Tác dụng của cá lóc đôi với sức khỏe
1. Tác dụng của cá lóc
Cá lóc được coi là một trong những loại cá mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng. Cùng Cao Gắm tìm hiểu những công dụng của cá lóc.
1.1. Công dụng của cá lóc đối với người bệnh gout
Người bệnh gout có ăn được cá lóc không? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh gout khi ăn cá lóc.
Cá lóc là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D, acid béo. Ngoài ra, nó cũng là thực phẩm có chứa hàm lượng purin thấp nên người bệnh gout có thể bổ sung nó vào chế độ ăn của họ.
1.2. Đẩy nhanh quá trình lành vết thương
Cá lóc giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương
Albumin có vai trò tái tạo các tế bào bị chết đi, nhờ đó tỷ lệ tế bào bị tổn thương do chấn thương hoặc phẫu thuật nhanh chóng được phục hồi.
Vì vậy, ăn cá lóc có thể thúc đẩy nhanh quá trình điều trị, đẩy nhanh quá trình chữa vết bỏng hoặc vết thương sau phẫu thuật.
1.3. Hỗ trợ tăng trưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ em
Thiếu hụt albumin có thể xảy ra trong cơ thể con người, đó là một tình trạng được gọi là hypoalbuminemia. Điều này có thể khiến các chất dinh dưỡng không được phân phối hợp lý khắp cơ thể, dẫn đến trẻ chậm lớn, trí não không phát triển tối đa, giảm khả năng miễn dịch và khiến trẻ bị ốm.
- Một nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh ăn cá lóc thường xuyên có lượng albumin cao hơn nhiều, đồng thời tăng đáng kể trọng lượng cơ thể và nồng độ hemoglobin trong máu.
- Albumin cần thiết cho sự phát triển của não bộ, đặc biệt đối với trẻ mới biết đi đang trong giai đoạn tăng trưởng. Vì vậy, cho ăn cá lóc có thể giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ kém thông minh.
- Mức albumin bình thường trong khoảng 3,5-4,5 g/dl, và khi thấp hơn 2,2 g/dl có thể gây ra các vấn đề trong cơ thể. Những điều như thế này có thể gặp ở những trẻ chậm lớn, ngược lại nếu nốt thực sự là trẻ không bao giờ ăn hoặc thiếu dinh dưỡng. Nếu điều này diễn ra liên tục, trẻ sẽ bị rối loạn tăng trưởng khiến trẻ gầy yếu hoặc suy dinh dưỡng như vậy.
1.4. Tác dụng khác của cá lóc
Ăn cá lóc giúp an thần chữa mất ngủ
- Ngăn ngừa sưng tấy
- Duy trì cân bằng chất lỏng
- Trĩ ra máu
- Chữa thấp nhiệt ở bàng quang, đái dắt, nước tiểu ít và vàng
- An thần, chữa mất ngủ, nhức đầu
- Lao phổi suy nhược
- Giúp thanh nhiệt
- Giúp bổ não
2. Những điều bạn nên biết
Với những tác dụng tuyệt vời như trên của cá lóc, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại cá này nhé!
2.1. Sự thật thú vị về cá lóc
Hình ảnh cá lóc
Cá lóc tiếng anh là Snakehead. Nó có dạng hình trụ, đầu dẹt, vây đuôi thuôn tròn. Bề mặt lưng và hai bên hông sẫm màu và lốm đốm với màu đen và màu đất son nhạt màu. Phần bụng màu trắng. Đầu to trông giống như đầu rắn, miệng xẻ sâu và nhiều răng. Vảy rất to.
Nó thường sống trong các vùng nước tù đọng và nhiều bùn khu vực đồng bằng. Thức ăn của nó là cá, ếch nhái, rắn, côn trùng, nòng nọc và động vật giáp xác.
Ngoài ra, trong mùa đông và mùa khô, thịt và khoang bụng của nó rất dễ bị nhiễm ấu trùng của các loài sán ở ruột và manh tràng. Do đó, cần chế biến cá lóc đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
- Cá chép – Lợi ích sức khỏe và giá trị dinh dưỡng
- Cá – Thực phẩm vàng trong chế độ ăn hàng ngày
2.2. Thành phần dinh dưỡng trong cá lóc
Cá lọc có chất dinh dưỡng gì? Giá trị dinh dưỡng của cá lóc bao gồm protein, lipid và vitamin A. Nó có chứa hàm lượng cao acid arachidonic và acid docosahexaenoic.
