Lamisil với thành phần là terbinafin, một chất chống nấm thế hệ mới cho hiệu quả điều trị nấm cao mà tỷ lệ tái phát thấp hơn so với các thuốc thuộc thế hệ cũ. Vậy thuốc Lamisil có tác dụng như thế nào, cách dùng và liều lượng ra sao? Tác dụng phụ và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc là gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thành phần hoạt chất: terbinafin
Thuốc chứa thành phần tương tự: Terbinafin stada, Terbinafin USL
Thuốc Lamisil là thuốc gì?
Thuốc Lamisil là loại thuốc thuộc nhóm thuốc diệt nấm & ký sinh trùng dùng tại chỗ. Thuốc Lamisil có hoạt chất là terbinafin – một hoạt chất thuộc nhóm allylamin, có đặc tính chống nấm trong các trường hợp nhiễm trùng da gây ra bởi nấm.
Công dụng của thuốc Lamisil là gì?
Thuốc được dùng trong trường hợp:
- Nấm da ở những vùng da hay bị ướt như vùng da bàn chân, kẽ tay kẽ chân…
- Lang ben.
- Một số tác dụng khác có thể được bác sĩ chỉ định.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân quá mẫn cảm với terbinafin hoặc bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.
- Đối với phụ nữ có thai: không nên sử dụng Lamisil cho phụ nữ có thai trừ khi thật cần thiết.
- Phụ nữ cho con bú: terbinafin được bài tiết vào sữa mẹ. Lưu ý không sử dụng Lamisil cho phụ nữ cho con bú.
- Không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Giá thuốc Lamisil bao nhiêu tiền?
Thuốc lamisil cream 5g có giá 50.000 vnđ/ Tuýp
Liều dùng thuốc Lamisil
Thuốc bôi lamisil dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Tùy theo từng bệnh mà có chỉ định số lần bôi phù hợp. Bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Liều dùng tham khảo:
- Đối với bệnh nấm da chân: sử dụng 1 lần/ngày liên tục trong vòng 1 tuần.
- Nấm da bàn chân: sử dụng 2 lần/ngày liên tục trong 2 tuần.
- Nấm ở những vùng da khác hoặc bệnh nấm gây tổn thương màng tròn: 1 lần/ngày trong vòng 1 – 2 tuần.
- Lang ben: 1 – lần/ngày, liên tục trong 2 tuần.
- Đối với người cao tuổi sử dụng thuốc như bình thường mà không cần hiệu chỉnh liều.
Cách dùng thuốc Lamisil
- Rửa sạch vùng da bị nhiễm nấm sau đó lau khô. Dùng tay thoa nhẹ nhàng thuốc Lamisil lên vùng da nhiễm nấm và vùng da xung quanh. Sau đó rửa sạch tay để tránh lây nhiễm nấm sang vùng da khác trên cơ thể hoặc lây cho người khác.
- Đối với trường hợp nấm kẽ tay, kẽ chân, bẹn… có thể bao phủ vùng da bôi thuốc bằng một miếng gạc, đặc biệt là ban đêm.
- Lưu ý sử dụng đúng liệu trình trị bệnh, tránh sử dụng không thường xuyên hoặc tự ý ngừng điều trị sớm hơn dẫn đến nguy cơ tái phát bệnh.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Lamisil
- Trong quá trình sử dụng nếu thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng tuýp thuốc đó nữa.
- Chỉ dùng ngoài da. Nếu sơ ý để thuốc dính vào mắt, cần rửa sạch mắt với nước.
- Trường hợp quá liều. Lamisil dạng bôi tại chỗ khó có khả năng gây ra tác dụng phụ toàn thân. Tuy nhiên nếu lỡ nuốt nhầm Lamisil có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt
Tác dụng phụ của thuốc Lamisil
Các triệu chứng tại chỗ thường gặp:
- Ngứa da
- Đau tại chỗ bôi
- Cảm giác nóng ở da, ban đỏ, vảy da…
Các triệu chứng này khá giống với phản ứng quá mẫn cảm với thuốc nên rất khó để phân biệt. Khi gặp các triệu chứng lạ trong quá trình dùng thuốc cần báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra, xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Hiện chưa có bất cứ tương tác nào với Lamisil dùng tại chỗ. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc, bạn cần kê khai rõ cho bác sĩ về các sản phẩm thuốc hoặc thảo dược bạn đang sử dụng để có tư vấn chính xác từ bác sĩ.
Nên làm gì trong trường hợp dùng quên liều?
Nếu lỡ như bạn quên liều, cần bỏ qua liều đã quên, tránh sử dụng liều gấp đôi để bù cho lần đã quên. Lưu ý không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc.
Cách bảo quản
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
- Không nên bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngắn đá tủ lạnh
- Tránh xa tầm tay trẻ em
- Khi không còn hạn sử dụng hoặc không sử dụng được nữa bạn cần vứt thuốc đúng cách theo quy định.
Lamisil là một thuốc trị nấm hiệu quả, sử dụng dễ dàng, ít tác dụng phụ cũng như tương tác với các thuốc khác. Trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ đảm bảo đúng quy trình trị liệu để tránh tái phát hoặc lây nhiễm sang vùng khác hoặc cho những người xung quanh. Khi nghi ngờ bị nấm da, bạn cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và đưa ra liệu trình trị liệu thích hợp.
Bài viết liên quan:
>>>Nấm lưỡi: Nguyên nhân, nhận biết và điều trị
>>>Nấm móng: nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán