây chưa. Nếu gặp rồi trước đây và bây giờ bạn có đủ khả năng đối phó không? Liệu trong trường hợp này bạn có gặp lại nó không? Và nếu có thì bạn có làm thay đổi được nó không? Nếu có thì thực hiện ngay còn không thì tức là không thể thay đổi. Mà không thể thay đổi còn sợ làm gì?

Quay trở lại với con đỉa của tôi. Vâng tôi phân tích nó, tìm hiểu về nó, từ cấu trúc sinh học, sinh sản, cấu tạo, tập tính. Tôi so sánh nó với vắt, ruồi muỗi, và các con vật khác. Tôi sợ nó vì nó hút máu ư? Muỗi cũng hút máu sao tôi không sợ? Vì nó bơi dưới nước ư? Cá cũng biết bơi vậy, sợ gì chứ.

Tôi sợ vì đỉa vì nó  bám tốt ư? Hình như nước bọt hoặc nước vôi làm cho nó nhả ra và không bám nữa, 1 ít nước bọt vứt nó đi là xong. Nó lượn lờ dưới nước ư, các con bọ nước cũng lượn lờ mà. Vậy cái làm cho tôi thực sự sợ hãi là gì? Chẳng có gì cả, chẳng có gì thực sự đáng sợ như tôi nghĩ. Tôi chỉ đang phóng đại và tự làm khổ mình.

Cách 4: Tôi là nhất và tôi làm được

Cách vượt qua nỗi sợ hãi tiếp theo mà tôi muốn chia sẻ với các bạn là thần chú “tôi là nhất, tôi làm được”. Tôi không nói đến những điều như tôi sợ thuyết trình tôi sợ nói trước đám đông. Đó không phải nỗi sợ nó là thiếu tự tin. Bạn ạ nếu bạn sợ ma. Tại sao tôi lại sợ ma, có phải ma là từ người chết linh hồn hoá thành không. Tôi là người, có đủ cả xác và hồn, và tôi mạnh mẽ, tài năng tại sao tôi lại sợ cái hồn của 1 thằng ngu nào đó. Tôi dùng những động từ mạnh, là để cho bạn thấy mình mạnh mẽ thế nào.

Không lẽ phần hồn của tôi không giỏi hơn cái hồn của 1 thằng, một con nào đó sao. Trong khi tôi còn hơn hẳn con ma cái xác cơ mà. Nếu bạn bảo với tôi rằng hồn sẽ mạnh hơn khi thoát xác. Xin lỗi, nếu con ma kia nhập xác tôi tôi thoát ra và tôi lại mạnh hơn nó, tôi sẽ chiếm lại thôi.

Cách 5: Yếu tố bên ngoài, và phó mặc.

Đây là cách vượt qua nỗi sợ tôi cho rằng là hèn kém nhất. Nhưng nó lại là hữu hiệu nhất. Bạn sợ ma thì bạn bật đèn, bạn sợ người thì bạn đóng cửa. Sợ là khi mà bạn không có chỗ dựa vào bản thân mình, và tin rằng mình không có khả năng đối phó. Vậy hãy tìm 1 chỗ dựa nào đó, nhưng chỉ là tạm thời, hãy rèn luyện cách đối mặt với nó. Nói chuyện tâm sự, đọc sách, viết lách thêm 1 vài vũ khí để bên cạnh cũng là cách hay. Nó giúp bạn phân tán sự chú ý. Đọc thơ, hát, xem phim để não bộ mất tập trung. Đó là cách mà tôi sử dụng để quản trị cảm xúc.

Quan trọng là bạn phải biết buông bỏ. Nếu tôi đang sợ chết, thì thôi đằng nào cũng chết tận hưởng được nhiêu thì được. Nếu tôi ngủ 1 mình sợ ma, thì thôi, kệ co ma nó làm gì thì làm. Nếu tôi đi qua quãng đường vắng sợ cái gì đó vô hình? Thì thôi đằng nào cũng đi kệ nó đến đâu thì đến. Thực sự nếu có thế lực nào đó muốn hù doạ bạn mà biết bạn có suy nghĩ vậy cũng chán khỏi muốn trêu.

Người ta nói rằng trêu được thì mới trêu, doạ được thì mới doạ. Trêu mà mặt cứ phẳng như tờ a4 thì bạn có còn muốn trêu nữa không. Vì vậy phó mặc cũng là 1 cách hữu hiệu để bạn đối mặt và vượt qua nỗi sợ.

Những kiến thức quan trọng giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi

Những nội dung phát triển bản thân bạn có thể quan tâm

1
Thuyết trình là gì

Thuyết trình là gì – Kỹ năng thuyết trình và những điều bạn cần biết


2
Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là gì? Những kỹ năng giao tiếp hiệu quả


3
Thuyết phục là gì

Thuyết Phục là gì? Phương pháp rèn luyện Kỹ Năng Thuyết Phục


4
Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề, khái niệm và cách rèn luyện


5
Cách tạo động lực đội nhóm

Cách tạo động lực cho đội nhóm, 10 Phương pháp tạo động lực


6
Cách viết CV

Cách viết CV ấn tượng, tạo CV xin việc cho người mới bắt đầu

4. Kết luận về nỗi sợ hãi là gì.

  1. Sợ hãi là gì? Nỗi sợ là một cảm xúc tiêu cực, hoang mang khi bạn gặp những mối đe dọa.
  2. Nỗi sợ hãi xuất hiện trước những mối đe dọa vô hình và mối đe dọa hữu hình.
  3. Nỗi sợ có nguồn gốc, bẩm sinh, hoặc do tâm lý.
  4. Nỗi sợ vô hình là nỗi sợ mà chúng ta cần loại bỏ.

>> Tham khảo thêm các khóa học rèn luyện bản thân tại đây nhé. nó sẽ rất có ích cho bạn đấy.

Trên đây là những kiến thức mà Trịnh Đức Dương Blog muốn chia sẻ cho các bạn về Nỗi sợ hãi là gì. Mong rằng chúng ta sẽ có cái nhìn tích cực hơn về nỗi sợ. Ai cũng có 1 nối sợ riêng, và nếu ai đó cười bạn vì những nỗi sợ của bạn. hãy cho họ đọc bài viết này nhé.

Rate this post

Viết một bình luận