17 loại cây xanh trong nhà giúp thanh lọc không khí | Quang Cảnh Xanh

Nhiều nước phương Tây như Mỹ, Anh và Đức mới phát đi “cảnh báo đỏ” về tình hình ô nhiễm không khí “nguy hiểm” ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP HCM. Bụi mịn được sinh ra từ khói các phương tiện giao thông, công trình xây dựng, nhà máy điện, công trình công nghiệp, đốt rác thải,… chúng ta không thể ngồi chờ nhà nước đưa ra các chính sách bảo vệ môi trường, giảm tình trạng ô nhiễm do bụi mịn mà chính chúng ta phải có trách nhiệm với cuộc sống của bản thân và những người xung quanh. Tuy chúng ta không thể thay đổi tất cả, không làm được những việc to lớn nhưng Quang Cảnh Xanh sẽ gợi ý cho bạn một hành động đơn giản, giúp bạn cải thiện bầu không khí nơi bạn đang sống và làm việc đó chính là tìm mua một số loại cây xanh trong nhà giúp thanh lọc không khí, tạo không gian xanh để thư giản.

Một số chất nguy hiểm nhất trong không khí bao gồm carbon monoxide, khí radon, formaldehyde, benzen, amoniac và trichloroethylene… có thể gây ra ho, tức ngực, đau đầu thường xuyên, đau họng, các bệnh về mắt và da, thở dốc và các cơn hen vì vậy việc trồng cây xanh trong nhà giúp thanh lọc không khí, giảm nồng độ những chất độc hại trong không khí là thật sự cần thiết.

1. Cây trầu bà có sức sống mạnh mẽ

cây trầu bà có thể hấp thu benzene, fomandehit, tricloetylen, toluene và xylen.

Cây Trầu Bà có nhiều loại làm cảnh quen thuộc như Trầu Bà Vàng, Trầu Bà Xanh, Trầu Bà Leo Cột, … Giống cây này được coi là cây cảnh lọc không khí tốt nhất, bởi theo nghiên cứu của NASA, cây có thể hấp thu benzene, fomandehit, tricloetylen, toluene và xylen. Đặc biệt, trầu bà là cây dây leo, sức sống mạnh mẽ, trồng trong đất hay trong nước cũng đều sinh trưởng tốt, trong chậu treo hay chậu để bàn đều được. Cây dễ sống, không khó chăm sóc nên rất thích hợp để trồng trong nhà hoặc môi trường văn phòng, công sở.

2. Cây lưỡi hổ hấp thụ CO2 và giải phóng oxy

cây lưỡi hổ hấp thụ CO2 và giải phóng oxy

Loại cây này phát triển mạnh trong ánh sáng thấp. Vào ban đêm, nó hấp thụ CO2 và giải phóng oxy (một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp oxy của hầu hết các cây). Hãy đặt một chậu gồm 2 cây trong phòng ngủ của bạn để tăng lượng oxi trong khi bạn ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy tính, cây lưỡi hổ có thể hấp thụ formaldehyde, benzene trong không khí.

3. Cây dây nhện làm sạch đến 85% lượng chất Formaldehyde trong phòng chỉ trong 24h

Cây dây nhện làm sạch đến 85% lượng chất Formaldehyde trong phòng chỉ trong 24h

Cũng theo công bố của NASA, cây dây nhện hay còn được gọi cỏ lan chi là “máy lọc không khí” số một hiện nay. Bởi cây có thể hút lấy cacbonic và các chất độc hại trong không khí như fomandehit, benzene. Dây nhện cũng khá phù hợp nếu bạn muốn trồng trong phòng tắm để lọc bớt amoniac, vi khuẩn, nấm mốc gây hại.

4. Cây tuyết tùng giảm bớt triệu chứng đau đầu

Cây tuyết tùng giảm bớt triệu chứng đau đầu

Cây tuyết tùng giúp không khí trong nhà tươi mát, cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn. Thậm chí, chúng còn giúp bạn giảm bớt triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu. Tuyết tùng đòi hỏi trồng ở nơi có bóng mát và được tưới nước thường xuyên.