Ngoài ra, nó còn biết đến với việc tạo ra các acid béo không bão hòa đa giúp điều chỉnh quá trình tổng hợp prostaglandin, từ đó giúp chữa lành vết thương.
3. Một số chú ý khi dùng cá lóc mà bạn nên biết
Thận trọng khi chế biến cá lóc
Mặc dù cá lóc chứa chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nó lại chứa một độc tố cá thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Độc tố này không có trong thịt cá mà trong quá trình đánh bắt, chế biến hoặc cá bị ươn, dập nát, độc tố sẽ ngấm vào thịt cá gây nguy hiểm khi dùng.
Độc tố này có chứa Tetrodotoxin, tập trung nhiều ở gan, thận, tụy, cơ quan sinh sản, mắt, mang, da và máu. Độc tính này tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá từ tháng 2 – 7 trong năm.
Khi nhiễm phải độc cá lóc sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau: ngứa ở miệng; môi và lưỡi tê; mệt mỏi; chóng mặt, choáng váng, đau thắt ngực, vã mồ hôi, tiết nước bọt, sùi bọt mép, đau bụng, buồn nôn, yếu chi, đồng tử co và run giật.
Độc tố này có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút, độc tố mới phá hủy hoàn toàn. Do đó, người tiêu dùng cần thận trọng khi chế biến cá món ăn từ cá lóc.
Ai không nên ăn cá lóc? Như đã trình bày ở trên, người bệnh gout là một trong những đối tượng không nên ăn cá lóc. Ngoài ra, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai cũng nên tránh ăn cá vì nguy cơ nhiễm độc từ loài cá này.
4. Món ăn ngon từ cá lóc
Không thể phủ nhận được được hương vị thơm ngon của cá lóc, mặc dù chúng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Cá lóc được chế biến thành những món ăn ngon và đậm đà hương vị như cá lóc kho tộ, canh chua cá lóc, cá lóc hấp gừng,…
4.1. Cá lóc kho tiêu
Cá lóc kho tiêu thơm ngon ngất ngây và ăn cùng với cơm nóng trong những ngày se lạnh cũng đủ làm ấm người.
Cá lóc kho tiêu
Nguyên liệu bao gồm: 400 gam cá lóc đồng, 300 gam thịt ba chỉ, hành lá, tỏi băm, ớt thái lát và gia vị.
Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Cá lóc rửa sạch với nước pha chút chanh hoặc dấm, cắt thành từng khúc khoảng 3 đốt ngón tay. Sau đó thêm gia vị và đầu hành đập dập ướp cho cá thấm đều vị.
- Bước 2: Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng to bằng 2 ngón tay vào xào tới khi thịt săn lại.
- Bước 3: Đun đường và nước mắm vào nồi đến khi đường chuyển sang màu cánh gián thì xếp đều thịt và cá lên trên, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cho ớt thái lát mỏng lên trên. Đậy nắp nồi và nấu lửa nhỏ riu liu cho tới khi cá chín và nước lại tắt bếp.
4.2. Canh chua cá lóc
Canh chua cá lóc
Nguyên liệu gồm có: 400 cá lóc, 1 – 2 cây dọc mùng, 2 quả cà chua, 15 quả đậu bắp, 2 – 3 lát dứa, 100 gam giá đỗ, me chua, 100 gam rau ngò, tỏi, hành khô và gia vị.
Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Cá lóc làm sạch với muối, rửa sạch với nước. Sau đó, cắt khúc dài khoảng 4cm, cứa nhẹ trên mỗi lát để cá thấm gia vị.
- Bước 2: Rửa sạch các loại rau củ và để ráo nước. Rau ngò thái nhỏ, dọc mùng tước vỏ sau đó thái xéo. Đậu bắp và dứa cắt miếng vừa ăn. Cà chua bổ múi cau, bỏ hạt. Cho me vào bát nước ấm, dầm cho tan hạt me và chắt lấy nước.
- Bước 3: Phi thơm hành tỏi và cho cà chua vào xào tới khi mềm, thêm khoảng 1 lít nước, nước cốt me và nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Bước 4: Thêm đậu bắp vào đun khoảng 5 phút thì cho dọc mùng, giá đỗ vào đến khi sôi thì thả cá vào đun khoảng 5 – 7 phút và đun đến khi chín hoàn toàn thì thêm rau ngò vào khuấy đều rồi tắt bếp.
Trên đây là bài chia sẻ về cá lóc mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn và những người xung quanh, đặc biệt người bệnh gout.
Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.
0768 299 399
Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…
Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp
- Người axit uric máu tăng cao
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!