Bánh canh bao nhiêu calo và ăn bánh canh có mập béo lên không?

Bánh canh là món ăn vô cùng dân dã đối với nhiều người dân Việt Nam. Những sợi bánh canh trắng muốt, dẻo mềm hòa quyện với nước hầm xương và rau củ, chắc chắn sẽ mang tới cho bạn sự ấn tượng ngay từ lần đầu nếm thử. Tuy nhiên, với những người đang ăn kiêng giảm cân, bánh canh bao nhiêu calo và ăn bánh canh có mập không? Luôn là những câu hỏi gây lo lắng với họ. Nếu bạn cũng đang cảm thấy tò mò về vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Mục lục

  • 1 Bánh canh đặc sản ở đâu?

    • 1.1. + Bánh canh cua Sài Gòn

    • 1.2. + Bánh canh Trảng Bàng

    • 1.3. +Bánh canh hẹ Phú Yên

    • 1.4. + Bánh canh Nam Phổ

  • 2 Bánh canh làm từ bột gì?

    • 2.1. + Bánh canh bột lọc

    • 2.2. + Bánh canh bột gạo

    • 2.3. + Bánh canh bột xắt

  • 3 Bánh canh bao nhiêu calo?

  • 4 Ăn bánh canh có mập không?

  • 5 Bà bầu ăn bánh canh được không?

  • 6 Sau sinh ăn bánh canh được không?

Bánh canh đặc sản ở đâu?

Nhắc tới bánh canh, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới món ăn quen thuộc và phủ sóng ở mọi nơi, trên mọi miền tổ quốc. Tuy nhiên, mỗi vùng miền sẽ có cách chế biến và mang tới hương vị đặc trưng riêng khi thưởng thức. Vậy bánh canh đặc sản ở đâu?

+ Bánh canh cua Sài Gòn

Sài Gòn – thành phố lớn nhất tại Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa.  Ngoài nổi tiếng với những món ăn “trứ danh” 3 miền như cơm tấm, hủ tiếu gõ, bún bò Huế, súp cua, bánh tráng trộn, phá lấu,… Bánh canh cua cũng là một món ăn để lại nhiều ấn tượng nơi đây.

Bánh canh cua ở Sài gòn rất thanh mát và nhẹ nhàng, phần nước dùng sền sệt không quá đặc được làm từ trứng gà, tôm khô và nước hầm xương gia truyền. Sợi bánh canh rất mềm và dai, thường ăn cùng chả cá, da heo,… Và được trang trí vô cùng bắt mắt. Bánh canh cua Sài Gòn rất đáng để thưởng thức 1 lần trong đời.

+ Bánh canh Trảng Bàng

Bánh canh Trảng Bàng là sự kết hợp hoàn hảo giữa nguyên liệu rất đỗi giản dị và thân quen với trong cuộc sống của những người miền Đông Nam Bộ. Do đó, bánh canh Trảng Bàng được coi là một loại đặc sản nổi tiếng Tây Ninh.

Với sợi bánh canh mềm mại, dẻo dai được làm từ bột gạo, kết hợp với nước lèo thanh thanh và giò heo dai giòn sừn sựt. Nếu có dịp ghé qua nơi đây, đừng quên thưởng thức món ăn bình dị nhưng vô cùng hấp dẫn này.

+Bánh canh hẹ Phú Yên

Chỉ với 10 nghìn đồng, bạn sẽ có ngay một bát bánh canh hẹ vô cùng thơm ngon và nổi tiếng của xứ Nẫu (Phú Yên). Bánh canh hẹ tuy không được coi là “sơn hào hải vị”, là món ăn được nhiều người nhớ mặt đặt tên, nhưng đây là món ăn chứa đựng tình quê của người miền Trung hiền lành, chịu khó.

Bánh canh hẹ Phú Yên có phần bánh canh khá giống bánh bột lọc, ăn kèm với chả cá và trứng cút… Phần nước lèo ăn kèm được chế biến từ nước hầm xương, mang tới hương vị vô cùng đậm đà và tự nhiên. Hẹ cắt nhuyễn chính là điểm nhấn độc đáo cho món ăn này.

+ Bánh canh Nam Phổ

Đến với xứ Huế mộng mơ, người ta không chỉ nhớ tới hình ảnh kinh đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều Tây Sơn. Mà còn nghĩ ngay tới món bánh canh Nam Phổ.