5. Cây ngũ gia bì cung cấp hàm lượng oxy cao gấp 3 lần các cây khác

Cây ngũ gia bì cung cấp hàm lượng oxy cao gấp 3 lần các cây khác

Ngũ Gia Bì được biết đến như là cây thuốc nam chữa nhiều bệnh, giúp an thần, ngủ ngon giấc hay đuổi được muỗi. Một số khác cũng cho rằng cây Ngũ Gia Bì là cây cảnh phong thủy mang lại cuộc sống yên ấm, hòa thuận, bình an cho người trồng. Ngoài những tác dụng trên, ngũ gia bì còn là một loại cây trồng trong nhà giúp lọc không khí tuyệt vời, hàm lượng oxy mà cây cung cấp khi quang hợp cao gấp 3 lần các loại cây thông thường. Cây lọc các tạp khí như benzen, formaldehyde, toluene rất tốt. Đặc biệt khi ta dùng dao khứa nhẹ vào thân cây ngũ gia bì để chảy ra một lớp nhựa sẽ có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng quanh bạn.

6. Cây cau tiểu trâm lá dễ héo để thay lá mới nên cần cắt tỉa thường xuyên

Cây cau tiểu trâm lá dễ héo để thay lá mới nên cần cắt tỉa thường xuyên

NASA cho biết cau tiểu trâm là một trong những cây cảnh có khả năng lọc bỏ benzene và tricloetylen có trong không khí khá hiệu quả. Cây nhỏ nhắn xinh xắn, sống được trong bóng râm nên thích hợp trồng trang trí trong nhà. Lưu ý khi trồng cây này là lá cây dễ héo để thay lá mới nên cần cắt tỉa thường xuyên.

7. Cây nha đam nổi đốm nâu trên thân cây khi moi trường ô nhiễm

Cây nha đam nổi đốm nâu trên thân cây khi moi trường ô nhiễm

Nha đam nổi tiếng là một loại “thần dược” làm đẹp, một loại thuốc chữa bệnh rất tốt, nhưng bạn đâu có biết cây nha đam còn là một loại cây giúp làm sạch không khí cực kỳ tốt, với những nơi ô nhiễm khi trồng cây nha đam bạn sẽ thấy nó rõ nhất công dụng này. Đặc biệt nó còn có khả năng hiển thị lượng ô nhiễm trong không khí vượt quá mức cho phép qua những đốm nâu trên thân cây.

8. Cây thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde

Cây thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde

Cũng là cây cảnh dây leo như cây trầu bà nhưng thường xuân có tốc độ sinh trưởng nhanh mạnh hơn rất nhiều. Loại cây dây leo này phát triển mạnh trong không gian nhỏ, nó cũng phát triển tốt ở trong phòng có cửa sổ hay nắng nhạt.

Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư.

9. Cây phú quý sản xuất lượng lớn khí oxy

Cây phú quý sản xuất lượng lớn khí oxy

Cây phú quý (tên khoa học là Aglaonema modestum), là giống cây lai có nguồn gốc từ Indonesia. Loại cây này có nhiều tác dụng: sản xuất lượng lớn khí oxy, làm sạch không khí trong nhà bằng cách loại bỏ các hoá chất như fomandehit, benzene hoặc các chất độc khác. Lưu ý, nhựa và quả cây này có độc tố.

10. Cây cọ cảnh “cực phẩm” giúp thanh lọc bầu không khí

Cây cọ cảnh “cực phẩm” giúp thanh lọc bầu không khí

Đây cũng là loại cây được xếp vào hàng “cực phẩm” giúp thanh lọc bầu không khí, cây được xem là máy lọc không khí hút các chất như tẩy rửa, dệt, nhuộm … một cách hiệu quả nhất, đặc biệt cây cọ cảnh còn có khả năng sống cao, dễ thích nghi với điều kiện môi trường không cần chăm sóc quá nhiều cây vẫn cho dáng đẹp, phát triển tốt. Ngoài ra thì cây cảnh này còn mang đến cho không gian nhà bạn một vẻ đẹp tươi mới.

11. Cây dương xỉ có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen

Cây dương xỉ có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen

Loại cây này phù hợp với giỏ treo trong nhà. Nó được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả nhất, nhưng nhu cầu về độ ẩm khá cao. Cây hoạt động đặc biệt tốt trong việc loại bỏ formaldehyde. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen.

