Một số loại cây trồng trong nhà đã được NASA chứng minh rằng chúng có khả năng loại bỏ chất khí gây độc hại có trong không khí như là benzen, formaldehyde trichloroethylene,… Từ đó làm cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
Nhắc tới cụm từ “ô nhiễm không khí”, thì hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay tới những ảnh khói thải từ xe cộ hoặc nhà máy, làm cho chất lượng không khí bên ngoài bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chất lượng không khí trong nhà mới thực sự là mối lo ngại. Các chỉ số đã cho thấy chất lượng không khí trong nhà thậm chí còn kém hơn từ 3 ~ 10 lần so với ngoài trời.
Tại sao lại xảy ra điều này? Trong khi chúng ta thường xuyên đóng cửa để ngăn chặn sự xâm nhập của khói bụi từ bên ngoài. Trên thực tế, nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà không đến từ bên ngoài. Hãy chú ý tới những món đồ dùng thường ngày như là nội thất, thiết bị điện tử, hóa chất gia dụng, vật nuôi…
Những vật dùng đều có khả năng là nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà, mà những gì được thải ra đều tiềm ẩn những mối nguy hại tới sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.
May thay, một loại cây lọc không khí có thể giúp bạn cải thiện chất lượng không khí trong nhà một cách hiệu quả, đơn giản và lại còn rất tiết kiệm. Đồng thời việc trồng cây xanh còn giúp cải thiện tính thẩm mỹ của không gian.
Trong bìa viết này, MOW Garden muốn giới thiệu tới các bạn các loại cây lọc không khí trong nhà, giúp loại bỏ các chất khí gây ô nhiễm một cách hiệu quả, từ đó mang lại bầu không khí trong lành.
I – Tại sao nên trồng cây lọc không khí trong nhà?
1 – Mối lo ngại từ các chất gây ô nhiễm trong nhà
Trong không khí tồn tại rất nhiều loại chất độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có thể chia thành những nhóm sau: chất ô nhiễm sinh học, các chất sinh ra từ đốt cháy, các hợp chất dễ bay hơi VOCs, thạch miên và Radon. Không dễ để xác định được mức độ gây ô nhiễm không khí trong nhà hiện đang ở mức nào.
Và các chất độc “vô hình này” vẫn âm thầm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chúng ta mỗi ngày, đặc biệt là trong các môi trường sống có quá nhiều thiết bị hiện đại.
Thay vì ngồi yên chờ đợi đến khi xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng thì việc chủ động phòng ngừa sẽ vẫn luôn tốt hơn.
Trên thực tế thì đã có khá nhiều bài viết, nghiên cứu đã cảnh báo về thì tình trạng ô nghiễm không khí trong nhà hiện nay rồi.
Điều lo ngại nhất là sự gia tăng đáng kể của một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) có trong không khí trong nhà, khi đạt tới một nồng độ nhất định thì nó sẽ gây hại tới sức của con người. Chúng có thể phát thải từ những món đồ dùng trong nhà.
Điển hình của một loại hợp chất VOCs thường xuất hiện trong nhà đó chính là chất Formaldehyde, một loại chất khí không màu, có mùi hăng, gây kích ứng tới hệ hô hấp. Nó phổ biến trong nhiều loại vật liệu xây dựng như là ván ép, keo dán, ván công nghiệp và keo dán, thậm chí là có trong cả màn treo cửa và vải vóc, còn số khác thì có trong bọt xốp cách nhiệt.
Ngoài ra, các chất VOCs cũng xuất hiện trong quá trình đốt cháy nhiên liệu chẳng hạn như khí đốt gas, củi gỗ, dầu lửa và các sản phẩm khói thuốc lá. Đôi khi, các chất VOCs có thể phát ra từ dầu thơm, keo xịt tóc, đồ dùng chùi rửa, sơn, véc-ni, và từ các loại máy photocopy.
Hầu hết mọi người không bị ảnh hưởng khi tiếp xúc ngắn hạn với các chất VOCs ở nống độ thấp. Tuy nhiên, với nồng độ cao thì chúng có thể gây tổn thương phổi, cũng như làm hại gan, thận, hoặc tới hệ thần kinh trung ương. Nếu tiếp xúc lâu dài thì cũng có thể gây tổn thương cho gan.