Món ăn này được chế biến từ nước tôm luộc và cua tươi tạo nên hương vị vô cùng độc đáo và đậm đà tự nhiên. Riêng phần bánh canh được đem chưng cách thủy, đánh đều rồi mới thả vào nồi nước dùng, kết hợp với thịt ba chỉ hoặc tôm sẽ đem tới màu sắc đỏ gạch vô cùng bắt mắt.

Ngoài ra, bánh canh Bến Có, bánh canh giò heo, bánh canh cá lóc,… Cũng là những món ăn bạn nên thử thưởng thức một lần trong đời.

Bánh canh làm từ bột gì?

Như đã nhắc tới bên trên, bánh canh ở Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi bát bánh canh là một nét đặc trưng riêng, đại diện cho vùng miền, khu vực đó. Do đó, nguyên liệu chế biến bánh canh sẽ không giống nhau. Vậy bánh canh làm từ bột gì?

+ Bánh canh bột lọc

Món bánh canh này được làm từ bột nhào, với nguyên liệu chủ yếu là sắn lọc khô hoặc bột năng khô, bột gạo. Bạn có thể tùy chỉnh bột gạo theo ý muốn để sợi bánh canh dai mềm theo ý mình.

Bánh canh bột lọc thường dai mềm và có độ trong nhất định, phụ thuộc vào công thức và cách nhào bột của từng người. Bánh canh bột lọc là một trong những món ăn nổi tiếng của người Sài Gòn.

+ Bánh canh bột gạo

Bánh canh bột gạo có sợi màu trắng và không trong như sợi bánh canh bột lọc. Để sợi bánh canh bột gạo ngon hơn, bạn phải biết cách chọn gạo, vo gạo và xay thành bột mịn. Từng công đoạn đều phải thực hiện một cách rất tỉ mỉ và cẩn thận.

Sau khi xay gạo, người ta sẽ ngồi bột thành 1 khối bột dẻo. Rồi cho vào trong khuôn ép thành những sợi bánh dài. Nếu biết cách chế biến, bánh canh sẽ không bị bở nát, đục màu và bảo quản được lâu hơn.

+ Bánh canh bột xắt

Nghe đến cái tên thôi, chắc hẳn nhiều người đã tưởng tượng ra hình dáng của món bánh canh bột xắt rồi. Để chế biến bánh canh bột xắt, người ta sẽ dùng bột gạo, nhào nặn theo quy trình, công thức riêng. Sau những công đoạn chế biến tiếp theo, người ta sẽ xắt bột bằng tay, tạo thành những sợi bánh mới, đẹp và hấp dẫn.

Bánh canh bao nhiêu calo?

Bánh canh được chế biến chủ yếu từ những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bột gạo, bột sắn, bột lọc… Và kết hợp với các loại thịt, giò heo, hải sản như tôm, cua,… Vậy bánh canh bao nhiêu calo?

Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, cứ 100g bánh canh không sẽ cung cấp khoảng 145 kcal. Khi bạn ăn bánh canh kết hợp với một số loại “topping” khác, bánh canh sẽ chứa hàm lượng calo như sau:

Loại bánh canh
Hàm lượng calo (kcal)

Bánh canh tóp mỡ
295

Bánh canh ghẹ
379

Bánh canh cá
330

Bánh canh chay
225

Bánh canh ngọt
350

Bánh canh gà
350

Bánh canh cua
310

Bảng hàm lượng calo trong một số loại bánh canh

Tuy nhiên, hàm lượng calo có thể thay đổi, phụ thuộc vào nguyên liệu chế biến, công thức chế biến của mỗi người.

Ăn bánh canh có mập không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn bánh canh có mập không, không chỉ dựa vào bánh canh bao nhiêu calo, mà còn liên quan tới một số yếu tố như thói quen ăn uống (bạn ăn nhiều hay ăn ít), thói quen sinh hoạt (sau khi ăn bạn có vận động nhiều không, hay chỉ ngồi yên một chỗ), cơ địa của bạn có dễ tăng cân không?…

Trên thực tế, bánh canh được chế biến chủ yếu từ bột mì, chưa kể các loại “topping” ăn kèm rất giàu đạm, chất béo,… Vì vậy, nếu ăn quá nhiều, ăn bánh canh quá thường xuyên thì nguy cơ tăng cân, béo phì là rất cao. Bên cạnh đó, nếu đặc thù công việc của bạn là dân văn phòng, ít vận động, nếu không biết kiểm soát lượng bánh canh nạp vào cơ thể. Cân nặng, vóc dáng của bạn sẽ nhanh chóng mập lên theo thời gian.