12. Cây đa búp đỏ có thể sinh trưởng ở nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng

Cây đa búp đỏ có thể sinh trưởng ở nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng

Đa búp đỏ cũng là loại cây có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Cây cực kỳ dễ trồng, có thể dễ dàng sinh sôi trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng. Trồng đa búp đỏ, bạn có thể giúp môi trường sống của mình trở nên trong lành hơn nhiều mà không cần quá tốn công chăm sóc cho cây.

13. Cây dừa cảnh giúp loại trừ bụi bẩn bay trong không khí

Cây dừa cảnh giúp loại trừ bụi bẩn bay trong không khí

Cây dừa cảnh là “bộ máy” lọc bụi và chất độc, thích hợp cho phòng khách hay văn phòng giúp loại trừ bụi bẩn bay trong không khí. Loại cây này giúp chuyển đổi khí CO2 thành O2. Trung bình, trong phòng cần 2 cây dừa cảnh cao ngang vai là đủ lượng không khí sạch cho hô hấp. Để chăm sóc cây, cần làm sạch bề mặt lá mỗi ngày nếu ở trong môi trường nhiều bụi bẩn. Mang cây ra ngoài trời khoảng 3-4 tháng một lần.

14. Cây vạn niên thanh nên tránh nếu trong nhà có trẻ nhỏ và thú cưng

Cây vạn niên thanh nên tránh nếu trong nhà có trẻ nhỏ và thú cưng

Có thể nói, Vạn Niên Thanh và các giống cây cùng loài với nó như Huy Hoàng, Ngân Hậu, Bạch Mã Hoàng Tử, Ngọc Ngân, …. đều khá hữu ích để trồng làm cây lọc không khí. Các khí độc như fomandehit, benzene hoặc các chất độc khác đều có thể được lọc qua “bộ máy” lá cây này. Tuy nhiên, lá và thân cây chứa độc tố khá mạnh nên cần lưu ý khi trồng nếu trong nhà có trẻ nhỏ và thú cưng.

15. Cây thiết mộc lan nên trồng gần cơ sở sản xuất sơn, nhựa, hóa chất

Cây thiết mộc lan nên trồng gần cơ sở sản xuất sơn, nhựa, hóa chất

Thiết mộc lan có tên khoa học là Draceaena fragrans “Massangeana”, có thể hấp thu aceton với lượng lớn nên rất hợp để trồng ở nhà mặt đường, không gian gần cơ sở sản xuất sơn, nhựa, hóa chất…

16. Cây trúc mây lọc tốt amoniac, thành phần chính trong chất tẩy rửa

Cây trúc mây lọc tốt amoniac, thành phần chính trong chất tẩy rửa

Cây dễ trồng, đẹp mắt. Cao 1-2 m, cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, thích hợp làm cây trồng nội thất, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Nhu cầu nước trung bình. Cây lọc tốt amoniac, một chất rất hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may, và thuốc nhuộm.

17. Cây huyết giác kị đất ẩm ước, rể cây sẽ bị thối rữa

Cây huyết giác kị đất ẩm ước, rể cây sẽ bị thối rữa

Cây huyết giác còn được gọi là hồng phát tài, phất dũ trúc, phù hợp trồng ở nơi có ánh sáng mặt trời vừa phải, thích hợp với căn phòng có trần nhà cao. Cây có thể lọc chất xylen, tricloetylen, fomandehit có trong không gian sống.

Với 17 loại cây lọc không khí ở trên qua quá trình hút khói bụi và khí độc hại, thường thì lá cây sẽ bám bẩn. Chúng ta sẽ dễ dàng quan sát được mức độ ô nhiễm của không khí dựa vào màng bụi bám trên lá cây. Bụi màu càng sậm, càng dày đặc thì không khí càng ô nhiễm. Khi trồng cây để lọc khói bụi, cần thường xuyên lau sạch bề mặt lá bằng vải ướt để lỗ khổng của cây có chỗ “thở”, cây được sống lâu và khỏe mạnh hơn cũng như hút khói bụi tốt hơn.

 

Rate this post

Viết một bình luận