Bị thủy đậu khi mang thai: Điều trị thế nào?

Bệnh thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp, đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất đó là trẻ em. Tuy nhiên, người lớn chưa có miễn dịch cũng có khả năng mắc bệnh, đặc biệt bị thủy đậu khi mang thai sẽ vô cùng nguy hiểm.

1. Bệnh thủy đậu là bệnh gì?

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là trái rạ, đây là bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với virus Varicella zoster (gọi tắt là VZV), bệnh thường gặp ở trẻ em và có thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 2 tuần.

2. Tần suất mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ

Theo nghiên cứu dịch tễ học tại 2 nước Anh và Mỹ, tần suất mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ vào khoảng 3/1.000. Tại Mỹ mỗi năm có ít nhất 3 triệu phụ nữ mang thai, như vậy có khoảng 9.000 trường hợp bà bầu mắc thủy đậu mỗi năm.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, tần suất mắc bệnh thủy đậu nguyên phát (mắc bệnh lần đầu) trong thai kỳ vào khoảng 5/10.000 – 7/10.000, do hầu hết các thai phụ đã từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được chủng ngừa trước đó.

Những phụ nữ đã từng mắc bệnh thủy đậu trước đây hoặc đã được chủng ngừa bệnh thì được miễn dịch với bệnh này, trong cơ thể đã có sẵn kháng thể chống lại bệnh. Do đó, khi mang thai, bà bầu đã có kháng thể để chống lại bệnh thủy đậu mà không cần phải lo lắng về biến chứng của bệnh đối với sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi.

Tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu là cao nhất trong số những trường hợp mắc thủy đậu ở người lớn.

3. Những hệ lụy nguy hiểm có thể gặp nếu mắc thủy đậu khi mang thai

Thai phụ nếu không may nhiễm bệnh thủy đậu sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm phổi do virus varicella 10 – 20%, trong số người viêm phổi do virus này nguy cơ tử vong lên đến 40%.

Đối với những thai phụ mắc bệnh thủy đậu nguyên phát khi mang thai, những ảnh hưởng của bệnh đối với thai nhi sẽ tùy vào từng giai đoạn tuổi thai:

  • Trong 3 tháng đầu, đặc biệt từ tuần thứ 8 đến 12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi mắc phải Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng này là những bóng nước để sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, dị tật đầu nhỏ, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển về tâm thần, trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp/tắc ruột… Trong số những trẻ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh, có 30% trẻ sẽ tử vong trong những tháng đầu đời, 15% trẻ có nguy cơ mắc bệnh Zona trong 4 năm đầu đời.

Bị thủy đậu khi mang thai: Điều trị thế nào?

  • Trong 3 tháng giữa, đặc biệt từ tuần 13 – 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi mắc phải hội chứng thủy đậu bẩm sinh tăng lên 2%. Từ sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, hầu như thủy đậu không ảnh hưởng trên thai.

Tuy nhiên nếu người mẹ nhiễm thủy đậu trong vòng 5 ngày trước khi sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh sẽ dễ bị thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong của bé sơ sinh lúc này lên đến 25 – 30% trên số trường hợp bị nhiễm.

4. Điều trị thai phụ bị thủy đậu như thế nào?

Thai phụ khi bị thủy đậu cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, thức ăn dễ tiêu hóa. Nếu bà bầu bị sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol. Cần giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm vi virus.

Đối với thai phụ bị thủy đậu diễn tiến nặng, có nguy cơ viêm phổi sẽ được chỉ định dùng Acyclovir đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho cả mẹ và thai. Acyclovir có vai trò ức chế sự phát triển của virus, từ đó ức chế sự phát triển của bệnh.

5. Thai phụ phơi nhiễm bệnh thủy đậu tiêm vắc-xin gì?

Có thể thấy, thai phụ là đối tượng nguy cơ cao gặp phải các biến chứng của bệnh thủy đậu, vì vậy nên dùng Varicella – zoster immune globulin (viết tắt là VZIG) – vắc-xin dùng để chủng ngừa chống lại virus bệnh thủy đậu – đối với những thai phụ có phơi nhiễm với bệnh nhưng chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chưa chủng ngừa trước đây, tuy nhiên nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành tiêm chủng.

Việc tiêm VZIG lúc này không phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai, hội chứng thủy đậu bẩm sinh cũng như bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Tiêm VZIG cho thai phụ chỉ có tác dụng phòng ngừa biến chứng nặng ở mẹ chứ không giúp ích cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Để dự phòng biến chứng cho trẻ, phụ huynh nên dùng VZIG cho bé sau khi bé chào đời theo đúng phác đồ tiêm chủng.

6. Tốt nhất nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai

Vắc-xin ngừa thủy đậu sẽ phát huy tối đa tác dụng khi được tiêm cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa từng mắc phải căn bệnh này.

  • Đối với trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi: Tiêm 2 mũi vắc-xin ngừa thủy đậu, mỗi mũi cách nhau ít nhất 3 tháng. Riêng với trẻ dưới 4 tuổi thì lịch tiêm thủy đậu được khuyến cáo là: Mũi 1 thực hiện lúc 12 tháng tuổi và mũi 2 tiêm lúc trẻ từ 4 – 6 tuổi.
  • Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi, trong đó mũi 2 sẽ cách mũi 1 từ 4 – 8 tuần.
  • Phụ nữ chuẩn bị có thai thì nên hoàn tất lịch tiêm ngừa thủy đậu trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

Bị thủy đậu khi mang thai: Điều trị thế nào?

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Trong đó có vắc- xin thủy đậu. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec gồm:

  • Khách hàng được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về sức khỏe, tư vấn về vắc-xin và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới, nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, tâm lý, áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% khách hàng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec, luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, tạo cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và chuẩn bị tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, dây chuyền bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất, đảm bảo chất lượng.

Có thể thấy, tiêm vắc-xin chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ mẹ và bé trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu gây ra trong thai kỳ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Rate this post

Viết một bình luận