Sự thật là dù bạn có học giỏi đến mấy nhưng không có các kỹ năng xã hội cần thiết thì kết quả vẫn không được như mơ ước. Đôi khi không phải cứ có thành tích xuất sắc đã là tốt, nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng tuyển dụng những ứng viên sở hữu nhiều kỹ năng xã hội hơn.
Nếu đã tự tin về năng lực của bản thân, bạn hãy tự trau dồi thêm những kỹ năng xã hội để gia tăng giá trị của chính mình. Kỹ năng xã hội là gì? Nó là những gì? Ngay sau đây timviec365.vn sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích để làm rõ vấn đề này nhé!
1. Kỹ năng xã hội là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản, kỹ năng xã hội chính là những năng lực mà bạn có được, chúng tạo ra sự thuận lợi cho các hoạt động giao tiếp, truyền đạt thông tin tới người khác. Đồng thời ở những nơi có quy tắc xã hội và xuất hiện nhiều mối quan hệ khác nhau thì người có kỹ năng xã hội sẽ nhanh chóng làm nổi bật lên giá trị của bản thân mình.
Kỹ năng xã hội là gì?
Ngày nay, không chỉ là trong đời sống thường ngày, trong công việc ứng viên cũng cần phải thể hiện tốt nhất những kỹ năng xã hội để mọi người xung quanh nhìn thấy, yếu tố này sẽ giúp bạn tạo nên sự thành công trong tương lai.
Trên thực tế, có rất nhiều người chưa hiểu rõ vai trò của kỹ năng xã hội là gì, mỗi khi nhắc đến là lại ấp úng như “gà mắc tóc”. Vậy hãy để timviec365.vn giúp bạn gỡ rối với những thông tin hữu ích bên dưới nhé.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng xã hội đến với đời sống con người
Dù là ở lứa tuổi nào, việc sở hữu những kỹ năng xã hội vẫn là quan trọng. Trên thực tế, có rất nhiều người không có kỹ năng xã hội đã thất bại, nhưng cũng có không ít người vì sở hữu kỹ năng xã hội mà thành công. Sự so sánh này đương nhiên là hướng về những người đang có cùng trình độ, có cùng đẳng cấp và học vấn như nhau.
Do đó, không phải cứ học giỏi là thành công, đôi khi sự thành đạt nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nếu bạn chỉ sở hữu một trong số đó thì cơ hội sẽ né tránh bạn xa hơn.
Tầm quan trọng của kỹ năng xã hội đến với đời sống con người
Rõ ràng một người sở hữu kỹ năng xã hội sẽ được mọi người yêu quý hơn, họ có mồm mép nhanh nhẹn, có hành động linh hoạt và biết cách giải quyết các tình huống khó trở nên ổn thoả,… Ngược lại những người chỉ chú tâm vào tri thức thì họ sẽ hạn chế về các mối quan hệ hơn, ít bạn bè hơn và không thể xử lý tình huống nhanh chóng.
Nói chung, kỹ năng xã hội sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều thứ, đó là tình cảm, đó là công việc và cả những mối quan hệ tốt đẹp bên ngoài xã hội. Nếu bạn chưa có nó vậy thì cần phải trau dồi ngay để hoàn thiện bản thân qua mỗi ngày nhé.
3. Điểm mặt những kỹ năng xã hội mà bạn không thể bỏ qua
Nhiều người hỏi tôi rằng kỹ năng xã hội thì bao gồm những gì? Bạn sẽ trả lời họ ra sao? Đáp án chính xác sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu nội dung bên dưới nhé.
3.1. Kỹ năng lắng nghe
Trong cuộc sống, nếu không biết lắng nghe thì chính bạn sẽ là người thiệt thòi. Đừng vội nghĩ rằng lắng nghe là phải nghe người khác, phải làm theo sự chỉ đạo của người khác nhé. Đó thực sự là một suy nghĩ sai lầm và ngu ngốc nhất.
Kỹ năng lắng nghe
Khi bạn lắng nghe, bạn vừa thể hiện được mình là một người chuyên nghiệp, bạn cho họ thấy phép lịch sự của mình để từ đó họ cũng đáp trả lại bạn cách cư xử như vậy.
