5/5 – (3 bình chọn)
Sự quan tâm đến cách nuôi cá lóc cảnh và cách nhân giống chúng đang được tìm hiểu một cách khá nhanh chóng trong thời điểm đại dịch Covid-19. Điều này khiến số lượng người bán và giá cá lóc hoàng đế ngày càng tăng cao.
Mặc dù trào lưu nuôi cá lóc hoàng đế mới xuất hiện trong những tháng 7 của năm 2021 tại Việt Nam, cũng như những dòng cá cảnh khác nó mang lại một luồng gió mới cho những người yêu thích dòng cá săn mồi nước ngọt.
Video Tổng hợp những loại cá lóc cảnh đẹp:
Giới thiệu chung về cá lóc cảnh
Cá lóc cảnh có nguồn gốc ở Ấn Độ, nhưng với sự phát triển của công nghệ nuôi cá, việc nhân giống cá lóc hoàng đế cuối cùng đã trở nên phổ biến đối với đa số người chơi cá cảnh ở Việt Nam. Thời gian đầu khi lóc hoàng đế xuất hiện trên thị trường cá cảnh ở nước ta đã ngay lập tức gây xôn xao dư luận, nhiều người chơi cá cảnh đã trầm trồ trước vẻ đẹp lạ mắt của chúng.
Thời điểm đó giá của cá lóc hoàng đế không hề thấp nên không mấy phổ biến như hiện nay. Hiện giờ với mức giá hợp lý, cá lóc hoàng đế đã chiếm được sự ưu ái của đại đa số người yêu cá cảnh.
Cá lóc hoàng đế có màu sắc sặc sỡ, dáng người thon mảnh khảnh, ở dưới nước nó được coi như chúa tể của dòng cá săn mồi như bản tính nhanh nhẹn và hung dữ. Cách nuôi cá lóc hoàng đế không khó tương đối đơn giản nếu bạn thực sự hiểu rõ về loài cá này.
Bể nuôi cá lóc cảnh
Trước hết, bể cá phải được trang bị nắp chống nhảy hoặc lưới chống nhảy, vì chúng là loài cá săn mồi và có khả năng nhảy đặc biệt mạnh. Tấm che này không thể bịt kín hoàn toàn, cần chọn loại tấm che có lỗ nhỏ để không khí có thể lưu thông vào bể cá. Bể cá của bạn khi nuôi cá lóc hoàng đế có thể để bể dạng trần (không trang trí gì cả) hoặc dạng bể tiểu cảnh.
Nói chung, bể không trang trí phù hợp để nuôi những dòng cá lóc hoàng đế loại kích thước lớn như : lóc hoàng đế orange-spotted, cá lóc hoàng đế Channa marulioides v.v… Nếu bạn muốn có một trang trí cảnh thì có thể chọn những dòng lóc hoàng đế như: cá lóc hoàng đế cầu vồng (Channa bleheri), cá lóc hoàng đế Banka (Channa bankanensis) v.v….
Bể nuôi càn lót một lớp cát sẫm màu dưới đáy bể và cần phải làm nơi trú ẩn cho cá để chúng cảm thấy an toàn hơn. Cá lóc hoàng đế không có yêu cầu khắt khe về chất lượng nước, nhưng chất lượng nước không ổn định và có tính axit cao có thể làm ảnh hưởng đến màu sắc của cá lóc hoàng đế.
Cá lóc hoàng đế không thích môi trường có dòng chảy trong bể quá mạnh, điều này rất bất lợi cho màu sắc và sự nghỉ ngơi của chúng. Vì vậy nuôi lóc hoàng đế nói chung không cần bất cứ thứ gì như máy bơm tạo sóng. Nước càng yên tĩnh càng tốt và điều chỉnh lưu lượng nước ở mức độ mà nó có thể thích ứng. Các bạn lần đầu nuôi cá lóc hoàng đế có thể chuẩn bị bể theo lời nhắc của người bán.
Nhiệt độ khi nuôi cá lóc cảnh
Chúng là loài cá sinh trưởng ở vùng cận nhiệt đới nên có những yêu cầu nhất định về nhiệt độ nước của môi trường nuôi. Nhiệt độ nước phải được duy trì ở mức ổn định, nếu nhiệt độ nước quá thấp thì cá sẽ không thể phát triển bình thường. Chúng sẽ trở nên thiếu sức sống và hoạt động không còn nhanh nhẹn. Do đó, nhiệt độ nước là chìa khóa thành công khi nuôi và nhiệt độ nước nên được kiểm soát ở mức 22 ° C đến 28 ° C sẽ vô cùng thích hợp cho sự phát triển của cá.
Chất lượng nước khi nuôi cá lóc cảnh
Việc nuôi cũng có những yêu cầu nhất định về chất lượng nước. Chất lượng nước khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài cá lóc cảnh khác nhau. Chất lượng nước tốt nhất khi nuôi có tính axit yếu vì nước có tính axit yếu đảm bảo rằng cá có môi trường sinh trưởng với ít vi khuẩn gây bệnh hơn và giảm các yếu tố bất lợi cho sự phát triển của chúng, giá trị pH nên khoảng 6,2 – 7,8. Đảm bảo cá luôn khỏe mạnh không bệnh tật.