Một số triệu chứng khi tiếp xúc dài hạn với các chất VOCs:
- Gây dị ứng mắt, mũi và cổ
- Khiến khó thở, hụt hơi
- Gây đâu nhức đầu, căng thẳng thường xuyên
- Cảm giác mệt mỏi, buồn nôn và chóng mặt
- Và một số vấn đề về da
Thậm chí, có một số chất VOCs được tìm thấy trong nhà bị nghi ngờ là chất gây ung thư ở người, và điều này đã được chứng minh gây ung thư trên thu vật. Hiện nay, mức độ ảnh hưởng khi tiếp xúc lâu dài với các chất VOCs nống độ thấp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
Một số bằng chứng từ nghiên cứu đã cho thấy chất lượng không khí trong nhà kém có liên quan đến một loại bệnh tật như hen suyễn, viêm phổi, ung thư, và bệnh tim mạch. Do đó, tốt hơn hết là nên tìm cách phòng ngừa trước khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên.
2 – Cây xanh đã lọc không khí như thế nào?
Nhằm tìm ra một phương án làm sạch không khí trên các trạm vũ trụ ngoài không gian, NASA đã kết hợp cùng Hiệp hội nhà thầu cảnh quan Hoa Kỳ (ALCA) thực hiện một dự án nghiên cứu có tên là NASA Clean Air Study vào năm 1989. Mặc dù, dự án này đã được thực hiện từ rất lâu, nhưng tới nay nó vẫn rất đáng tin cậy.
Đầu tiên, các nhà khoa học đã lựa chọn ra một số loại cây trồng trong nhà phổ biến vào thời điểm đấy. Sau đó, họ đưa những loại cây này vào trong một buồng kín để dễ dàng theo dõi. Một số loại chất khí độc hại như là Ammonia, Formaldehyde, Trichloroethylene, Benzen, Xylene cũng được bơm vào bên trong buồng kín này.
Sau 24 giờ theo dõi, thật ngạc nhiên, kết quả là cây xanh đã loại bỏ tới 90% lượng chất khí độc hại này trong buồng kín. Cây xanh đã làm gì để cải thiện chất lượng không khí trong buồng? Không khó để giải thích cho điều này.
Trong tự nhiên, thực vật luôn tồn tại những cơ chế sinh dưỡng mà qua đó chúng giúp cho chất lượng môi trường gần đó được cải thiện. Ngày nay người ta gọi đây là phương pháp sinh học, có tên là . Trung Quốc họ trồng nhiều cây xoài ngoài trời nhằm giúp cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Như vậy, trong thí nghiệm trên của NASA, cây xanh đã “túm giữ” lấy các chất VOCs thông qua nhiều bộ phận khác nhau như là: lỗ khí khổng, biểu bì ở lá, biểu bì ở thân, và cả một phần qua hệ rễ cây. Những chất này có thể được giữ lại trong tế bào, hoặc vận chuyển xuống rễ và được phân hủy bởi hệ vi nấm có lợi trong đất.
Kết luận, khả năng lọc không khí của cây xanh sẽ phụ thuộc vào: loại cây, kích cỡ, cường độ ánh sáng, nồng độ và loại hợp chất VOCs. Những cây có kích thước lớn sẽ có hiệu suất lọc không khí nhiều hơn so với cây nhỏ. Hoặc bề mặt tiếp xúc cúa lá nhiều cũng giúp gia tăng hiệu suất lọc không khí.
Không chỉ giới hạn trong thí nghiệm này, ngoài kia còn có rất nhiều loại cây chưa được kiểm chứng, rất có thể khả năng lọc không khí của chúng còn “đáng sợ” hơn những loại cây mà NASA đã thử nghiệm. Tất nhiên, sẽ còn cần nhiều thời gian để ghi nhận kết quả và công bố, nhưng các lợi ích từ cây xanh thì không ai có thể phủ nhận.
II – Danh sách các loại cây lọc không khí hiệu quả
1 – Cây thường xuân
Cây thường xuân luôn nằm trong top các loại cây lọc không khí hiệu quả nhất của NASA. Nó có thể loại bỏ được hầu chết các chất VOCs có trong không khí.