Tuy nhiên, nếu bạn biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với bánh canh, ăn nhiều chất xơ và vitamin từ rau củ quả, trái cây tươi,… Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe đều đặn mỗi ngày, thì sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ tích tụ mỡ thừa, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường trao đổi chất. Giúp bạn hạn chế nguy cơ mập, tăng cân sau khi ăn.

Bà bầu ăn bánh canh được không?

Ngoài những câu hỏi như trên, bánh canh bao nhiêu calo và ăn bánh canh có mập không? Đối với những chị em nữ giới đang mang thai, câu hỏi bà bầu ăn bánh canh được không được tìm kiếm và quan tâm hơn cả.

Theo bác sĩ chuyên khoa Phụ sản Hà Thị Huệ hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Khi mang thai, dạ dày các mẹ rất nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm, mắc bệnh nếu chế độ dinh dưỡng không khoa học và đảm bảo.

Đối với bánh canh, mẹ bầu vẫn có thể ăn được bình thường. Tuy nhiên, các mẹ nên tránh xa những loại “topping” đi kèm như sau:

  • Hải sản chứa nhiều thủy ngân: cá ngừ, cá mập, cá đóng hộp… Có thể gây tổn thương, ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
  • Đồ ăn sống điển hình là các loại sushi, sẽ tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho các mẹ bầu.
  • Động vật có vỏ như ốc, hàu, hến,… Những loại thực phẩm này chứa rất nhiều ký sinh trùng và hại khuẩn.
  • Thịt nguội: chứa rất nhiều vi khuẩn có hại cho thai nhi, làm tăng tỷ lệ sảy thai gấp nhiều lần.
  • Trứng sống, trứng lòng đào có thể gây ngộ độc, đi ngoài, mệt mỏi cho mẹ bầu.
  • Buffet: Vẫn biết ăn buffet là một trong những hình thức ăn uống được nhiều mẹ bầu yêu thích. Tuy nhiên, các món ăn trong buffet thường là đồ đông lạnh hoặc chế biến đã lâu. Khi ăn sẽ không tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

Ngoài ra, rau răm, dưa muối, khoai tây, măng tươi,… Cũng là những món ăn mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn với bánh canh. Để chắc chắn hơn, mẹ bầu có thể chủ động tìm tới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Sau sinh ăn bánh canh được không?

Lý giải cho câu hỏi này, bác sĩ Hà Thị Huệ cho biết thêm, phụ nữ sau sinh không nên kiêng khem quá nhiều, vì cơ thể sau sinh rất cần bổ sung năng lượng để sản sinh sữa mẹ và hồi phục sức khỏe.

Sau sinh, các mẹ bỉm sữa chỉ cần kiêng ăn đồ ăn có tính hàn như rau bí, khổ qua, bắp cải, dưa gang, lê đường. Đồ ăn nhiều đường như bánh kẹo, đường mạch nha, kem,… Thêm vào đó, đồ ăn cay nóng như tỏi, ớt cũng là những loại thực phẩm nên kiêng sau khi sinh. Còn đối với các nhóm thực phẩm khác, bao gồm cả bánh canh thì các mẹ vẫn ăn được bình thường.

Nói tóm lại, bánh canh chứa hàm lượng calo không quá cao, so với mức năng lượng tối thiểu cần nạp mỗi ngày là 2000 kcal/ người trưởng thành. Tuy nhiên, bánh canh chứa tương đối nhiều chất tinh bột, chất béo, protein,… Do đó, các bạn nên cân nhắc và kiểm soát lượng bánh canh sẽ nạp vào cơ thể trong khi ăn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết, bánh canh bao nhiêu calo và ăn bánh canh có mập không? Đã giúp bạn giải đáp phần nào những thắc mắc bấy lâu và có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân và những người xung quanh.

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết bổ ích tiếp theo!

Rate this post

Viết một bình luận