Lắng nghe người khác bạn hoàn toàn không mất gì, thậm chí còn được thêm khi đối tượng mà bạn đang lắng nghe là đồng nghiệp lâu năm hoặc cấp trên của bạn. Nhiều khi họ sẽ góp ý, thậm chí đưa ra lời phàn nàn tuy nhiên tất cả đều muốn bạn tốt hơn ở lần thực hiện sau.
Một người bảo thủ, chỉ cần nhắc đến lỗi sai hay điểm yếu của mình là đã sửng cồ lên, đừng cố tỏ ra như họ để khẳng định cái tôi của mình, nó thực sự không hay chút nào.
3.2. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một phần tất yếu của cuộc sống, bạn không thể tiến đến vạch đích xa hơn nếu không có nó, cũng như bạn chẳng thể leo lên vị trí mà mình từng mơ ước nếu là một người rất kiệm lời.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bất cứ ai cũng nên có, nhất là những người đang làm việc ở môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt thì kỹ năng này càng phải được thể hiện rõ. Ít nhất bạn sẽ gỡ gạc lại khi trình độ còn non yếu.
Có kỹ năng giao tiếp bạn sẽ thường xuyên được giao nhiệm vụ làm việc trực tiếp với khách hàng, những lần gặp mặt trực tiếp này sẽ tạo tiền đề để bạn được học hỏi và nâng cao kỹ năng cần thiết, nếu làm tốt bạn sẽ trở thành một nhân viên sáng giá được công ty trọng dụng.
3.3. Kỹ năng tỏ thái độ không đồng tình lịch sự
Khi không đồng tình với ý kiến của một ai đó, bạn sẽ hành xử thế nào? Cắt ngang lời nói của họ và thay bằng lời nói của mình hay là tỏ thái độ cử chỉ rõ ràng như bĩu môi, thở dài, vò đầu, bứt tai,…?
Kỹ năng tỏ thái độ không đồng tình lịch sự
Hãy dừng lại ngay những hành động không văn minh này đi bởi vì nó có thể khiến bạn thất bại thảm hại hơn đấy. Ngay cả khi bạn không đồng tình với ý kiến của một ai đó thì cũng hãy bình tĩnh và lắng nghe họ nói hết.
Sau khi họ trình bày xong, lúc đó bạn có thể thỏa sức đưa ra ý kiến của mình, phân tích rõ ràng đúng sai, đồng thời đưa ra phương án khắc phục để chứng minh cho ý kiến của mình trở nên thuyết phục hơn.
Vậy nên dù là không đồng tình thì với tư cách là người có học thức, bạn vẫn cần tỏ ra mình là người lịch sự để đối phương thấy rõ sự chuyên nghiệp của bạn.
3.4. Kỹ năng làm việc nhóm
Khi bạn được đặt trong một môi trường tập thể thì bạn sẽ thấy mình cần đến kỹ năng phối hợp đến mức nào. Vậy nên nếu như có là người sống kín đáo, khép mình thì bạn cũng cần trau dồi ngay kỹ năng này để phục vụ cho quá trình làm việc sau này.
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng là nền tảng để bạn vươn lên vị trí lãnh đạo nếu có ý chí vươn lên.
3.5. Kỹ năng nói lời xin lỗi
Rất khó để nói lời xin lỗi khi bạn không làm điều gì sai trái bởi vậy đây không phải là kỹ năng dễ dàng.
Đôi khi trong công việc, dù bạn là người đúng hay sai nhưng kết quả không được như ý thì sếp vẫn khiển trách như bình thường. Người quản lý họ luôn mong chờ một kết quả hoàn hảo mà không phải là quá trình thực hiện. Bởi vậy nếu như có bị khiển trách thì đừng cố tỏ ra là mình đúng, càng giải thích, thanh minh thì càng khiến cho không khí trở nên căng thẳng hơn.
Kỹ năng nói lời xin lỗi
Cách tốt nhất mà bạn nên thực hiện đó là nói lời xin lỗi, đồng thời đưa ra lời xin lỗi để hoá giải cơn tức giận của sếp. Bạn có thể nói thêm rằng mình sẽ chú ý và cố gắng đạt kết quả tốt hơn vào lần sau.