Ngoài ra, cây thường xuân còn hoạt động hiệu quả trong việc trừ nấm mốc trong môi trường ẩm thấp. Và những chiếc lá hình ngôi sao độc đáo thì chẳng bao giờ lỗi thời để trang trí nhà cửa.
Sức sống của cây thường xuân rất tốt, tương đối dễ chăm sóc, nó cần môi trường ẩm, giàu dinh dưỡng và có nhiều ánh sáng.
2 – Cây dây nhện
Tuy chỉ có kích thước khá nhỏ nhưng cây dây nhện lại mang đến hiệu suất lọc không khí đáng nể. Bạn chỉ cần đặt vài chậu nhỏ trong nhà thôi cũng đủ giúp cho bầu không khỉ trở nên tươi mát.
Không những thế, cây dây nhện còn được cho rằng có khả năng hấp thụ các loại bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử rất tốt.
Cây dây nhện rất dễ chăm sóc, phù hợp với những người không có thời giản, chỉ cần tưới nước đầy đủ và đặt nơi có ánh sáng là đủ cho cây phát triển.
3 – Cây trầu bà
Cây trầu bà đã quá quen thuộc với nhiều người, nó được trồng rất phổ biến trong gia đình do có sức sống tốt, sinh sôi nhanh chóng và không cần nhiều anh sáng.
Có rất ít người “mặn mà” với cây trầu bà, bởi nó hầu như không có gì đặc sắc, lại dễ gặp. Tuy nhiên, cây trầu bà lại có khả năng lọc không khí rất hiệu quả.
Nó loại bỏ được hầy hết chất VOCs như là xylene, benzen, formaldehyde và cả trichloroethylene trong không khí. Một loại “máy lọc sinh học” giá rẻ nên có trong nhà.
4 – Cây lan ý
Cây lan ý loại bỏ các chất VOCs độc hại có trong không khí, và “ngại” một loại nào. Do đó, NASA luôn đặt tên của nó trong vị trí top các loại cây lọc không khí tốt nhất.
Sự có mặt của một chậu lan ý cũng đủ giúp lọc sạch khói thuốc lá, cân bằng lại không khí và tiêu diệt nấm mốc hiệu quả. Hơn nữa, nó còn giúp hấp thụ bức xạ điện tử rất tốt.
Cây lan ý rất dễ sống, hầu như không cần chăm sóc cũng có thể phát triển được, có thể trồng nơi thiếu ánh sáng, phù hợp đặt tại nhiều nơi trong nhà.
5 – Cây cau tiểu trâm
Cau tiểu trâm chỉ là cây cảnh phổ biến tại Việt Nam, mà nó còn được ưu chuộng tại nhiều nơi trên thế giới, bởi khả năng nó cực kì dễ sống, chịu được hạn, và không cần chăm sóc.
Ngoài tác dụng trang trí, cau tiểu trâm còn được NASA ưu ái cho vị trí top các loại cây lọc không khí có hiệu suất cao. Nó loại bỏ được hầu hết các chất VOCs có trong không khi, và lọc được cả chất khí Amoniac.
Trên lá của cây cau tiểu trâm có chứa chất Chlorophyl có tác dụng hấp thụ bức xạ điện tử phát ra từ máy tính, điện thoại và các thiết bị hiện đại khác rất tốt.
6 – Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ vốn chỉ là một loại cây mọc hoang dại ngoài tự nhiên, và không ai mảy may muốn đem về trồng cả. Tuy nhiên, mọi người đã dần nhận ra được những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.
Từ đó, cây lưỡi hổ trở thành loại cây cảnh trong nhà phổ biển bậc nhất. Nó được NASA xếp vào hàng top các loại cây lọc không khí, với khả năng phân giải rất tốt các chất khí độc hại như Nitrogen Oxit, Toluene, Xylene.
Vào ban đêm, cây lưỡi hổ hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2, giúp cho bầu không khí trong lành hơn. Nếu bạn đang tìm loại cây trồng trong phong ngủ thì cây lưỡi hổ là một sự lựa chọn tuyệt vời.
