10 kỹ năng xã hội bố mẹ cần rèn luyện cho trẻ

Rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ sẽ giúp trẻ nắm bắt được nhiều cơ hội tốt trong tương lai. Cho con hình thành các kỹ năng xã hội này từ sớm quan trọng như việc bố mẹ dạy con học và sử dụng thành thạo bảng chữ cái.

Phẩm chất khi trường thành của một người phụ thuộc rất nhiều vào những kỹ năng được hình thành từ thời thơ ấu. Khi trẻ giỏi giao tiếp xã hội, trẻ sẽ tự tin hơn, dễ dàng kết bạn, tìm kiếm những sự giúp đỡ từ bên ngoài và có những mối quan hệ đối tác sau này.

Hãy cùng tìm hiểu 10 kỹ năng xã hội cần thiết sau nhé:

  1. Thể hiện bản thân

Hãy dạy trẻ rằng không phải cha mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh để bảo vệ con. Vì vậy, con phải luôn luôn tự tin và tin tưởng vào bản thân mình. Chỉ bằng cách đơn giản là lắng nghe và cho con những lời khuyên hữu ích. Xong hành với đó, hãy giúp con tự tin vào bản thân mình và dám đứng lên nói trước đám đông.

  1. Nhờ sự trợ giúp

Khi đi lạc hay gặp phải người lạ, bé cần phải biết cách xử lí để tránh hậu quả không may xảy ra. Hãy dạy bé cách kêu gọi sự trợ giúp từ những người xung quanh khi không có bố mẹ bên cạnh.

10-ky-nang-xa-hoi-bo-me-can-ren-luyen-cho-tre-01

  1. Làm theo chỉ dẫn

Hãy nghe theo hướng dẫn từ bố mẹ để hoàn thiện công việc một cách trơn tru.

  1. Tập trung vào công việc

Lịch học nghiêm túc chính là nỗi sợ hãi của nhiều trẻ khi bắt đầu bước vào lớp 1. Do đó, bố mẹ cần rèn luyện cho con kỹ năng tập trung.

 Để làm được điều này, khi ở nhà, bố mẹ có thể cùng con tham gia vào các hoạt động như: chơi xếp hình, tìm đường, kể chuyện hoặc đọc sách cho con nghe trong khoảng thời gian từ ngắn đến dài dần,… Tuy nhiên, để rèn luyện khả năng tập trung, bố mẹ nên cho con ở không không gian yên tĩnh, hạn chế những thứ gây phân tán sự tập trung.

  1. Không đồng tình một cách hợp lí

Ở một độ tuổi nhất định, bé sẽ có chứng kiến và quan điểm của riêng mình. Tuy nhiên, trẻ chỉ nên phản bác lại bố mẹ khi những quan điểm đó là hợp lí. Bố mẹ cũng nên chấp nhận những ý kiến từ bé để không khiến chúng cảm thấy bực tức vì không được lắng nghe.

  1. Chấp nhận câu trả lời “Không”

Khi bé chơi đùa quá nguy hiểm, làm đau ai đó hay nì nèo đòi mua thứ này thứ kia, bé hãy sớm nhận ra rằng bố mẹ sẽ ngăn chúng lại bất cứ lúc nào. Hãy chuẩn bị tinh thần và chấp nhận từ “không” nhé.

  1. Thể hiện sự kính trọng

Biết tôn trọng người khác sẽ giúp trẻ thành công trong cuộc sống. Nếu trẻ không tôn trọng bạn bè, mọi người hay tôn trọng chính bản thân trẻ, thì hầu như trẻ không có khả năng thành công trong cuộc sống. Trẻ biết tôn trọng người khác sẽ quan tâm đến bà con họ hàng và có tinh thần trách nhiệm, và trẻ sẽ hoà thuận với bạn bè cùng lứa.

  1. Nói lời xin lỗi

Trẻ em nên biết tất cả mọi người đều có thể mắc phải những sai lầm, nhưng lòng vị tha có thể chữa lành những hậu quả tồi tệ nhất. Không có chỗ cho sự xấu hổ khi cầu xin được tha thứ và tha thứ cho người khác. Trên thực tế, cầu xin sự tha thứ và tha thứ cho người khác là dấu hiệu của lòng can đảm. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ nuôi dưỡng lòng can đảm để có thể sẵn sàng xin tha thứ và tha thứ cho người khác.

10-ky-nang-xa-hoi-bo-me-can-ren-luyen-cho-tre-02

  1. Kiểm soát cảm xúc

Chúng ta dạy trẻ không ngỗ nghịch, không nổi nóng với người lớn khi chúng không hài lòng với thái độ không đúng của người lớn. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể dạy con cách thở sâu (hít sâu) để dằn nén cảm xúc. Trước hết, bản thân bố mẹ cũng phải làm gương trước.

  1. Gánh chịu hậu quả hay lời chỉ trích

Bạn hãy giúp trẻ nhận ra cách để chúng tự đứng trên đôi chân của mình mà không phụ thuộc vào cha mẹ. Không nên để chúng nghĩ rằng chúng luôn có cha mẹ chăm sóc và bảo vệ.

Trẻ nhỏ khi vấp ngã hay nhìn cha mẹ để xem họ có xuýt xoa vỗ về hay không, và có thể mè nheo làm nũng đôi chút. Nếu cha mẹ “tỉnh bơ” trong trường hợp này, chúng cũng sẽ coi chuyện đó chẳng có gì to tát, và sẽ tự biết đứng lên sau khi ngã.

Trên đây là 10 kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ mà Kidsonline sưu tầm được, hãy cho con thực hành những kỹ năng trên thường xuyên để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất nhé.

Rate this post

Viết một bình luận