Mẫu bản tường trình sự việc và hướng dẫn cách viết tường trình

Luật sư Trí Nam hướng dẫn cách viết bản tường trình sự việc ghi nhận tình tiết vụ việc trên thực tế chuẩn quy định hiện hành năm 2020. Nội dung bản tường trình sự việc yêu cầu phải có là gì và nội dung này được gửi đến đâu? Hãy cùng tham khảo

Quy định pháp luật về việc tường trình sự việc?

Pháp luật không quy định mẫu bản tường trình sự việc, đây là tài liệu thể hiện ý chí trình bày của một cá nhân cụ thể về sự việc có hoặc không có liên quan đến người viết tường trình. Thông thường cá nhân khi có một sự việc xảy ra (gây hậu quả xấu) khiến cho người có trách nhiệm (hoặc cấp có thẩm quyền) phải xem xét, người liên quan đến sự việc đó phải viết bản tường trình để trình bày một cách tường tận, rõ ràng sự việc diễn ra, đồng thời phải nêu rõ mức độ trách nhiệm của mình.

Vậy, văn bản tường trình là loại văn bản trình bày để người có trách nhiệm hoặc cấp có thẩm quyền hiểu đúng bản chất sự việc, mà sự việc ấy có liên quan đến người viết tường trình.

Tham khảo thêm bài viết : Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền

Nội dung cần có trong bản tường trình sự việc là gì?

Khi viết văn bản tường trình, ngoài những thể thức bắt buộc (quốc hiệu, tiêu ngữ, người tiếp nhận…) cần nêu đầy đủ những thông tin sau:

– Thông tin người viết bản tưởng trình

– Địa điểm, thời gian xảy ra sự việc.

– Những người có liên quan đến sự việc.

– Trình tự, diễn biến sự việc.

– Nguyên nhân sự việc.

– Mức độ thiệt hại (nếu có).

– Trách nhiệm của người viết trong trường hợp sự việc đó gây ra hậu quả.

Quy định pháp luật về việc tường trình sự việc ( Ảnh Minh Họa )

Mẫu bản tường trình sự việc theo quy định mới

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–***—–

Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2020

BẢN TƯỜNG TRÌNH DIỄN BIẾN SỰ VIỆC XẢY RA

Kính gửi: Thủ trưởng + Tên đơn vị cần tường trình

1. Thông tin người viết bản tường trình

2. Lý do viết bản tưởng trình

3. Nội dung sự viết cần trình bày: Trình bày rõ thứ tự, diễn biến sự việc theo mốc thời gian.

Ghi nhận rõ các sai phạm, thiệt hại có liên quan

4. Thời điểm sự việc xảy ra hoặc phát hiện sự việc để bổ trợ thêm thông tin tại mục 3

5. Nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra: Chỉ trình bày nếu người viết tường trình là người trực tiếp có hành vi vi phạm, lỗi.

6. Kết luận hoặc kiến nghị:

                                                                             Người viết tường trình

Rate this post

Viết một bình luận