7 – Cây ngọc ngân
Cây ngọc ngân sở hữu những chiếc lá có màu sắc độc đáo, đó là sự kết hợp hài hõa giữa sắc trắng và xanh đầy quyến rũ. Với dáng vẻ sang trọng, thanh tao và quý phái, nó thích hợp để trồng tạo cảnh quan và trang trí nội thất.
Không chỉ đẹp, mà cây ngọc ngân còn lọc không khí rất tốt, nó được NASA xếp vào top 10 các loại cây lọc không khí có hiệu suất cao. Chỉ cần đặt một chậu ngọc ngân trong nhà là có thể giúp cải thiện chất lượng không khí.
Ngoài ra, nhờ có phiến lá rộng và xum xuê giúp gia tăng khả năng giữ lại bụi bẩn rất tốt. Nó cũng giúp loại bỏ các vi khuẩn gây dị ứng, nấm mốc có trong không khí.
8 – Cây phú quý
Trồng cây phú quý trong nhà không những giúp cho không gian thêm sinh động mà còn là giải pháp lọc không không khí khá rẻ tiền. Hơn nữa, nó còn giúp giảm bớt lượng bụi bẩn từ bên ngoài bay vào trong nhà.
Cây phú quý lọc giúp loại bỏ các chất khí độc hại có trong không khí như là Formaldehyde, Trichloroethylene và Benzen.
Là một loại cây cảnh cực kì dễ sống, không cần nhiều nắng, và kháng sâu bệnh rất tốt nên nó không tốn nhiều công chăm sóc. Nó rất phù hợp để đặt trên bàn làm việc, khi mang ý nghĩa phong thủy tốt cho người trồng.
9 – Cây dương xỉ
Dương xỉ là loài thực vật cổ đại đã tồn tại hơn 300 triệu năm, có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đưới và cận nhiệt đới. Người xưa đã biết sử dụng nó như một loại thảo dược giúp bảo vệ sức khỏe, và chống lại bệnh tật.
Các khám phá mới đây về loài dương xỉ cho thấy chúng còn có khả năng lọc nước, nhờ loại bỏ Asen độc hại. Nó cũng được chứng minh rằng có khả năng thanh lọc không khí rất hiệu quả.
Cây dương xỉ còn giúp giữ lại bụi bẩn tren lá, do đó các công ty có văn phòng trong khu đô thị rất thích trông loại cây dương xỉ này.
Các khu vực có nhiều khói bụi, hoặc nơi có người mắc bệnh hen suyễn, khó thở cũng nên trồng loại cây này.
10 – Cây thiết mộc lan
Nghiên cứu của NASA đã cho thấy loại cây thiết mộc lan có hiệu suất lọc không khí rất “đang nể”. Nó loại bỏ các chất Formaldehyde và Aceton một cách hiệu quả, do đó nên trồng loại này tại các khu vực có cơ sở sơn, nhựa và hóa chất…
Nếu như trong gia đình bạn đang sử dụng quá nhiều đồ nội thất công nghiệp, ván ép, đồ nhựa thì nên trồng loại cây này, chúng sẽ giúp bạn chế các nguy cơ dị ứng với hóa chất đấy.
Cách chăm sóc cây thiết mộc lan cũng khá đơn giản, bởi nó cực kì dễ sống, chịu được hạn và có thể trồng tại khu vực thiếu sáng. Chỉ cần đảm bảo luôn tưới nước điều độ là được.
11 – Cây hồng môn
Nếu như bạn vừa muốn trang hoàng cho ngôi nhà của mình, vừa muốn không khí trong nhà trong lành hơn thì có thể lựa chọn cây hồng môn.
Chúng sẽ giúp bạn “tiêu thụ” các loại chất khí độc hại như là xylen, toluene và amonic phát ra từ các vật dụng trong nhà. Và với sự rỡ từ những cánh hoa đỏ thắm, cây hồng môn hứu hẹn đem lại sự tưới mới cho gia đình của bạn.
Tuy nhiên, cần phải chú ý vì đây là loại thực vật toàn thân có độc. Trong lá và các bộ phận của cây có thể gây phát bạn, kích ứng trên da nên cần đặt xa thú cưng và trẻ nhỏ.