Trong điều kiện thực tế, khi cá thích nghi với môi trường ổn định, giá trị PH sẽ giảm xuống một chút dưới 6,2 hoặc tăng từ từ và không có vấn đề nếu nó cao hơn một chút so với 7,8.
Không cần thay nước quá thường xuyên. Nếu sử dụng bể lớn kích thước lớn nên thay 1/4 lượng nước của bể mỗi tuần và bể nhỏ thay 1/4 lượng nước cứ hai tuần một lần. Vào mùa hè, do nhiệt độ cao ….. vi khuẩn trong nước sinh sôi nhanh chóng vì vậy tốt nhất là bạn nên rút ngắn chu kỳ thay nước. Chất lượng nước không đảm bảo có thể khiến cá lóc bị đục mắt. Một khi bị bệnh này việc chữa lành sẽ rất chậm và khó khăn.
Cá lóc cảnh có nuôi được trong bể cá cộng đồng được không?
Cá lóc thường nuôi riêng mỗi con một bể và không thể nuôi quá nhiều cá lóc cảnh trong một bể. Làm như vậy có thể dẫn đến việc cá đánh nhau sẽ khiến con còn lại bị thương và chết. Khi nuôi riêng mỗi con một bể có thể giúp chúng nhận thức về lãnh thổ và phát triển màu sắc được tốt hơn. Nếu nuôi nhiều con trong cùng một bể, nếu cá nào yếu hơn sẽ bị đuổi đánh và chúng sẽ chạy quanh bể và cuối cùng có nguy cơ cá nhảy ra khỏi bể.
Thức ăn dành cho nuôi cá lóc cảnh mau lớn
Dòng cá lóc cảnh là dòng cá săn mồi vì thế chúng rất thích thức ăn sống như tôm, cá mồi, côn trùng v.v… Thức ăn sống có nhiều rủi ro những nó cũng là loại thức ăn tốt nhất dành cho cá lóc.
Nguy cơ: Thức ăn sống có thể chứa một số ký sinh trùng hoặc vi khuẩn nên trước khi cho ăn, thường phải dùng nước muối có nồng độ cao để khử trùng sau đó rửa bằng nước sạch trước khi cho ăn. Tốt nhất: Đặc điểm lớn nhất của thức ăn sống là độ tươi của nó.
Chú ý đến việc phòng chữa bệnh cho cá lóc
Trong quá trình nuôi cá lóc cần chú ý đến việc phòng trị bệnh. Cá lóc là dòng cá khỏe mạnh rất ít khi bị bệnh. Tuy nhiên, khi cá bị thương hoặc có vết thương thì nó rất dễ bị nhiễm trùng nếu cá bị thương nên nuôi riêng để tránh lây lan bệnh.
Những điều cần lưu ý khi nuôi cá lóc cảnh
1. Ngăn chặn việc cá nhảy khỏi bể
Khi nuôi cá lóc cảnh, người nuôi cần chuẩn bị bể có kích thước lớn để đảm bảo cá có đủ không gian sống và nên có tấm che trên lóc bể để tránh cá nhảy ra ngoài
2. Nên nuôi cá riêng
Cá lóc không nên nuôi chung với các loài cá khác, nó có ý thức lãnh thổ mạnh mẽ và rất dễ tấn công những con cá khác. Ngoài ra, khi nuôi chung các loại cá lóc cùng loài cũng có thể dẫn đến đánh nhau vì vậy nên chuẩn bị bể cá lớn hơn để tránh tình trạng này.
3. Môi trường sống của cá lóc
Tránh dòng chảy trong bể quá mạnh. Khi nuôi chung nhiều hơn một con , hãy đặt thêm vách ngăn giữa hai con để tránh tình trạng đánh nhau. Cá lóc thích ánh sáng vừa phải không quá mạnh nên tạo thêm hang để cho cá có nơi trú ẩn.
4. Nguồn thức ăn dành cho cá
Thức ăn chủ yếu sẽ là tôm, giun huyết, cá mồi và thức ăn nhân tạo. Nên loại bỏ đầu tôm trước khi cho cá ăn nếu không cá sẽ bị hóc hoặc ảnh hưởng đến dạ dày.
5. Chú ý đến Nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước không được chệnh lệch quá 2 độ. Nhiệt độ nuôi từ 20 – 28 độ C và nhiệt độ hợp lý nhất là 24 – 26 độ C.
Giá cá lóc cảnh đang bán trên thị trường
Hiện giờ, trên thế giới những chú cá lóc cảnh có giá giao động từ 2.000$ – 5.000 $ phụ thuộc vào từng loài cá lóc và kích thước của chúng. Ở Việt Nam, có một số dòng cá lóc giá cả có thể từ 500k hay 1 triệu cho đến vài trăm triệu tùy vào kích thước và loại cá lóc.
Như vậy, Thủy Sinh Xanh đã hướng dẫn cơ bản các bạn các nuôi cá lóc cảnh cực kỳ đơn giản. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách chăm sóc loài cá lóc cảnh đẹp này.