Mặc dù lời xin lỗi khi nói ra là rất khó khăn thế nhưng nó lại có tác dụng tuyệt vời đối với những ai đang làm việc trong một tập thể. Bạn có thể luyện tập nó thường xuyên để sử dụng thành thạo, đôi khi lời xin lỗi đúng lúc, đúng thời điểm sẽ tạo nên điều bất ngờ đấy.
3.6. Kỹ năng thu hút sự chú ý của người khác
Trong danh sách kỹ năng xã hội có mặt của kỹ năng thu hút sự chú ý. Vậy bạn đã thực hiện kỹ năng này như thế nào? Kết quả ra sao?
Nếu mãi là thành phần mờ nhạt không có dấu ấn thì đến bao giờ bạn mới tiến đến chiếc ghế trưởng phòng mà mình mơ ước? Thậm chí khả năng xảy ra là 0%, vậy nên bằng cách nào đó, hãy thu hút mọi người tập trung về phía mình, bao gồm cả sếp.
Khi bạn đã tạo được ấn tượng tốt từ sếp, khi ấy bạn sẽ có cơ hội để thể hiện tài năng cũng như trình độ của mình để được cân nhắc lên vị trí cao hơn.
3.7. Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ
Một người thành công luôn sở hữu trong tay nhiều mối quan hệ, vậy bạn biết mình cần phải làm gì rồi chứ?
Dù là làm nghề nào, lĩnh vực nào thì bạn cũng cần phải có thật nhiều mối quan hệ.
Ví dụ:
– Nhân viên bán hàng sở hữu càng nhiều mối quan hệ càng giúp họ nâng cao khả năng chốt đơn hiệu quả
– Một chuyên viên tuyển dụng nếu quen biets rộng thì cũng nhanh chóng tuyển được ứng viên tiềm năng
– …
Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ
Vậy là kỹ năng tạo dựng mối quan hệ thường được các nhà đầu tư, kinh doanh hay những người thành công duy trì, nếu bạn muốn được giống như họ thì đừng bỏ qua kỹ năng này và hãy thực hiện nó thật tốt.
4. Có nên cho con bạn học kỹ năng xã hội từ sớm?
Như đã nói ở trên, dù là ở lứa tuổi nào thì con người cũng cần sở hữu những kỹ năng xã hội. Nó không chỉ phục vụ cuộc sống cá nhân của bạn mà còn đem lại nhiều lợi ích đến từ xã hội.
Có không ít phụ huynh phân vân về vấn đề cho nên cho con học kỹ năng xã hội từ sớm hay không? Học sớm quá liệu các bé có tiếp thu hết kiến thức hay không? Nếu bạn cũng có cùng trăn trở này thì tham khảo ngay thông tin bên dưới để hiểu rõ về nó nhé.
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trẻ em sẽ phát triển trí não tốt nhất vào giai đoạn từ 0 – 3 tuổi, sau độ tuổi này thì não bộ của trẻ dường như giống người bình thường.
Hơn nữa, ở giai đoạn càng nhỏ tuổi thì cơ chế tiếp thu của con càng tốt, bạn chỉ cần dạy bé 1, 2 lần là bé đã ghi nhớ vào đầu và tự thực hiện khi được nhắc đến. Nhất là khi ở giai đoạn này bố mẹ đang dạy con cách đi đứng, nói năng, giao tiếp và ứng xử, vậy thì kỹ năng xã hội không phải là quá xa vời đối với các bé nữa rồi.
Có nên cho con bạn học kỹ năng xã hội từ sớm?
Giúp bé hoàn thiện bản thân càng sớm bố mẹ sẽ càng nhanh có được một đứa con hoàn hảo. Vậy nên ngay từ bây giờ hãy cho con mình học kỹ năng xã hội để con được phát triển toàn diện nhất bạn nhé.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc kỹ năng xã hội là gì? Bạn có thể áp dụng để thực hiện để thành công hơn trong công việc cũng như cuộc sống của mình.
Kỹ năng là gì?
Bạn thấy đấy, khái niệm kỹ năng xã hội khá là rộng lớn nhưng so với “Kỹ năng” thì chưa thấm vào đâu. Để hiểu hơn về kỹ năng là gì thì bạn có thể theo dõi bài viết của timviec365.vn chia sẻ bên dưới.
Kỹ năng là gì?
Chia sẻ:
Từ khóa liên quan
Chuyên mục