12 – Cây nha đam
Nhắc tới cây nha đam (hay lô hội) thì hẳn không ai không biết tới giống cây này. Nó được ứng dụng rất nhiều trong đười sống từ làm đẹp, chữa bệnh cho tới làm thực phẩm dinh dưỡng.
Tuy nhiên, cây nha đam còn có khả năng lọc không khí tuyệt vời, nên có thể trồng trong nhà để giúp loại bỏ các chất khí độc hại VOCs rất tốt.
Ngày nay, sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc đã đưa các giống cây lô loại tham gia vào thị trường cây cảnh.
Và tương tự lưỡi hổ, cây nha đam cũng có khả năng hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 vào ban đem. Do đó, nó thích hợp trồng trong phòng ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
13 – Cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh được trồng chủ yếu để phủ xanh không gian một cách hiệu quả, bởi nó lá to, xanh mướt, dễ sống và phát triển rất nhanh.
Trồng cây vạn niên thanh có thể giúp khử bớt các loại khí độc hại sinh ra do hiệu ứng nhà kính, hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày. Nhờ đó mang lại không gian tươi mát, trong lành giúp cải thiện năng suất làm việc.
Do đó, loại cây này rất thích hợp trồng tại các khu vực làm việc như văn phòng, đại sảnh, lối ra vào và trong phòng làm việc.
Tuy nhiên, trong nhựa cây vạn niên thanh có chất độc, có thể gây ngứa, dị ứng… khi chạm phải. Nên tránh đặt tại khu vực có trẻ em và thú cưng.
14 – Cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì được biết tới như là một loại cây thảo dược, có tác dụng làm thuốc nhiều hơn là một loại cây cảnh. Bởi trong nó có nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, cây ngũ gia bì còn có hiệu suất lọc không khí rất tốt, nó có thể giữ lại các chất VOCs độc hại có trong không khí, và giúp giữ hại bụi bẩn.
Ngũ Gia Bì được nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà bởi nó mang ý nghĩa phong thủy rất tốt, dễ chăm sóc và không cần nhiều ánh sáng vẫn có thể phát triển. Là một lựa chọn rất tuyệt để phủ xanh ngôi nhà.
15 – Cây trầu bà Nam Mỹ (Monstera)
Trầu bà Nam Mỹ (hay Monstera) là một loại cây cảnh mới được du nhập vào Việt Nam gần đây. Nó nhanh chóng nhận được nhiều sự chú ý bởi dáng vẻ độc đáo, lá to ấn tượng, giúp trang trí không gian hiệu quả.
Do có nguồn gốc từ những khu rừng rậm tại Nam Mỹ, sống dưới tầng thấp nên cây Monstera hầu như cần rất ít ánh sáng để phát triển. Không nên đặt cây dưới nắng trực tiếp nếu chưa được thuần dưỡng.
Theo như nghiên cứu từ NASA thì lá càng to thì tác dụng lọc không khí càng hiệu quả. Do đó, cây Monstera sẽ là một cái “máy lọc không khí sinh học” tuyệt vời giúp loại bỏ các chất độc từ trong hông khí.
16 – Cây bàng Singapore
Sự xuất hiện của cây Bàng Singapore trong các không gian nội thất sang trọng, hiện đại đã khiến cho nó nhận được rất nhiều sự chú ý từ mọi người, đặc biệt là trong giới trang trí nội thất.
Không chỉ giúp cho không gian thêm xanh mát và tươi tắn hơn, cây Bàng Sinapore con giúp hút các loại khí độc hại, giữ lại bụi bẩn xung quanh, khiến nơi bạn sống trong lành hơn.
Chăm cây Bàng Singapore tương đối nhàn, chủ yếu là nó cần đầy đủ ảnh sáng, phù hợp với những vị trí gần cửa sổ, giống trời, hiên nhà,… Nếu thiếu nắng có thể sẽ bị rụng lá, và chết dần. Đặt trong nhà thì nên tưới ít lại một chút.
17 – Cây Đa Búp Đỏ
Cây Đa Búp Đỏ là một loại cây cảnh “thời thượng”, nó có một bộ lá dễ gây ấn tượng, một màu xanh ngắt, bóng mượt và cứng cáp. Do đó, hãy thường xuyên lau chùi lá để luôn giữ được vẻ đẹp của nó.
Ngoài tác dụng trang hoàng cho không gian nội thất, loại cây này còn đem lại tác dụng thanh lọc không khí, giúp loại bỏ phần lớn các chất khí độc hại, đặc biệt là khói thuốc lá và bụi bẩn.
Cây Đa Búp Đỏ có sức sống đáng nể, chịu hạn cực tốt, và không cần nhiều nắng. Do đó rất thích hợp với những người “bận rộn” không muốn phải tốn công chăm sóc nhiều.
18 – Cây cọ Nhật
Cây Cọ Nhật là một loại cây cảnh to lớn, với những chiếc lá xanh mát, kích thước to xòe và xếp ly ấn tượng, thường được trồng với tác dụng trang trí nội thất, văn phòng, sảnh khách sạn,…
Nhờ có những chiếc lá to và xếp ly độc đáo, đã giúp cho loại cây này có thể gia tăng bề mặt tiếp xúc đáng kẻ, từ đó cho hiệu suất lọc không khí ấn tượng. Chỉ với một chậu cây Cọ Nhật trong nhà bạn sẽ cảm nhạn được sự khác biệt.
Cọ Nhật là một giống cây dễ sống, ít bị sâu bệnh tấn công, và không cần phải chăm sóc quá nhiều vẫn có thể phát triển tốt.
19 – Cây Kim Ngân
Cây Kim Ngân là một dòng cây phong thủy, được trồng với ý nghĩa giúp mang lại sự may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Trồng cây Kim Ngân trong nhà vừa giúp trang trí nhà cửa, vừa giúp cân bằng lại không khí, làm giảm bớt các chất khí độc hại và giúp không gian tươi mới hơn.
Dòng cây này khá dễ chịu, ai cũng có thể trồng đưuọc, nó chịu được hạn và không cần nhiều ánh sáng. Không nên đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp, có thể làm cho cây bị cháy lá.
20 – Cây kim tiền
Hiệu suất lọc hông khí của cây Kim Tiền được chứng minh là cao gấp 3 lần so với cây lưỡi hổ, nhờ có hệ thống lá phát triển nhanh và số lượng nhiều. Nó hầu như “chẳng ngán” một loại chất VOCs ngoài.
Có thể loại bỏ được hầu như các chất VOCs như là xylene, benzen, etybenzen, toluene, cacbon dioxide,… Ngoài ra, cây Kim Tiền còn giúp loại bỏ lượng Ozon gây ô nhiễm trên mặt đất. Nhờ đó mà bầu không khí trở nên trong lành hơn.
Cây Kim Tiền rất dễ sống, dễ nhân bản, chịu được hạn và khong cần nhiều nắng để phát triển. Có thể nhân giống cây kim tiền bằng rất nhiều phương pháp.
MOW Garden Team
Một số câu hỏi thường gặp
Những loại cây lọc không khí có thực sự hiệu quả?
Từ dự án nghiên cứu Clean Air Study đã cho thấy khả năng hấp thụ chất độc rất tốt của các loài thực vật, chứ không riêng gì những loại cây có trong danh sách. Ngày nay, các loài thực vật có khả năng “xử lý môi trường” được gọi là Phytoremediation. Đó là các loại thực vật được sử dụng cho công nghệ xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học, giúp loại bỏ chất độc từ trong đất, nước và không khí hiệu quả và tiết kiệm.
Cây lọc không khí có thu hút côn trùn không?
Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, đa số các loại cây lọc không khí thường có xu hướng “ít hấp dẫn” hơn trong mắt các lại sâu bọ so với các loại cây khác.
Nên đặt bao nhiêu cây trong phòng ngủ??
Ai cũng rõ thực vật cạnh tranh khí O2 với con người vào ban đêm. Tuy nhiên, mức độ này cũng không nhiều, và không có gì đáng lo ngại. Vấn đề ở đây chính là sự ẩm thấp, khả năng dọn vệ sinh và thu hút sâu bọ.